Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

100601- Bộ Xây dựng cho phép xây căn hộ từ 20m2

Cho phép xây dựng thí điểm căn hộ diện tích nhỏ (20 - 45m2) với một tỷ lệ hợp lý trong nhà chung cư thương mại là ý kiến của Bộ Xây dựng trả lời về kiến nghị của Công ty TNHH địa ốc Đất Lành về việc xây dựng nhà ở thu nhập thấp.
Sẽ được xây dựng căn hộ diện tích nhỏ trong các tòa nhà chung cư
 
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời chính thức gửi UBND TPHCM về kiến nghị của Công ty TNHH địa ốc Đất Lành xin phép đầu tư xây dựng loại căn hộ có diện tích 20 - 30 m2 trong nhà chung cư thương mại để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đối tượng độc thân có thu nhập thấp.
 
Theo đó, công tác phát triển nhà trên địa bàn để phục vụ nhu cầu của nhân dân thuộc trách nhiệm của UBND TPHCM. Bộ Xây dựng đề nghị UBND TPHCM xem xét, đánh giá nhu cầu thực tế các loại căn hộ này trên địa bàn và đề xuất của Công ty TNHH địa ốc Đất Lành.
 
Nếu thấy nhu cầu này trên địa bàn có nhiều và cấp thiết, UBND TP có thể đề xuất cho phép xây dựng thí điểm loại căn hộ có diện tích nhỏ (từ 20 - 45m2) với một tỷ lệ hợp lý trong nhà chung cư thương mại.
 
Đây sẽ là cơ sở tổng kết, rút kinh nghiêm, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành cho phù hợp với thực tế.
 
Lan Hương

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

100531- Top 10 thành phố đáng sống nhất thế giới

Theo thăm dò Chất lượng Cuộc sống của Mercer 2010, Vienna vẫn giữ vị trí đầu bảng khi là thành phố có chất lượng sống tốt nhất thế giới. Zurich và Geneva tiếp tục chia nhau hai thứ hạng tiếp theo...

a
Vienna, Áo

s
Zurich, Thuỵ Sĩ

d
Geneva, Thuỵ Sĩ

d
Vancouver, Canada
d
Auckland, New Zealand

a
Dusseldorf, Đức

g
Frankfurt, Đức

a
Munich, Đức

s
Bern, Thuỵ Sĩ

 

s
Sydney, Australia

100531- Báo chí Nhật Bản viết về dự án tàu cao tốc Việt Nam

Giới truyền thông xứ sở hoa anh đào, nơi có thể là nhà thầu chính của dự án đường sắt cao tốc gần 56 tỷ USD, cho rằng Việt Nam quá tham vọng khi muốn đưa công trình sớm đi vào sử dụng.
> Nhật tiếp thị công nghệ tàu cao tốc

Bài báo đăng trên tờ Asahi hôm 26/5 cho biết kế hoạch xuất khẩu hệ thống tàu tốc hành Shinkansen của Nhật Bản sang Việt Nam gần như đã hoàn tất, song trở ngại đang gia tăng bởi trong Quốc hội Việt Nam có nhiều ý kiến phản đối và đặt câu hỏi: Liệu đã cần đường sắt cao tốc ngay lúc này?

Chính phủ Việt Nam đã trình dự án ra kỳ họp Quốc hội khai mạc hôm 20/5 và theo kế hoạch việc biểu quyết thông qua sẽ được tiến hành cuối tháng 6. Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, với biểu tượng là hệ thống đường sắt cao tốc nhanh và hiện đại nhất nhì thế giới, luôn là hình mẫu mà Hà Nội muốn theo đuổi. Vì thế, Shinkansen thực sự là mối quan tâm lớn của đất nước này.

Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Seiji Maehara đi thử tàu hỏa tại ga Hà Nội đầu tháng 5. Ảnh: Kyodo

Trong chuyến thăm Tokyo tháng tư vừa qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nói với các quan chức Nhật Bản rằng Việt Nam sẽ thông qua chủ trương xây dựng hệ thống Shinkansen 1.500 km nối thủ đô với thành phố lớn nhất nước - TP HCM.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn tất vào năm 2035, giúp rút ngắn hành trình nối hai thành phố từ 29 tiếng hiện nay xuống còn 6 tiếng. Đến 2020, Chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ hoàn thành đoạn nối Hà Nội với Vinh - thành phố cách thủ đô 300 km về phía Nam, và đoạn TP HCM - Nha Trang (dài 360 km).

Trong khi phần lớn các ý kiến trong Quốc hội ủng hộ dự án Shinkansen, một số người cho rằng cần ưu tiên đầu tư cho những dự án hạ tầng cấp thiết hơn, chẳng hạn hệ thống giao thông nội đô. Cũng có những người hoài nghi về hiệu quả sử dụng tàu tốc hành khi mà dịch vụ hàng không đang đáp ứng rất tốt nhu cầu đi lại giữa Hà Nội và TP HCM.

Một đại biểu có tầm ảnh hưởng trong Quốc hội Việt Nam cho biết có thể phải chờ tới kỳ họp sau, dự án mới được thông qua, sau khi đã lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Chi phí xây dựng đường sắt cao tốc cũng là vấn đề gây tranh cãi. Nếu dự án được thông qua, Hà Nội dự kiến tự trang trải 70% trong tổng mức đầu tư 55,8 tỷ USD. Phần còn lại sẽ trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản và vay mượn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng một số tổ chức khác. Nhưng hiện chưa rõ phía Nhật sẽ tài trợ bao nhiêu.

Hệ thống đường sắt hiện nay của Việt Nam chỉ có một làn và chưa được hiện đại hóa. Song nhiều quan chức Nhật Bản không mấy tin tưởng rằng công nghệ tàu tốc hành sẽ được triển khai tại Việt Nam một cách nhanh chóng như kỳ vọng.

Các quan chức Việt Nam muốn bắt đầu khai thác dịch vụ trong vòng 10 năm kể từ khi khởi công xây dựng. Tuy nhiên, trong chuyến thăm Hà Nội đầu tháng 5, Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Seiji Maehara khuyến cáo kế hoạch này quá tham vọng.

Nếu được Quốc hội thông qua, dự án sẽ còn trải qua giai đoạn trưng cầu ý kiến và gọi thầu trước khi chính thức triển khai vào năm 2012.

Hãng tin Kyodo cho biết, Bộ trưởng Seiji Maehara đề xuất phía Nhật có thể xem xét điều chỉnh tổng mức tài trợ cho dự án nếu phía Việt Nam linh hoạt hơn. Trao đổi với Bộ trưởng Giao thông Hồ Nghĩa Dũng, ông Maehara đề nghị rút ngắn chiều dài của đường sắt cao tốc và lùi thời gian bắt đầu khai thác dịch vụ, bởi theo ông Việt Nam khó có thể khánh thành một phần công trình vào năm 2020 như kế hoạch.

Theo tờ Daily Yomiuri, ngoài dự án ở Việt Nam, Nhật Bản đang có tham vọng giành hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc của Mỹ với tổng chiều dài 13.700 km và tổng mức đầu tư 13 tỷ USD. Quan chức Nhật Bản đang nỗ lực viếng thăm các nước và mang theo đội ngũ doanh nghiệp hùng hậu nhằm tiếp thị cho các sản phẩm và công nghệ chủ lực của mình như điện hạt nhân hay tàu tốc hành Shinkansen, trước áp lực cạnh tranh của các đối thủ Pháp và Hàn Quốc.

Song Linh tổng hợp

nguồn: http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/05/3BA1C5F8/

100531- Úi trời ơi...kinh http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/Giai-tri/2010/05/3BA1C5F1/page_3.asp

10031- TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ: Tốn tiền tỉ, khách vắng hoe

Dù thí điểm không thành công nhưng Tổng cục Đường bộ vẫn quyết định mở rộng mô hình trên cả nước

Ba trạm dừng nghỉ Song Khê (tỉnh Bắc Giang), Mường Khiến (Hòa Bình) và Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) nằm trong khuôn khổ của nghiên cứu quy hoạch tổng thể trạm dừng nghỉ đường bộ tại VN do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục Đường bộ VN (nay là Tổng cục Đường bộ VN - Bộ GTVT) thực hiện. Tổng vốn đầu tư hơn 43 tỉ đồng nhưng sau hơn một năm hoạt động, ba trạm dừng nghỉ đường bộ vẫn trong cảnh... đìu hiu, vắng khách.

Trạm dừng nghỉ đường bộ Ninh Bình vắng hoe khách. Ảnh: THẾ KHA

 
 
Bù lỗ 40 triệu đồng/tháng
 
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ VN, trạm dừng nghỉ đường bộ Song Khê (xã Song Khê, huyện Yên Dũng, Bắc Giang) sau một năm hoạt động, để tránh bị lỗ, nơi đây phải cho thuê làm nơi hội họp, mít tinh, giao lưu văn nghệ của địa phương. Trạm dừng nghỉ Mường Khiến (thị trấn Mường Khiến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), có dịch vụ, tiện ích khá đơn giản, hàng hóa, sản phẩm địa phương còn nghèo nàn và vẫn chưa có các dịch vụ phụ trợ khác như ăn uống, giải trí...  Trong khi đó, trạm dừng nghỉ Ninh Bình (phường Nam Thành, TP Ninh Bình), phải bù lỗ khoảng 40 triệu đồng/tháng để duy trì hoạt động của trạm.
 
Tổng cục Đường bộ VN cho rằng quy mô của 3 trạm thí điểm kể trên còn nhỏ hẹp, thiếu nhiều hạng mục phụ trợ. Thiết kế và xây dựng các hạng mục công trình còn chưa phù hợp với điều kiện và thói quen sinh hoạt của người VN; các phòng chức năng còn chưa thuận tiện, thái độ phục vụ chưa tốt... Quan trọng hơn, các trạm dừng  không xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh vận tải nên lưu lượng xe và khách vào trạm còn thấp, hiệu quả kinh doanh không cao.
 
Bài toán lãng phí
 
Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên phó cục trưởng Cục Đường bộ VN, cho biết việc phát triển hệ thống trạm nghỉ nhằm hướng tới tương lai chứ không thể tính toán lỗ-lãi trong ngày một ngày hai được. Ông Thanh cho biết mục tiêu là mỗi tỉnh sẽ có một trạm dừng nghỉ đạt tiêu chuẩn; sau khi quy hoạch tổng thể các trạm dừng nghỉ, Nhà nước sẽ kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện. Ngay từ khi thực hiện xây dựng 3 trạm dừng nghỉ thí điểm kể trên, cũng có nhiều ý kiến phản đối, bức xúc, nhiều nhà đầu tư cũng tỏ ra ngao ngán. Tuy nhiên, về lâu dài hiệu quả an sinh xã hội của các trạm dừng nghỉ sẽ rất lớn nên cần phải khuyến khích đầu tư, xây dựng.
 
Lý giải về sự đìu hiu của 3 trạm dừng nghỉ đường bộ trên, nhiều chuyên gia ngành giao thông cho rằng nguyên nhân chính là vị trí xây dựng các trạm chưa thực sự hợp lý. Từ Hà Nội tới 3 trạm dừng nghỉ trên chưa tới 100 km nên nhiều hành khách vẫn chưa có nhu cầu nghỉ ngơi sau chặng đường ngắn. Ông Nguyễn Khánh Toàn, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải ô tô VN, cho rằng cần phải xem lại cách làm, đầu tư tại các trạm dừng nghỉ để tránh nlãng phí.
 

Mở rộng mô hình trạm dừng nghỉ trên cả nước

 
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ VN đã chỉ đạo các đơn vị đang quản lý 3 trạm thí điểm, phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, bổ sung các dịch vụ và tăng cường công tác tuyên truyền để thu hút hành khách. Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ VN cho biết sẽ tiếp tục mở rộng mô hình trạm dừng nghỉ trên phạm vi cả nước và kết nối các trạm dừng nghỉ với công tác vận tải. Đặc biệt là các tuyến trên 1.000 km có thể sẽ bắt buộc lái xe phải vào dừng nghỉ tại các trạm do Nhà nước công bố.
 
 
Phùng Kha

100531- Quy hoạch thủ đô: Thiếu tầm nhìn

Theo đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc, thủ đô Hà Nội từ năm 1954 tới nay đã có 6 lần quy hoạch nhưng tính khả thi đều rất thấp

* Phóng  viên: Quốc hội (QH) tuần này sẽ xem xét quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Nếu bỏ phiếu thì ông bỏ phiếu thế nào?

 
- Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi sẽ bỏ phiếu trắng như đã bỏ phiếu với nghị quyết của QH về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội tại kỳ họp thứ 3 (QH khóa XII, tháng 5-2008). Chính phủ chuẩn bị bên trong thế nào tôi chưa được biết song rõ ràng những điều mà người dân và đại biểu QH như tôi biết đều quá ít. Tôi thấy chưa đủ an tâm, chưa đủ dữ liệu.
 
Chưa có tri thức đô thị hiện đại
 
* Những điều gì còn khiến ông băn khoăn?
 
- Chúng ta đang quy hoạch thủ đô thuộc loại lớn nhất thế giới và mong muốn làm thật hiện đại nhưng tri thức của chúng ta về một đô thị hiện đại chưa có. Khi không có văn hóa đô thị, tức là không có cái ruột bên trong thì không có cái “vỏ” nào có thể vừa được. Quy hoạch trên một địa bàn rộng lớn như thế song cái gì cũng thu hút về Hà Nội thì làm sao có thể phát triển được. Chúng ta đã biết dưới lòng Hà Nội cổ vốn là một con sông với nền đất yếu mà lại muốn có cả tàu điện ngầm, nhà cao tầng, đô thị dưới mặt đất... thì làm sao thực hiện được.
Mô hình thành phố bên bờ sông Hồng trong quy hoạch Hà Nội đang có nhiều ý kiến khác nhau
 
* Nhưng cơ quan soạn thảo lại cho biết chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đã trưng bày lấy ý kiến nhân dân?
 
- Đó chỉ là hình thức. Không có thông tin hay chưa đủ thông tin thì mỗi người có thể góp ý khác nhau. Ý kiến nhân dân rất vô cùng bởi phụ thuộc vào lợi ích, hiểu biết của mỗi người... Số đông sẽ quan trọng khi vấn đề quan trọng đã được giải quyết, tức là người có chuyên môn đã phát biểu đầy đủ ý kiến.
 
* Quy hoạch còn được liên doanh tư vấn quốc tế tư vấn?
 
- Đó là điều tốt song không thể bằng ý kiến của giới chuyên môn tại chỗ. Lực lượng này không chỉ hiểu biết về kiến thức quy hoạch chung mà biết rõ về thông thổ, địa lý, văn hóa, chiều sâu tâm thức của người VN, người sử dụng không gian thủ đô. Tôi cảm thấy chúng ta chưa lắng nghe đầy đủ các ý kiến hay có rồi mà chưa gạn lọc được hết các ý kiến giá trị.
 
Lo cho tính khả thi 
 
* Có hợp lý khi quy hoạch trung tâm hành chính sát chân núi Ba Vì nhưng hiện lại đang xây dựng trụ sở nhiều bộ ngành tại khu Mỹ Đình, cách đó vài chục km?
 
- Đó là do điều hành của chúng ta không có tầm nhìn xa. Rõ ràng nếu chính phủ nói việc mở rộng Hà Nội được chuẩn bị nhiều năm rồi thì không bao giờ có chuyện bất hợp lý như thế xảy ra.
 
* Việc đưa cơ quan đầu não hành chính lên sát chân núi Ba Vì có phải là một sự “dời đô”?
 
- Tôi không nghĩ đó là một sự dời đô vì nếu chúng ta đồng nhất hành chính với chính trị thì mới là dời đô. Nhưng đặt trung tâm hành chính ở Ba Vì có thuận lợi không thì chỉ những nhà chuyên môn mới nói được. Cái khó nhất hiện nay là nhận thức của những người thiết kế và những người sử dụng có độ chênh về chia sẻ quan điểm.
 
* Ông nghĩ sao về trục tâm linh gọi là trục Thăng Long trong quy hoạch?
 
- Trục tâm linh là có vì nó tồn tại trong tâm thức con người nhưng đừng biến nó thành con đường. Con đường hình thành là do công năng sử dụng của nó chứ đừng biến tâm linh thành con đường, nhất là xây dựng một con đường thì xây nhiều thứ hai bên con đường nữa. Đừng làm gì phá hủy môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành không gian tâm linh.
 
* Ông thấy sao về tính khả thi của quy hoạch lần này?
 
- Đây đúng là điều đáng lo nhất. Quy hoạch hạ tầng phải đi đôi với quy hoạch thượng tầng. Trong thượng tầng đó có pháp luật, giáo dục và cuối cùng là con người. Quy hoạch thì phải kèm theo những giải pháp để thực hiện quy hoạch đó, đặc biệt là giải pháp về pháp luật. Đó là còn chưa nói tới điều khó hơn giải pháp pháp luật là tập tính, tập quán và hiệu quả thi hành pháp luật của chúng ta. Từ năm 1954 đến nay đã có 6 lần quy hoạch thủ đô rồi nhưng tính khả thi đều rất thấp. 

Cần hơn 90 tỉ USD cho xây dựng

 
Dân số Hà Nội hiện nay trên 6,4 triệu người. Đến năm 2020, dự báo dân số khoảng 7,1-7,4 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa đạt 64%; đến năm 2030, khoảng 9-9,2 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%. Năm 2050, đạt ngưỡng dân số tối đa khoảng 10,8 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 80%.
 
Giai đoạn đến 2020, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tổng kinh phí 30,7 tỉ USD, đến năm 2030 tăng thêm khoảng 28,9 tỉ USD và đến năm 2050, thêm 29,9 tỉ USD. Tổng cộng cần khoảng 90,5 tỉ USD cho xây dựng thủ đô đến năm 2050.
 
Phạm Dương thực hiện

Những website được yêu thích nhất Việt Nam

http://bookmark.nhungtrangwebvietnam.com/
giao diện giúp ta tạo từng nhóm link theo loại, theo sở thích,...

TaiLieu.VN: Thư Viện chia sẻ, download, upload các loại Tài liệu, eBook, Sách, Biểu mẫu, Văn Bản, Giáo trình trực tuyến Việt Nam

http://tailieu.vn/

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

Biethet.com - Biết Hết Quanh Ta - Tin tức - Ngôi sao - Công nghệ - Làm đẹp - Phầm mềm - Giải trí

http://www.biethet.com

100528- Những chiếc váy cực kul và độc

1. Váy Kim Loại

Chiếc váy được làm từ hàng trăm những mảnh kim loại khác nhau, nhìn xem toàn thân hình cô ấy đều tỏa sáng kìa.

Nhung chiec vay cuc kul va doc
(Ảnh Tox).

 2. Váy “Bánh”

Chiếc váy được tạo ra bởi Lukka Sigurdardottir. Trông quả là bắt mắt phải không? Thế này ai cũng muốn làm cô dâu nhỉ?

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Váy "ngon" quá đi. (Ảnh Tox).

3. Váy đèn Led

Chiếc váy kết hợp với những ánh đèn led được thiết kế bởi Mary Huan. Mặc chiếc váy này bạn sẽ lấp lánh trong đêm luôn đấy!

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Cô ấy thật rực rỡ phải không. (Ảnh Tox).

4. Váy đầu lâu

Một tác phẩm cho Halloween bởi Thom Ravnholdt, đảm bảo bạn sẽ nổi bật nhất tại đêm Halloween cho mà xem.

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Cô bạn mập này trông đáng yêu quá nhỉ. (Ảnh Tox). Nhung chiec vay cuc kul va doc

5. Dress cho người thích chơi game

Lấy ý tưởng từ những chiếc má chơi trò chơi, đây quả là một tác phẩm hoàn hảo dành cho các fan của Nitendo’s Game Boy.

Nhung chiec vay cuc kul va doc
(Ảnh Tox).

6. Sponge Dress

Chiếc váy kì lạ được làm từ  những miếng bọt biển nhà bếp bởi Kate Cusack.

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Bạn thấy không, mọi thứ đều có thể trở thành cảm hứng thời trang đấy chứ. (Ảnh Tox).

7. Chiếc váy ảo giác

Chiếc váy ảo giác được tạo bởi nhà thiết kế Viktor & Rolf, chiếc váy này khiến người xem không biết chân cô người mẫu ở đâu.

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Đố bạn biết được chân cô ấy ở đâu. (Ảnh Tox). Nhung chiec vay cuc kul va doc

8. Váy bóng

Những chiếc váy này được thiết kế bởi nhà họa sĩ tài năng Daisy. Trông bắt mắt và lạ lẫm nhỉ?

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Trông họ thật rực rỡ và đáng yêu. (Ảnh Tox)

9. Garbage Bag Dress

Được làm từ những chiếc túi rác nhựa bởi Jutta Leger. Một trong những biện pháp bảo vệ môi trường đấy.

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Độc đáo ghê phải không, trông cô ấy cứ như là găng tơ vậy. (Ảnh Tox)
Cùng ngắm thêm những chiếc váy siêu độc đáo khác, bạn nghĩ sao về việc tự tạo cho mình những chiếc váy độc đáo như thế nhỉ? Nhung chiec vay cuc kul va doc

Nhung chiec vay cuc kul va doc
(Ảnh Tox).

Nhung chiec vay cuc kul va doc
(Ảnh Tox).

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Váy bánh mì, trứng ốp lếp. (Ảnh Tox).


Nhung chiec vay cuc kul va doc
Váy thiên nhiên nhé. (Ảnh Tox).

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Váy... bao cao su. (Ảnh Tox).

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Chiếc váy phát sáng. (Ảnh Tox).

Nhung chiec vay cuc kul va doc
Chiếc váy này vô cùng tiện lợi. (Ảnh Tox).


Nhung chiec vay cuc kul va doc
Váy bánh. (Ảnh Tox).

100528- Khỏa thân kết hợp với vườn thiền

Các nghệ sĩ Australia sáng tạo nên một kiểu nghệ thuật sắp đặt kỳ quái dựa theo cảm hứng vườn thiền Nhật Bản, nhưng họ thay các hòn đá bằng những bộ phận trên cơ thể khỏa thân của người mẫu.

Tác phẩm mang tên Khu vườn Klunk từng được triển lãm ở Tokyo, Nhật Bản. Tác phẩm là sự kết hợp của vườn thiền Phật Giáo Nhật Bản với những bộ phận cơ thể như đầu, lưng, tay, mông... của các người mẫu bằng xương bằng thịt đứng bên dưới "khu vườn". Những cơ thể này hiện lên trông như những hòn đá nguyên sơ đang nhô lên mặt nước tĩnh lặng.

Theo Oddity, bốn nghệ sĩ Australia sáng tạo nên khu vườn Klunk là những người gây sốc trên thế giới với nhiều ý tưởng khác lạ. Mời bạn ngắm tác phẩm độc đáo của các nghệ sĩ này. Ảnh trên The 189.

Hoài Vũ

nguồn: http://www.biethet.com/tin/khoa-than-ket-hop-voi-vuon-thien_tin339372.html

100527- Nếu tôi là người soạn thảo chiến lược giao thông...

Có bài hát nhiều người ưa thích: "Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa tôi tôi sẽ là loài hoa hưóng dương. Nếu là mây tôi sẽ là vầng mây ấm...". Với sự kính trọng tâm nguyện trong ca từ, tôi xin nối tiếp khúc vĩ thanh cho chủ đề đường sắt cao tốc hiện đang nóng bỏng: Nếu là người soạn thảo chiến lược giao thông, tôi sẽ...

Mục tiêu số 1: An toàn giao thông

Việt Nam ta là nước giàu hơn Campuchia một chút nhưng nghèo hơn Singapore rất nhiều nên trong giao thông (GT), lựa chọn ưu tiên là sẽ thu tiền phạt rất thấp khi chưa có đủ phương tiện giám sát người lạm dụng thu phạt để đảm bảo an toàn GT.

Tại Phnompenh (CPC) xe lôi do ngưòi nghèo điều khiển được quyền rẽ trái do tốc độ chậm, đứng ì tại ngã tư thì chỉ làm cản trở GT. Vựơt đèn đỏ cánh sát GT thổi còi và họ đứng lại ngay, lý do vì tiền phạt rất rẻ ( 1-2 USD), đủ để nhắc nhở mà không làm căng thẳng tâm lý người bị phạt. Lương CSGT khoảng 20-30USD (bằng nửa lương giáo viên), tiền phạt đút túi là chính. Đằng nào thì cũng thất thu, nhưng cũng chẳng đáng gì so với đầu tư phương tiện thiết bị, trả lương.

Đổi lại, CSGT đĩnh đạc đứng giữa ngã tư điều hành GT, không phải nấp, núp. Không thấy chuyện người vi phạm cuống cuồng chạy ẩu khi bị thổi còi, hoặc đối phó với CSGT bằng mọi cách.

Trong thực tế, thu tiền phạt nặng chỉ đem lại lợi ích thực sự nếu hệ thống giám sát minh bạch như ở Singapore. Các phương tiện GT đều gắn chíp điện tử, nhanh quá hay chậm quá quy định đều bị phạt, đỗ chỗ nào cũng được vì định vị vệ tinh (GPS)  hỗ trợ  kiểm soát và thu phí từ vừa phải đến mức cao nhất- nộp cả xe cũng không đủ. CSGT không cần dí "vòi ngửi" vào mồm vẫn biết lái xe đi từ quán rượu ra. Tiền phạt cứ thế trừ vào thẻ tín dụng, CSGT không giải thích nhiều lời, lái xe thắc mắc ư? Có ảnh do camera quay tự động làm bằng chứng.

Bài học từ Đức: Đường sắt chạy thẳng vào cảng container Hamburg. Một xà lan chở 20 container trên sông Rhine, vận tải thủy vừa rẻ, sạch và  tốn ít nhiên liệu

Tiền thu phí, tiền phạt vào ngân sách là khoản đáng kể, dư trả lương CSGT cao ngất và do đó, Singapore không ngừng cải tiến hệ thống giám sát điện tử ngày càng hiện đại hơn.

Trên các tuyến quốc lộ VN của chúng ta hiện nay, thay cho mỗi tỉnh vài trạm bắn tốc độ, nên lắp camera vài cây số/ trạm. Camera ghi hình tự động  theo tuyến như vậy tạo sự tự giác lái xe lên nhiều. Công khai thu phạt, phí phạt minh bạch sẽ góp phần tạo nên văn hoá GT khác hẳn.

Đường sắt đi Phnompenh (CPC) tới Sihanoukville gần 400 km hết 3-4 ngày (tốc độ <10km/giờ) lờ đờ chở xăng dầu hay hàng hoá nặng. Khách đi tầu hầu như không vé, tầu đang đi có thể "nhảy xuống đi vệ sinh", xong nhảy lên vẫn kịp.

Không biết chúng ta nên lựa chọn đường sắt thoi thóp như vậy mà an toàn  hay ác mộng tai nạn  gia tăng do tăng tốc nửa vời.

Đường sắt VN đóng vai trò huyết mạch từ đầu thế kỷ 20 đến cuối thập kỷ 80 bắt đầu nhường chỗ cho đường bộ. Nhưng chúng ta cũng như ngày càng bó tay trước vấn nạn GT. Hành lang an toàn đường sắt bị gặm nhấm, đường ngang xuất hiện mới hàng ngày, chất lượng đường ray, cầu cống xuống cấp, hệ thống thông tin tín hiệu không cải tiến, dịch vụ kho cảng, phối hợp chuyển đổi kết nối đường sắt/đường bộ/đường thuỷ/hàng không gần như bỏ lửng...

Bài học từ Hàn Quốc: Xe buýt giá rẻ phục vụ đa số người thu nhập thấp. Đường ô tô đa tầng thu phí phương tiện cá nhân cao để hỗ trợ bù lỗ GTCC.

Trước thực trạng ấy mà ngành đường sắt lại hăng hái nhập khẩu đầu tầu diesel công suất lớn, tốc độ nhanh (rất đắt tiền), nâng cấp tiện nghi nội thất toa xe và có những lộ trình tăng tốc độ chạy tầu một cách phi lý nên gia tăng tai nạn không gì là lạ.

Nếu như thực sự vấn đề an toàn GT được ưu tiên, thì có rất nhiều sáng kiến đưa ra. Nhưng đồng thời nếu nhiều biện pháp đang triển khai đi ngược lại với mục tiêu hay không đem lại tác dụng gì thì nên loại bỏ triệt để.

Bài học từ Anh: Quê hương của tàu hỏa ngày nay đã hiện đại hóa đường sắt nhất nhì thế giới, nhưng họ vẫn duy trì các tuyến đường sắt có từ thế kỷ 19 để du lịch và chuyên chở hành khách.

Mục tiêu số 2: Giao thông nằm trong tổng thể quan hệ kinh tế

Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển và đã có hơn 20 cảng nước sâu. Bản đồ hàng hải quốc tế ghi nhận duy nhất một điểm có thể kết nối cần quan tâm: Đó là Cái Mép -Thị Vải với những tiềm năng giao thông thuỷ của vùng Đông Nam Bộ.

Nếu dàn trải cảng quốc tế ra 3 miền không khả thi thì chí ít, chúng ta cũng cần tập trung nâng tầm cho cảng Hải Phòng - cửa ngõ cả vùng Bắc Bộ với những thiết bị công nghệ bốc dỡ hiện đạị.

Malaysia có 9 cảng biển hiện đại nhưng chỉ có mỗi cảng container Tanjung Pelepas tăng trưởng mạnh do các chủ tầu không muốn quá phụ thuộc vào Singapore. Bờ Tây nước Mỹ 1.900 km nhưng cũng chỉ có 3 cảng quốc tế lớn.

Quan trọng ở VN là mạng đường sắt bộ liên kết các cảng hoạt động nhịp nhàng, khai thác tối ưu công suất. VN với tiềm năng bờ biển dài và sông ngòi dầy đặc thì vận tải thuỷ rất cần chú trọng. Tuy vậy, điều đó không đồng nghĩa với việc tăng tiền cho vay ưu đãi để nâng công suất đóng vỏ tầu biển lớn, khi nền tảng sản xuất thép và phụ trợ chưa có. Các đại gia đóng tầu đang sống dở chết dở với những kế hoạch viển vông, dự án ngoài ngành và đầu tư tài chính bừa bãi.

Các hãng tàu quốc tế ghi nhận vị trí kết nối Cái Mép- Thị Vải vào mạng lưới vận tải Á-Âu. Bản đồ hơn 20 cảng nước sâu Việt Nam. Nguồn: Financial Time 12/10/2007

Trước khi ra biển lớn, GT vận tải thủy nên phát triển tầu pha sông biển vừa tận dụng tự nhiên để vừa phát huy truyền thống sông nước của  ngưòi Việt  với việc bảo vệ lãnh hải. Thực tế tư nhân đã khai thác tốt lợi thế kinh tế này mà không cần đến hỗ trợ nhà nước.

Vai trò nhà nước là lập chiến lược phát triển với sự phối hợp đa ngành: muốn sông có nước thì ngành thuỷ lợi phải có hồ đập, âu thuyền. Muốn hợp lý hoá vận chuyển thì quy hoạch công nghiệp phải thay tư duy bám đường bộ sang lấy đường thuỷ làm trọng tâm. Ngành nào cũng ảnh hưởng biến đổi khí hậu dẫn đến sông ngòi khô cạn hay nứơc biển dâng cao. Vận tải thuỷ ảnh hưởng trực tiếp nên chủ động thích ứng, biến nguy cơ thành cơ hội, vừa đảm bảo mực nước lưu thông lại lưu trữ nước sinh hoạt và sản xuất.

Đường sắt cao tốc, đường sắt thường, đường sắt 1m và 1,45 m cũng vậy, cần có lộ trình phát triển phù hợp với nền kinh tế chung. Ưu tiên tối đa phát triển phương tiện vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất và sự đi lại của số đông thu nhập thấp. Tất cả các phương triện cá nhân, phục vụ người thu nhập cao cần chuyển sang đầu tư tư nhân triệt để, thu thuế, thu phí tối đa để bù đắp cho các lợi ích công cộng và lợi ích quốc gia.

Bài học từ Pháp, công trình thủy lợi đảm bảo có nước vào mùa cạn và an toàn mùa lũ- đập trên sông Rhone, giúp giao thông thủy nội địa phát triển. Tầu trọng tải lớn trên sông Seine

Xét về thứ tự ưu tiên đầu tư thì đường thuỷ, đường sắt thường rồi mới đến đường bộ và đường sắt cao tốc. Còn hàng không, thay vì chiếm lĩnh bầu trời thì VN nên lấy dịch vụ mặt đất làm trọng tâm: Kho bãi, khu chế xuất, bưu vận nhanh, phân phối thu gom hàng hoá và đặc biệt chất lượng dịch vụ kho cảng an toàn hàng không... Đây mới là mảnh đất mầu mỡ, nơi mà các doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa sức mạnh và sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh với các DN nhà nước vốn chỉ quen với độc quyền và ưu đãi. Lợi ích lớn nhất là khách hàng tức là cả xã hội được hưởng, dân giàu thì nước mạnh.

Hà Nội có tuyến tầu điện ngầm khởi công từ 2006, gần đây lại khởi công lần nữa nhưng chưa thấy làm được mét nào. Đơn giản vì thiếu đủ thứ: Tiền đầu tư lớn (hơn 1 tỷ USD), công nghệ phức tạp từ thi công đến thiết bị, sau này là cả vận hành và duy tu. Nhân lực thiếu từ tư vấn (thuê ngoài hoàn toàn) đến xây lắp (chưa làm bao giờ) và có lẽ thiếu cả hành khách (liệu có kiếm đủ số người sẵn lòng trả mấy chục ngàn mua vé đoạn đường hơn chục cây số).

Có nhiều dự án lớn hàng chục hàng trăm lần như vậy không, hay có nên cân nhắc liệu cơm gắp mắm không? So sánh khập khiễng như vậy vì người viết bài này là người  lập dự án nghiệp dư, nhưng cũng rất sẵn lòng xử sự một cách chuyên nghiệp là xin thôi việc ngay nếu những lời bàn trên đây được ai đó chứng minh là thiếu khả thi.

*Tư liệu trên Internet Hanoidata ST&BT

Trần Huy Ánh

nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2010-05-24-neu-toi-la-nguoi-soan-thao-chien-luoc-giao-thong-

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

100527- Cắt/ghép file âm thanh với những công cụ miễn phí

Đôi khi, vì một lý do nào đó, bạn cần chia nhỏ hoặc ghép nhiều file âm thanh lại với nhau để phục vụ công việc, hay đơn giản để tạo ra một file tập hợp đầy đủ các ca khúc yêu thích. Những phần mềm miễn phí sau sẽ giúp bạn thực hiện việc này.

Các công cụ chia nhỏ file: Chia nhỏ file giúp người dùng thuận tiên trong việc chia sẻ file qua Internet. Để chia nhỏ file audio, bạn có thể nhờ đến các công cụ miễn phí dưới đây.

 

Slice: Với dung lượng chỉ 233KB, ngoài tính năng cho phép chia file audio ra làm nhiều phần khác nhau, Slice còn cung  cấp các tính năng hữu ích như Rip, ghi đĩa CD… Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, chỉ xin giới thiệu về tính năng chia file của Slice.

 

Bạn có thể download phần mềm hoàn toàn miễn phí tại đây.
 



Tại giao diện chính của chương trình, bạn kích vào nút Add File để đưa file vào danh sách cần chia nhỏ. 

 

Tại menu bên phải, sẽ cung cấp các tùy chọn để bạn chi nhỏ file. Bạn có thể chia file ra làm X phần (với X là số file do bạn chọn), hoặc lựa chọn để chia file ra làm nhiều phần bằng nhau (với thời lượng mỗi file do bạn quyết định). Đặc biệt, Slice còn có thể chia file âm thanh ra làm nhiều phần dựa vào những khoảng lặng có trong nội dung file.

 

Mục Sliced Folder để bạn chọn vị trí lưu lại các file sau khi xử lý. Cuối cùng, nhấn nút Slice để bắt đầu quá trình cắt file.

 

Lưu ý: bạn cũng có thể chọn nhiều file để xử lý đồng thời. (các file đều được chia với thuộc tính do chung bạn thiết lập).

 

Media Convert:

 

Với công cụ này, bạn vừa có thể cắt/ghép file audio và file video. Media Convert là một ứng dụng trực tuyến, do vậy bạn chỉ nên sử dụng công cụ này trong trường hợp cần xử lý file có dung lượng không quá lớn hoặc bạn có một đường truyền Internet ổn định.

 

Tính năng nổi bật nhất của Media Convert đó là hỗ trợ hầu hết các định dạng file audio và video. Ngoài tính năng cắt/ghép file, Media Convert còn cho phép người dùng chuyển đổi qua lại các định dạng giữa chúng.

 

Để sử dụng công cụ này, bạn truy cập vào website http://media-convert.com/, nhấn vào nút Browser ở đầu trang web để upload file cần xử lý. Trong trường hợp cần chuyển đổi định dạng, bạn chọn lựa định dạng đích cần chuyển đổi tại mục Output Format ở bên dưới.
 


 

Để cắt nhỏ file, bạn đánh dấu vào mục Split bên dưới, mục Split file into… KB chunks để giới hạn dung lượng file sau khi cắt nhỏ (dung lượng tính bằng KB).

 

Cuối cùng, nhấn vào nút I accept the terms, sau khi quá trình xử lý kết thúc, bạn có thể download file về máy tính của mình.

 

Media Convert còn hỗ trợ cắt nhỏ file nén định dạng ZIP hay RAR. Để ghép các file sau khi đã được cắt nhỏ bởi Media Convert, bạn có thể nhờ đến công cụ FFSJ.

 

Những công cụ ghép file audio: Ghép nhiều file nhạc yêu thích sẽ cho ra một file nhạc với đầy đủ các khúc của riêng bạn. Hoặc trong trường hợp, bạn có một số file ghi âm cuộc nói chuyện, và muốn ghép chung chúng lại với nhau để tạo thành 1 file hoàn chỉnh, hãy thử các công cụ miễn phí dưới đây.

 

Media MP3 Joiner:

 

Dung lượng chỉ 1,5MB. Bạn download hoàn toàn miễn phí tại đây.
 
Sau khi cài đặt, kích hoạt để sử dụng phần mêm. Giao diện chính của Media MP3 Joiner khá đơn giản và trực quan.
 



Đầu tiên, bạn kích vào nút Cộng trên menu của phần mềm để thêm các file vào danh sách cần ghép. Để sắp xếp thứ tự của các file sau khi đưa vào danh sách, bạn có thể  kích vào nút mũi tên lên/xuống trên menu.

 

Cuối cùng, nhấn vào nút Play (mũi tên màu xanh) để bắt đầu quá trình ghép file.

 

Merge MP3:

 

Là công cụ nhỏ gọn, nhưng hữu ích để bạn có thể ghép chung nhiều file MP3 lại với nhau. File cài đặt chỉ 719KB, download miễn phí tại đây.

 

Sau khi download, giải nén và kích hoạt file MergeMP3.exe để sử dụng ngay mà không cần cài đặt.

 



Để sử dụng phần mềm, bạn có thể kéo/thả các file cần ghép nối vào trong giao diện chính, hoặc chọnFile -> Add File từ menu của phần mềm để đưa file vào danh sách cần xử lý. Sau khi đã chọn xong các file và sắp xếp theo thứ tự mong muốn, bạn nhấn File -> Merge để chọn vị trí lưu file sau khi ghép và quá trình ghép file diễn ra. 

 

Phạm Thế Quang Huy

nguồn: http://dantri.com.vn/c119/s119-398187/catghep-file-am-thanh-voi-nhung-cong-cu-mien-phi.htm