Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

081224- Hàng quán vỉa hè... biết cách, không nghèo!

Nguồn: http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2008/12/818956/

Có dịp sang Paris, tôi hiểu “kinh đô ánh sáng” này có sức thu hút khách du lịch rất nhiều, một phần nhờ các quán cafe và cửa hàng ăn vỉa hè, các ban nhạc biểu diễn trên vỉa hè và cả “triển lãm tranh nghệ thuật” trên vỉa hè nữa… Và tôi nghĩ nếu tổ chức bán hàng rong thật tốt, người nghèo ở Hà Nôị làm nghề này sẽ không bị nghèo nữa.

Chuyện xa xưa…

Photobucket
Một quán cafe ở Paris. Ảnh: Tác giả cung cấp

Chuyện xảy ra đã 30 năm rồi, đó là lần đầu tiên tôi đến thành phố Budapest. Ngày đó quan hệ Đông - Tây chưa mở cửa, có một chuyến đến được Paris hoa lệ còn rất khó khăn, có tiền cũng không đi được. Nhưng đến Budapest thì dễ dàng hơn, kể cả thủ tục xin visa lẫn tiền tàu xe. Mọi người bảo Budapest là “Paris của Đông Âu”, thành phố cổ kính, đẹp và trữ tình, nên tôi quyết phải đi cho biết. Năm đó đang học ở Dresden, đến dịp tết Noel, tôi rủ một anh bạn Việt kiều Anh bay từ London sang, cùng tôi đi chơi thành phố “Paris của Đông Âu”.

Đêm Noel, mới hơn 6 giờ tối mà sân ga đã vắng vẻ, không thấy có taxi. Chúng tôi loay hoay tìm lối ra trạm xe điện thì một chiếc taxi đi tới. Mừng quá, chúng tôi vội lên xe. Người lái taxi là một anh chàng đẹp trai, khoác một bộ cánh đại lễ rất sang trọng. Anh ta cẩn thận xếp hành lý của chúng tôi lên taxi rồi nhẹ nhàng cho xe lăn bánh.

Lâu ngày mới gặp nhau, chúng tôi tíu tít nói đủ thứ chuyện. Chẳng mấy chốc, xe đã đến ký túc xá của nghiên cứu sinh. Đồng hồ trên xe báo đã đi được 9km và phải trả 12 forint (tiền Hungary lúc đó). Tôi lục ví định lấy ba tờ 5 forint để trả, nhưng bạn tôi với tư cách là chủ nhà, đã vội rút tờ 500 forint ra đưa cho lái xe. Anh ta cầm tờ 500 forint cho vào túi áo, giơ tay chào chúng tôi và nói: “Thank you”, rồi chậm rãi nổ máy, cho xe lăn bánh đi mất.

Chúng tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Vào đến ký túc xá thì mọi người mới cho hay rằng: Tục lệ ở đây vào đêm Noel, phần đông các lái xe chuyên nghiệp đều nghỉ ở nhà. Người đi lái thay thường làm nghề khác, họ đi lái taxi là để hưởng thú vui, nếu bạn đi xe mà không có tiền trả hoặc thiếu tiền, họ sẵn sàng cho bạn thiếu, như thế là họ được thay mặt Chúa ban phước lành cho một người cơ nhỡ.

Nếu bạn trả tiền thừa thì họ sẽ không bao giờ trả lại, vì “lộc” đó là Chúa ban cho. Bạn tôi đã trả đồng tiền trị giá gấp hơn 40 lần số tiền phải trả, đó là “lộc lớn” mà Đức Chúa đã xui bạn tôi ban cho anh ta, anh ta sẽ có một đêm Noel rất hạnh phúc. Chúng tôi hơi tiếc vì lương bạn tôi lúc đó chỉ có hơn 3000 forint, hơn nữa không ai lại “boa” kiểu đó, nhưng kỷ niệm “hớ” đó làm chúng tôi nhớ mãi.

Photobucket
Quán hàng vỉa hè. Ảnh: Tác giả cung cấp

Ngày hôm sau chúng tôi lại bị “hớ” lần nữa: Budapest có dòng sông Danube nổi tiếng chảy qua, bên này là thành Buda, bên kia là thành Pest, vơí những cái cầu tuyệt đẹp và có rất nhiều nơi đáng để tham quan. Chúng tôi quyết định đến thăm các viện bảo tàng và lên tượng Tự do trên đỉnh núi nhìn xuống sông Danube. Đường đi quanh co và phải leo dốc, rất mỏi chân.

Sau này hỏi ra mới biết loại ăn uống vỉa hè này khá đắt và kén khách, bởi vì người kinh doanh phải thuê những góc tường thành này với giá cao, mà phục vụ không được nhiều khách, dọn vệ sinh lại nghiêm ngặt. Chỉ có khách du lịch loại “xịn” mơí dám vào đó, khách bình thường đều ăn ở quán tự phục vụ mà thôi. Thế là chúng tôi có thêm bài học nữa về lối kinh doanh “móc túi khách du lịch” ở thành phố “Paris phiá Đông” này.

Trưa hôm đó chúng tôi dùng bữa ở một quán ăn nhỏ xíu dưới chân thành Var. Rút kinh nghiệm vụ mất 500 forint hôm trước, hôm nay chúng tôi chỉ dám ăn trưa trong một quán ăn nhỏ khiêm tốn bên hè đường mà thôi. Chúng tôi ngồi xuống những chiếc ghế đá đặt quanh một cái bàn gỗ cũ kỹ.

Người phục vụ, trong bộ đồng phục màu đen thắt chiếc nơ đỏ nơi cổ áo, mang đến cho mỗi chúng tôi một cốc vại bằng gỗ đựng bia đen và cái bánh mỳ kẹp thịt. Đi rất mệt và rất đói, tất cả đều ăn hết khẩu phần của mình. Đến lúc trả tiền, một lần nữa chúng tôi ngớ ra vì số tiền cho bữa trưa đó đắt gấp đôi một bữa tương tự ở cửa hàng ăn lớn.

Sau này hỏi ra mới biết loại ăn uống vỉa hè này khá đắt và kén khách, bởi vì người kinh doanh phải thuê những góc tường thành này với giá cao, mà phục vụ không được nhiều khách, dọn vệ sinh lại nghiêm ngặt. Chỉ có khách du lịch loại “xịn” mơí dám vào đó, khách bình thường đều ăn ở quán tự phục vụ mà thôi. Thế là chúng tôi có thêm bài học nữa về lối kinh doanh “móc túi khách du lịch” ở thành phố “Paris phía Đông” này.

Kỷ niệm đầu tiên đó khiến tôi không bao giờ quên được một thành phố không chỉ đẹp ở cái vẻ bên ngoài mà còn biết cách khai thác những nét rất riêng, khiến cho du khách dù có bị cháy túi vẫn thấy thích thú mỗi khi nhắc tới.

Về sau có dịp sang Paris, tôi hiểu “kinh đô ánh sáng” này có sức thu hút khách du lịch rất nhiều, một phần cũng nhờ các quán cafe và cửa hàng ăn ở vỉa hè, các ban nhạc biểu diễn trên vỉa hè và cả “triển lãm tranh nghệ thuật” trên vỉa hè nữa. Tôi đi dạo trên bờ sông Seine để xem họa sĩ lang thang vẽ tranh, rồi tìm mua một chiếc kem que của một ông lão ăn mặc rách rưới bán rong với giá hai euro.

Trong số tiền đó, một nửa trả cho que kem, còn nửa kia, trả cho cảm giác thích thú được ngắm ông lão "trông như ăn mày" giữa một thành phố hoa lệ. Ai đó nói với tôi, đó là một diễn viên, có thể là một chàng trai trẻ hóa trang mà thành. Tôi thích thú mút chiếc kem và nghĩ đến Hà Nội. Tôi đã có quá nhiều kỷ niệm về những quán hàng rong, những tiếng rao đêm, những bữa ăn khuya bên vỉa hè Hà Nội và tôi nghĩ, nếu tổ chức bán hàng rong thật tốt, người nghèo ở Hà Nôị làm nghề này sẽ không bị nghèo nữa.

Photobucket
Cafe vỉa hè La Terrasse du Metrople (Hà Nội). Ảnh: Tác giả cung cấp

…Và chuyện hôm nay

Hà Nội của ta cấm hàng rong trên nhiều tuyến phố đã được gần nửa năm. Chủ trương cấm hàng rong là đúng vì hàng rong thời kinh tế thị trường này dễ trở nên xô bồ, nhếch nhác và bẩn thỉu quá. Do người bán hàng rong không phải thuê chỗ ngồi, không phải đóng thuế, nên người ta tùy tiện buôn bán đủ thứ, miễn là có người mua và thu được lãi.

Có bà chỉ đeo chiếc bị cói, trong đó để khoảng năm chục chiếc bánh rán nóng, đi một vòng qua vài ba phố là hết. Mỗi ngày bà bánh rán đi vài lần như thế, cũng “tạm đủ rau dưa”.

Thế nhưng, cũng có những anh chàng hoặc những cô nàng khoẻ mạnh thồ trên xe đạp cả một cửa hàng tạp hoá: từ quần áo vải vóc, đến kim chỉ, gương lược, khăn mặt, thuốc đánh răng, xà phòng… Có người còn thồ trên xe đạp hai sọt cồng kềnh chở đầy những “chiếu Nga Sơn”, “gốm Bát Tràng”… khiến người qua kẻ lại mất hết lối đi, chẳng may họ va phải nhau làm vỡ cái bình gốm, thì cuộc cãi cọ chửi bới nhau diễn ra ồn ào trước mặt người qua kẻ lại. Thật xấu hổ!

Sáu tháng qua, hàng rong bị dẹp đi, bớt đi nhiều chuyện chướng mắt, nhưng cũng khiến nhiều tuyến phố trở nên vắng vẻ và buồn tẻ lạ lùng. Tôi nhớ năm xưa, mỗi khi trời về đêm, nhất là đêm đông, thì những ông hàng phở gánh, những bà bán bánh khúc, những ông lão mù tẩm quất… vẫn văng vẳng cất tiếng rao trong các phố.

Bọn con gái thì xúm xít quanh hàng ngô nướng hoặc mẹt bánh đa. Không những chỉ có người Hà Nội, mà “người Tây”, kể cả Tây ba lô lẫn Tây công chức, đều rất thích ăn quà kiểu hàng rong này. Tôi có anh bạn kiến trúc sư người Canada gốc Pháp, đã từng cùng vợ sống ở Hà Nội ba năm. Anh làm việc với chúng tôi, với tư cách là CTA (cố vấn trưởng kỹ thuật) của một dự án do UNDP tài trợ.

Photobucket
Hàng rong Hà Nội. Ảnh: Tác giả cung cấp

Những năm đó, tôi là thư ký dự án và được coi là “sành sỏi” các món ăn dân dã của Hà thành nên hay được cử đi tổ chức những “bữa tiệc vỉa hè”, sang thì có gà tần thuốc bắc ngõ Cấm Chỉ, nghèo thì có mẹt bún ốc đầu đường Thanh Niên với bát nước chấm đủ vị: dấm, tỏi, mắm nhĩ, lá chanh, ớt và gừng…Nhưng đặc biệt, bạn tôi rất thích khoai lang nướng.

Có lẽ thành phố chúng ta nên xem xét và tổ chức lại cho tốt hơn, sạch sẽ hơn và trật tự hơn. Thời gian qua, có nhiều ý kiến nói đến những cụm từ rất chua chát rằng: “Cấm hàng rong là đá bát cơm của người nghèo”. Cụm từ đó chỉ đúng một nửa thôi, tôi cho rằng: “Cấm hàng rong là làm mất một nét đẹp của văn hoá và làm mai một tài năng của những nghệ nhân trong làng ẩm thực Hà thành”.

Một khi đã nói đến “nét đẹp văn hoá” thì không nhất thiết là của người giầu hay người nghèo và không nhất thiết phải thật rẻ mới có người mua? Vậy nên tổ chức lại ra sao? Quy định mặt hàng nào và giờ nào hàng rong bị cấm và giờ nào thì được vào thành phố? Người bán hàng rong phải ăn mặc ra sao? Có được dùng quang gánh hay thồ xe đạp, hoặc xe đẩy không…?

Mỗi lần sang VN gặp lại chúng tôi, bạn tôi hay nhắc đến những củ khoai lang nướng “ứa đầy mật”, nóng bỏng, ngọt lịm, mà chúng tôi từng “chiêu đãi” vợ chồng anh năm xưa. Bây giờ gặp lại nhau, chúng tôi có thể mời vợ chồng anh đi nhà hàng, còn món khoai lang thì phải tự đi mua, tự nướng, rồi vùi tro, mất công lắm mà không ngon chút nào.

Vậy là Hà Nội mất đi một nét đẹp “rất Hà Nội” rồi sao?

Mùa đông đã đến, gió lạnh đã thổi về, tôi lên đê sông Hồng chọn mua hơn hai chục bắp ngô nếp, loại để nướng, loại để luộc và loại ngon nhất để nấu chè ngô bao tử. Rẻ quá, chỉ tiêu hết có 30 ngàn đồng, mà bọn trẻ nhà tôi tha hồ thể hiện trò khéo tay trong ngày Chủ nhật. Nhưng chỉ được một bữa no nê, muốn có bữa nữa thì phải chờ tuần sau.

Tôi bỗng nhớ đến bà bán chè ngô bao tử ở góc đường Trần Phú dạo trước. Một bát chè ngô thơm ngon, tinh khiết của bà chỉ bỏ vốn không đến một ngàn đồng, bà bán ba ngàn mà ai cũng khen rẻ. Chẳng thế mà bà vừa bày ra thì “Tây và ta” đều xúm lại ăn hết veo. Nếu hôm nay nồi chè của bà lại xuất hiện, tôi nghĩ, dù giá cao lên gấp mấy lần thì vẫn có nhiều người xúm vào và vẫn hết veo.

Hàng rong bán quần áo, nồi niêu, soong chảo, chăn chiếu…thì chẳng nên khôi phục chút nào. Những mặt hàng đó nhất thiết phải đưa vào chợ để người mua chọn lựa kỹ càng. Ai cũng hiểu rằng mua bán kiểu qua đường thì rẻ hơn nhưng chất lượng rất kém, vì là hàng nhái và vì đó là hàng trốn thuế.

Nhưng còn hàng ăn? Có lẽ thành phố chúng ta nên xem xét và tổ chức lại cho tốt hơn, sạch sẽ hơn và trật tự hơn. Thời gian qua, có nhiều ý kiến nói đến những cụm từ rất chua chát rằng: “Cấm hàng rong là đá bát cơm của người nghèo”. Cụm từ đó chỉ đúng một nửa thôi, tôi cho rằng: “Cấm hàng rong là làm mất một nét đẹp của văn hoá và làm mai một tài năng của những nghệ nhân trong làng ẩm thực Hà thành”.

Một khi đã nói đến “nét đẹp văn hoá” thì không nhất thiết là của người giàu hay người nghèo và không nhất thiết phải thật rẻ mới có người mua? Vậy nên tổ chức lại ra sao? Quy định mặt hàng nào và giờ nào hàng rong bị cấm và giờ nào thì được vào thành phố? Người bán hàng rong phải ăn mặc ra sao? Có được dùng quang gánh hay thồ xe đạp, hoặc xe đẩy không…?

Có rất nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra và cần các nhà quản lý Thủ đô trả lời sau khi đã nghiên cứu kỹ. Ai cũng hiểu rằng cấm cho yên chuyện thì dễ, chỉ cần mấy anh công an hay đội cờ đỏ đi “xua” là xong.

Nhưng không cấm mới là khó và việc gì khó mà làm được mới hay. Và nếu thành công, Hà Nội vẫn giữ được một nét văn hóa ẩm thực dễ thương. Ví dụ như quán cafe vỉa hè đắt nhất và sang nhất Hà Nội hôm nay là La Terrasse du Metrople ở góc đường Lê Phụng Hiểu và Ngô Quyền. Hà Nội có thể có nhiều quán như thế hoặc đẹp hơn thế. Tại sao không?

KTS. Trần Thanh Vân

Không có nhận xét nào: