Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
110501- Săn món 'độc' cho những ngày nghỉ
Nếu trước đây, các loài côn trùng như: rắn, rết, bò cạp, gián, kỳ
nhông, sâu dừa, giun, ve sầu... là nỗi ngại ngần của nhiều người thì hiện nay
chúng trở thành món khoái khẩu của giới sành ăn ở Sài Gòn.
Có mặt tại quán Thu Hiền (Thủ Đức), thực khách tên Tâm cho biết,
những nhà hàng có các món lạ như thế này ở Sài Gòn không nhiều nên phải chịu khó
"lùng" nếu muốn thưởng thức.
Theo khảo sát của VnExpress.net, một số địa điểm khác
cũng có bán các món này như: làng nướng Đồng Quê (đường Lê Trọng Tấn, Bình Hưng
Hòa, Bình Tân, TP HCM); quán nướng trên đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò
Vấp; một số quán ăn bình dân trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân.
1. Đuông dừa (sâu dừa):
Đuông dừa giống như sâu khoai, sống ở trong lõi cây dừa và
thường to bằng một ngón tay người. Đuông bắt đầu được ưa chuộng rộng rãi và trở
thành đặc sản ở Việt Nam từ khoảng chục năm nay. Con vật này sống trong thân cây
dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Người ta thường nướng
muối ớt và ăn sống (để con vật bơi trong chén nước mắm cho thấm rồi đưa lên
miệng ăn).
Đuông dừa nướng ăn rất bùi, béo và thơm là món đặc sản của miền Tây. Ảnh: Thi
Trân
Thịt đuông rất ngọt, thơm, dai. Giá bán khoảng 5.000 đến 10.000
đồng một con. Riêng các món nướng, chiên, hấp lá chanh, sâu xiên nướng, chiên
nước mắm với giá khoảng 150.000 đồng một kg.
2. Kỳ nhông (Giông):
Kỳ nhông phổ biến ở Bình Thuận. Thịt con vật này ăn rất thơm,
dai và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Người ta thường chế biến kỳ nhông thành các
món như gỏi kỳ nhông lá me, nướng, canh chua lá me, nướng muối hoặc hầm thuốc
bắc.
Món kỳ nhông nướng. Ảnh: bayduckynhong.blogsport.com. |
3. Bò cạp, bọ hung, bọ xít:
Thịt bò cạp giàu protein và axit amin giúp làm tăng sức đề
kháng. Người ta thường chế biến thành món nướng hoặc xông khói. Giá bán khoảng
50.000 đồng một đĩa chừng 5, 6 con. Tương tự như bọ cạp còn có các món: bọ hung
nướng, bọ xít nướng.
Một đầu bếp có kinh nghiệm cho biết, đối với các loại bọ này chỉ
cần ngâm vào nước sôi một lúc rồi hút chất hôi trong cơ thể chúng ra là sẽ rất
thơm ngon, bổ dưỡng và khi ăn sẽ thấy được sự ngọt, giòn và thơm riêng của từng
côn trùng.
Món bò cạp nướng nguyên con. Ảnh: Thi Trân. |
4. Ve sầu, cào chào, châu chấu, gián:
Ve sầu giòn, bùi và thơm thường được chế biến thành món nướng
hay chiên giòn với giá 50.000 đồng một đĩa khoảng 60 con. Bên cạnh đó, các món
châu chấu rang, cào cào rang hay đặc biệt là móm súp gián cũng được nhiều người
ưa chuộng.
Trong số các loại côn trùng này thì gián là khó ăn nhất vì có
mùi hôi khó chịu. Theo các đầu bếp ở đây cho biết, để không bị hôi thì khâu chế
biến phải làm thật kỹ. Gián được hút chất hôi ra rồi đem lên nấu với cải trắng
hoặc cải thảo, thêm chút trứng và gia vị sẽ thành món súp là "cực đỉnh".
Ve sầu, món ăn đặc sản, phổ biến nhất vào mùa hè. Ảnh: Thi Trân. |
5. Giun đất, giun biển (sá sùng):
Người ta chọn những con giun to bằng ngón tay, càng to càng tốt.
Món này thường được các đầu bếp ngâm trong nước muối rồi đưa ra cho khách ăn
sống. Khách chỉ cần đưa lên miệng, con giun sẽ tự chui vào giống như món thằn
lằn sống. Thịt giun có thể chữa bệnh được sốt rét và hiện nay cũng phổ biến ở
nhiều vùng quê, người ta bắt đem về làm sạch và nấu canh. Trong y học cổ truyền
Việt Nam, giun đất cũng được dùng để trị suy nhược cơ thể, cao huyết áp, sốt
rét, sốt nóng...
Món giun biển rất phổ biến ở Khánh Hòa chế biến thành món nướng
hoặc nấu lẩu. Cách làm thịt sá sùng rất công phu, cẩn thận, ruột phải làm thật
sạch, nếu không sẽ rất tanh. Thịt giun biển giòn, dai, ăn sần sật, có vị béo,
ngọt và thơm thường ăn kèm với xoài xanh, tỏi, sả, rau thơm, ớt. Giá món này
khoảng 65.000 đồng một dĩa.
Món giun biển nướng. Ảnh: vuontinhnhan.net. |
6. Rết:
Rết thường được chế biến làm gỏi với bắp chuối hột, đu đủ xanh,
ngó sen, bắp cải, dưa leo, cà rốt. Lúc ăn, chấm với nước mắm hòn với tỏi, ớt,
chanh. Ngoài ra còn có món rết chiên giòn hoặc nướng mọi ăn rất bùi và thơm.
Rết chiên giòn. Ảnh: Thi Trân. |
7. Chuột đồng:
Loài gặm nhấm này được nhiều người sành ăn ưa chuộng vì mùi thơm
như thịt gà nhưng mềm và dai hơn. Thịt chuột đồng được chế biến thành các món
như: nướng muối ớt, xào dưa.
Một chủ quán ở đây cho biết, các loại côn trùng, động vật ở đây
thường được lấy mối từ các tỉnh miền Tây lên, song nguồn cung đang ngày càng
khan hiếm. Đặc biệt là vào các dịp lễ lớn khách đến ăn rất đông nên nhiều người
phải gọi điện đặt hàng trước cả tuần mới có.
Chuột đồng nướng được đông đảo thực khách ưa chuộng. Ảnh: Thi Trân. |
Thi Trân
nguồn: http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/05/san-mon-doc-cho-nhung-ngay-nghi/
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
110430- Ăn vặt ở Sài Gòn, làm sao cho "đã"?
Dịp 30/4 này, với những người muốn vào Thành phố Hồ Chí Minh để nghĩ về nhữnggiờ phút chiến thắng của dân tộc thì có thể tranh thủ tận hưởng những món ngonrất “dễ thương” của đất Sài Gòn.
VietNamNet tổng hợp 7 món ăn vặt được “teen” Sài Gòn ưa thích nhất để giớithiệu:
Bột chiên
Đĩa bột chiên có màu vàng của bột chiên, màu đỏ của lòng đỏ, màu trắng của lòngtrắng trứng. Ngoài ra còn được trang trí màu đỏ của tương ớt, màu trắng hồng củađu đủ thái sợi, màu xanh của vài lá rau thơm. Món bột chiên ngon phải có độ giòncủa lớp vỏ, độ dẻo của miếng bột, hương thơm của trứng gà và độ nóng của món ăn.
Món bột chiên ngon phải có độ dòn của lớp vỏ, độ dẻo của miếng bột, hương thơm của trứng gà và độ nóng của món ăn (Ảnh: Bưu điện Việt Nam) |
Xe bột chiên ngã ba Phùng Khắc Khoan – Điện Biên Phủ, quận 1 là điểm sinh viênhọc sinh, công nhân viên chức hay ghé. Có lẽ ngoài cái món bột chiên với nướctương pha ngon, vừa miệng thì chỗ ngồi ở đây khá thoải mái để nhai, để tán gẫuvà nhìn phố phường đông vui.
Khu bột chiên Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 với năm, sáu xe theo khẩu vị người Hoa,bột chỉ hơi cứng một lớp bên ngoài, còn bên trong vẫn mềm. Khu đường Ba ThángHai, Hàn Hải Nguyên, quận 11, có trên chục xe; ngoài bột chiên, các quán ở đâykhá chú trọng đến bánh hẹ và há cảo chiên.
Đông đúc ồn ào nhất là khu bột chiên Võ Văn Tần,quận 3, cách đây vài năm khu này có gần 20 điểm bán bột chiên, nhưng hiện naychỉ còn trụ lại năm, sáu hàng. Cũng thuộc khu này, trong con hẻm 306 Nguyễn ThịMinh Khai đến Võ Văn Tần có hai cửa hàng bán bột chiên khá bề thế.
Há cảo
Có hai loại là há cảo chiên và há cảo hấp. Há cảo hấp có vỏ dai dai, chấm chútnước xì dầu có tương ớt. Há cảo chiên lại giòn tan. Nhưng thích nhất là cắn ngậprăng vào phần nhân có vị ngọt của thịt, vị đậm của hành củ, vị thơm của tiêu. Hàcảo hấp thường được dọn kèm với rau răm, há cảo chiên thì kèm với vài lát càchua, dưa leo xắt mỏng.
Có hai loại là há cảo chiên và há cảo hấp (Ảnh: Bưu điện Việt Nam) |
Muốn ăn há cảo đúng vị phải sang khu phố người Hoa ở Quận 5. Tại đây, bước chânvào quán ăn nào của người Hoa bạn cũng có thể thưởng thức được hương vị há cảongon tuyệt.
Một đĩa há cảo tùy theo nhân bánh và cửa hàng bán mà có giá khác nhau, thường từ10.000 đồng đến 50.000 đồng.
Phá lấu
Nguyên liệu chính của món này là nột tạng heo hay bò. Phần cạnh tranh về tài nấuăn của mỗi quán phụ thuộc vào phần tẩm ướp gia vị. Nhưng ngon nhất, thì phần“cái” của món phải có độ mềm, độ sần sật vừa phải, phần nước dùng hơi sệt, béomà không ngấy, đậm mà không ngắt.
Vừa nhâm nhi từng miếng lòng non sừn sựt, miếngbánh mì với nước dùng đậm đà vừa trò chuyện với bạn bè sau giờ tan học thì khôngcó gì thú vị hơn.
Vừa nhâm nhi từng miếng lòng non sừn sựt, miếng bánh mì với nước dùng đậm đà vừa trò chuyện với bạn bè sau giờ tan học thì không có gì thú vị hơn (Ảnh: Bưu điện Việt Nam) |
Món phá lấu chỉ có dùng cây xiên từng miếng lên ăn mới ngon chứ điệu đàng dùngđũa, dĩa hay muỗng lại có cảm giác như vị ngon giảm đi một nửa. Nước chấm ănkèm, ngoài nước hầm xăm xắp chung với phá lấu còn phải có thêm chén nước mắmchua chua ngọt ngọt, hòa quyện vào nhau thật đậm đà.
Chung cư Nguyễn Đình Chiểu (đường Hoàng Sa, phường Đakao, quận 1) là một địađiểm bán phá lấu nổi tiếng từ trước đến nay. Một phần từ 8.000 đồng -20.000đồng.
Gỏi khô bò
Còn được gọi là xập xập, nhưng tên chính xác phải gọi là gỏi đu đủ khô bò vìhình ảnh thường thấy của món này là những cọng đu đủ xanh trong, được trang trívài lát phổi bò, đậu phộng rang vàng, rau thơm và miếng bánh phồng tôm giòn rụm.Gỏi đu đủ ngon ở nước trộn gỏi vì thế mỗi hàng đều có một bí quyết riêng.
Gỏi đu đủ ngon ở nước trộn gỏi vì thế mỗi hàng đều có một bí quyết riêng (Ảnh:diadiemanuong.com) |
Muốn ăn gỏi khô bò ngon có thể đến công viên Lê Văn Tám (đường Võ Thị Sáu). Quángỏi của ông Năm bán ở đây rất được lòng mọi người. Đặc biệt là ăn gỏi khô bòtrong khuôn viên công viên Lê Văn Tám rợp bóng cây sẽ cho bạn một cảm giác rấtthư thái và thú vị.
Một đĩa gỏi khô bò giá 10.000 đồng đến 15.000 đồng
Bò bía
Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn,tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng làđã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêmmột chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ănnày. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càngghiền.
Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản (Ảnh: Bưu điện Việt Nam) |
Bất kỳ con đường nào ở Sài Gòn cũng có thể bắt gặp một xe bò bía dạo. Ăn bò bíathường là mua về nhà ăn, các quán bán bò bía thường không ngon bằng các xe bòbía ven đường. Giá một cuốn bò bía chỉ 2.000 đồng, ngon mà lại cực rẻ.
Cút chiên bơ
Món cút chiên bơ hấp dẫn người đi đường bởi hương thơm ngào ngạt. Cút chiên bơngon là những con cút ánh màu nâu vàng tự nhiên chứ không phải màu đỏ thựcphẩm.vị béo mềm của phần thịt. Khi ăn, phần thịt phải béo, mềm, còn phần đầu,cánh và chân phải giòn tan. Nước sốt cút cùng ổ bánh mì nóng hổi cũng là mộttrong những đặc điểm khiến món ăn này hấp dẫn những cái bụng chưa hay đang đói.
Cút chiên bơ ngon là những con cút ánh màu nâu vàng tự nhiên chứ không phải màu đỏ thực phẩm.vị béo mềm của phần thịt (Ảnh: Bưu điện Việt Nam) |
Khu Bắc Hải vốn nổi tiếng với sinh viên TP.HCM vì có rất nhiều quán cafe bìnhdân & đẹp mà hàng quán ăn uống cũng rất đa dạng và phong phú. Cách chỗ cút nướngmực nướng vài căn, là nhà bán Cút Chiên, ngay góc Đồng Nai với Tô Hiến Thànhcũng có vài xe cút khá đắt.
Quán bán đến khỏang 9h tối nhưng lưu ý thứ 7 -CN nhớ đi sớm 1 chút nếu không thìchẳng có ăn đâu.
Súp cua
Đây là một món ăn được ưu chuộng bất kể trời nóng hay lạnh, cũng là món đượcđược bày bán từ nhà hàng ra đến hè phố. Một chén súp ngon thường nóng hổi, cómàu trắng của trứng gà, màu đỏ của thịt cua, mùi thơm của tiêu, của rau ngò.
Thêm một chút ớt, chút xì dầu, ăn hoài khôngchán. Cầu kỳ một tí thì có thể kêu thêm óc heo (dĩ nhiên giá phải khác). Ngay cảbịch súp gói mang về cũng phải thật nóng, thật chất lượng, để về đến nhà súp vẫncòn ấm.
Đây là một món ăn được ưu chuộng bất kể trời nóng hay lạnh, cũng là món được được bày bán từ nhà hàng ra đến hè phố (Ảnh: Bưu điện Việt Nam) |
Khó có thể thống kê được có tổng cộng bao nhiêu quán súp cua, bao nhiêu gánh súpcua trên khắp đất Sài thành này nhưng những nơi bán súp cua nổi tiếng có thể kểđến quán súp cua đối diện chợ Bà Chiểu, hẻm Lò Đồng (đường Cách Mạng Tháng Tám)hay súp cua gần nhà thờ Đức Bà.
Đồ nghề của chủ quán đơn giản chí có nồi, bếp,vài chiếc ghế nhựa. Bạn có thể ngồi ăn tại chỗ hoặc bỏ hộp mang về. Dân vănphòng làm việc muộn thường gọi hộp mang về văn phòng ăn để lấy sức cho cả buổitối.
Sống ở Sài Gòn, có lẽ mọi người đều biết đến gánh súp gần Nhà thờ Đức Bà, đoạnCông Trường Mê Linh. Ngay tại khu trung tâm sang trọng bậc nhất thành phố vẫn cónhững quán hàng rong cực kỳ đông khách. Không chỉ có giới học sinh - sinh viênmà ngay cả dân văn phòng công sở sang trọng cũng không thể cưỡng lại được sứchấp dẫn của chén súp cua nóng hổi.
Không hề câu nệ, chỉ cần một chiếc ghế nhựa concon, dù bạn mặc đồ jean bụi bặm hay đồ vest sang trọng, bạn vẫn có thể thoải máithưởng thức súp cua. Cô bán hàng ở đây rất dễ tính. Chẳng cần là khách quen, nếubạn thiếu một chút tiền, bạn có thể khất đến lần sau. Súp cua ở nhà thờ Đức Bàchỉ bán vào cuối buổi chiều, giữa thành phố nắng nóng quanh năm này, ăn súp cuagiờ đó có lẽ là hợp lý nhất.
Hủ tiếu gõ
Sức hấp dẫn của món ăn nằm ở chỗ chẳng có gì đặc biệt nhưng khi kết hợp với nhau lại làm nên một hương vị "không bình thường" (Ảnh: Bưu điện Việt Nam) |
Đặc trưng của món ăn này là những đứa trẻ với thanh tre và chiếc muỗng inox gõvào nhau tạo thành âm thanh cốc cốc đi khắp những con đường, con hẻm. Người muốnăn, chỉ cần bước ra ngõ, gọi một tiếng là vài phút sau đã có một tô hủ tíu nóngsốt với một nhúm hủ tíu, vài lát thịt mỏng như tờ giấy, vài cọng giá, cọng hẹ,hành khô và miếng tóp mỡ bùi thơm.
Sức hấp dẫn của món ăn nằm ở chỗ chẳng có gì đặcbiệt nhưng khi kết hợp với nhau lại làm nên một hương vị "không bình thường". Ănrồi sẽ "nhớ nhớ, thèm thèm" muốn thưởng thức thêm tô nữa, tô nữa... Món hủ tíumì khô thường đi kèm với chén nước dùng trong vắt, nổi bật vài cọng hẹ xanh mát.
Hủ tiếu xương bò viên 1 tô 25 nghìn ngay vòng xoay Nguyên Bĩnh Khiêm – Điện BiênPhủ, khu Võ Văn Tần ( Quận 3 )
Hải Bình (tổng hợp)
nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/du-lich/17238/an-vat-o-sai-gon--lam-sao-cho--da--.html
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
110429- Nhân chuyện "cái mông" nhớ "Mặt trời bé con"
hôm nay trên báo đăng tin lùm xùm câu nói của nhạc sĩ Trần Tiến
http://giaoduc.net.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=937&Itemid=60
cá nhân tôi thì câu nói đó chả có gì, bình thường. Rất thật.
còn hơn là cái lai căng này:
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/536235/Carnaval-Ha-Long-2011-Dac-san-van-hoa-mien-di-san.html - ăn cắp của Nam mỹ rồi xào thành đặc sản văn hóa của vn.
thiệt là mắc cỡ.
mém chút là quên, nhắc đến nhạc sĩ Trần Tiến, là tlv tui nhớ ngay đến kỷ niệm 30 năm trước, 1 nhạc sĩ tài năng chưa kịp léo lên đã tắt ngủm từ trong trứng nước...
2 anh em tlv tui cũng biểu diễn hoành tráng ở nhà văn hóa...phường- trong Đình Bình hòa-
hòa tấu bài "Mặt trời bé con"- tiếc là lúc đó k có hình ảnh lưu lại- nên đành gởi tạm hình mấy năm sau...:-)
chúc mọi người chơi lễ thật vui
110429- "Sự im lặng của bầy cừu" và chuyện giao thông đô thị
Hình như "ông" giao thông và "ông" quy hoạch không bao giờ nói chuyện
với nhau thì phải.
ngày ngày, nó khiến biết bao người trong chúng ta sống từ bực bội này sang bực
bội khác. Mỗi một vấn đề đều có những con người có trách nhiệm và... vô trách
nhiệm đứng ra để tìm cách: 1 là giải quyết nó, 2 là bao biện nó.
như là 1 trong những chủ thể nặng ký nhất mà nó khiến cho cả xã hội phải đau
đầu. Bởi đơn giản là từ khi người ta bước chân ra đường cho đến khi người ta về
đến nhà mình, biết bao nhiêu nỗi thống khổ đã đeo bám theo bước chân nặng nề ấy
của từng con người và không chừa ai cả.
cơm bữa. 2 thành phố lớn như TP HCM và Hà nội đang phải oằn mình gánh chịu sức
nặng dân số gấp đền vài lần khả năng chống đỡ của nó. Ở đây, mỗi người dân không
có cách nào khác là phải tự lo cho mình thôi.
nguyên nhân của vấn đề được nhanh chóng kết luận: Lỗi do người dân với quá nhiều
phương tiện cá nhân. Và do vậy, để giải quyết nhanh chóng 1 vấn đề phức tạp
trong khi tránh không phải suy nghĩ nhiều, giải pháp xưa như trái đất được đưa ra: Cấm!
các ngày chẵn lẻ tùy theo biển số của xe mình.
nhau thì phải. Từ bao năm nay, ông quy hoạch khi cấp phép cho hàng chục, hàng
trăm dự án cao tầng trong trung tâm thành phố đã đều đưa ra các chỉ tiêu về mật
độ, tầng cao, chức năng công trình, quy mô dân số...dường như rất khắt khe (với
số lượng văn bản, quy định đồ sộ và thời gian chạy dự án đến cả vài năm).
Chắc chắn ông này phải dựa vào các điều kiện cụ thể để đưa ra các tiêu chí
này. Không thể nào tự nhiên mà ông ấy đưa thêm mấy trăm ngàn, thậm chí cả triệu
người vào trung tâm thành phố khi mà các con đường vẫn y nguyên chiều rộng xưa
nay. Ông môi trường thì đánh giá chi tiết tác động thuộc mảng của mình. Ông xây
dựng cũng soi thật kỹ trước khi cấp giấy phép khi mà 1 ông quan trọng nữa là ông
phòng cháy đã duyệt phương án hành động trong trường hợp khẩn cấp (chữa cháy và
cấp cứu giữa lúc kẹt xe chắc cũng được tính tới rồi).
chỉ tại người dân không có ý thức cứ dồn dập đi vào mấy quận trung tâm để làm
việc gây bao nhiêu khó khăn cho thành phố.
Giải pháp hay sự đối phó?
được đưa vào thực tế: Trong trường hợp chủ trương xe chẵn lẻ biến thành hiện
thực, rất có thể xảy ra nhiều tình huống. Những người giàu sẽ mua thêm xe, họ có
thừa khả năng làm việc này. Thêm nữa, cả cái xe còn lo được nữa là lo 1 biển số
chắn hay lẻ.
Thay vì cấm chẵn lẻ, tại sao ta không làm một |
mua siêu xe thì cũng đa phần trong số đó "ngẫu nhiên" có được biển số đẹp. Vậy
là chắc chắn sự ngẫu nhiên được biển chẵn, biển lẻ sẽ tạo điều kiện cải thiện
kinh tế cho biết bao người có chức năng và thẩm quyền vấn đề này.
nhé. Vì xe đều là biển trắng tư nhân mà. Rồi thêm chút chi phí kia để "sinh con"
chẵn lẻ theo ý muốn chứ. Còn nữa, mấy xe ngoại tỉnh lên thành phố liên hệ công
tác.
Thôi thì chọn ngày mà hẹn, chọn ngày mà đi. Hy vọng các cơ quan công quyền
cũng sắp lịch làm việc dựa theo biển số lẻ chẵn của người dân nhé. Ui, thế mấy
người sống trong khu vực phong tỏa theo lệnh lẻ chẵn mà muốn lấy xe của mình để
đi ra khỏi trung tâm thành phố thì sao đây? Rồi giới hạn của khu vực đặc biệt
(những con phố làm thí điểm) thế nào nhỉ, nếu bất ngờ một chiếc xe có biển số lẻ
lại đi vào con đường mà ngày hôm đó là ngày chẵn?
đầu người chỉ nhỉnh hơn 2 triệu đồng một tháng mà người ta mua được ô tô đã được
cho là giàu rồi. Những người này chắc chắn sẽ khó mua thêm 1 xe nữa nhưng họ sẽ
tự cứu lấy mình thôi. Qua tham khảo một số ý kiến của bạn bè thuộc tần lớp này,
họ có mấy giải pháp sau:
- Lắp biển số giả thay vào xe tùy theo chẵn lẻ (!)
xe buýt, đi xe ôm và cả đi bộ nếu có thể.
từ đi ô tô sang. Vậy là việc sử dụng xe máy lại được cổ súy. Bởi xe máy vốn dễ
lái, giá hợp lý, đậu đâu cũng được, không nhất thiết phải biết luật, chạy trên
đường, chạy ngược chiều, trên vỉa hè, quay đầu bất cứ đâu... Ông Bộ trưởng Giao
thông có lý khi nói phải sống chung với xe máy đến năm 2030.
Đã thế, xe máy lại không bao giờ phải qua kiểm định cả. Nghĩa là xe sẽ cũ đi,
gây ô nhiễm hơn, ồn ào hơn, tốn nhiên liệu hơn. Và một thực tế nữa là do công
nghệ, máy móc cũ kỹ, 1 xe máy còn gây ô nhiễm hơn cả 1 xe hơi nữa.
Và cuối cùng, không biết mấy nước áp dụng chẵn lẻ người ta áp dụng quy định
tương tự trong hoàn cảnh thế nào? Cách thức làm sao? Tình hình giao thông ra
sao?
đang làm: Tăng phí đậu xe, bến bãi. Thu phí giao thông cho xe lưu hành trong khu
trung tâm. Bảo vệ, khuyến khích người đi bộ, xe đạp bằng cách giải phóng vỉa hè,
làm thêm làn xe đạp, thậm chí hỗ trợ về mặt kinh tế cho đối tượng này. Tăng phát
triển giao thông công cộng, thêm bến, tuyến, thêm làn xe buýt, thêm xe sạch đẹp.
Giáo dục hành vi giao thông, ý thức môi trường cho mọi người dân, đặc biệt là
trẻ em, học sinh phổ thông...
dựng... họ ngồi lại "nói chuyện" với nhau trước khi làm, thì biết đâu dân chúng
sẽ bớt khổ biết bao nhiêu.
110429- Một ngàn đồng
Sống và làm việc ở nước ngoài, xa quê tôi rất nhớ, rất hay về
thăm quê cũng như luôn tìm kiếm những cơ hội để có thể về quê hương làm ăn, sinh
sống, phục vụ đất nước.
Tôi rất thích uống cà phê. Ở Sài Gòn rất nhiều quán ăn trưa, cà
phê rất ngon, không gian rất đẹp và phục vụ cũng rất lịch sự. Qua đó tôi thấy
rằng đất nước tôi đang ngày một tiến bộ rõ rệt về kinh tế và văn hóa tiêu dùng,
văn hóa kinh doanh.
Về nước lần này tôi ghé một quán cà phê ở Quận Phú Nhuận, rất
phong cách, không gian, âm nhạc phù hợp với doanh nhân, nhân viên công sở. Đồ ăn
thức uống ở đây rất ngon, nhân viên phục vụ rất lịch sự. Tôi cảm thấy hài lòng
và thoải mái khi thưởng thức cà phê ở đây cùng bạn bè.
Nhưng có một sự việc làm tôi rất ngạc nhiên bởi vì tôi không
nghĩ ở một nơi văn hóa cao như thế này vẫn tồn tại: Hóa đơn thanh toán của tôi
hết 219.000 VND, tôi đưa cho nhân viên 220.000 VND, tôi đợi hoài vẫn không thấy
nhân viên thối lại cho tôi 1.000 VND. Ở Nhật Bản, dù một yên (khoảng 250 VND)
người bán cũng thối và người mua cũng nhận. Tôi ra về với bao nhiêu suy nghĩ lo
lắng. Tôi muốn đưa ra một lý giải và hệ quả của vấn đề này.
Thứ nhất, hành động đó rõ ràng là không tôn trọng tài sản của
khách hàng. Hậu quả của việc này chắc các bạn cũng hiểu.
Thứ hai, tôi muốn nói một điều quan trọng hơn, việc anh nhân
viên không thối cho tôi một ngàn đồng như một mặc định có lẽ anh ta cho rằng giá
trị của 1.000 VND quá bé.
Ở Việt Nam lần này, tôi bắt gặp khá nhiều lần tờ 500VND lăn lóc
ở góc đường, góc nhà mà hình như không ai thèm lượm. Vâng, nếu thế thì đúng là
tờ 500 VND không ai thèm nhặt cũng phải. Đây là một điều rất nguy hiểm bởi các
hệ lụy mà tôi sẽ trình bày sau đây:
- Lạm phát: Thời gian rất nhanh thôi, tôi thấy tờ 100 VND đã
chết, rồi đến tờ 200 VND.
Lạm phát có nhiều nguyên nhân, nhưng chính hành vi sử dụng đồng
tiền, hành vi xem nhẹ đồng tiền của người dân cũng gây nên trượt giá và lạm
phát.
Ở Nhật Bản đồng xu một yên vẫn tồn tại mấy chục năm nay và chưa
có dấu hiệu nó sẽ mất đi. Còn ở Việt Nam, nếu chúng ta vẫn còn hành vi thiếu tôn
trọng đồng tiên, rất nhanh thôi tờ 500 VND sẽ chui xuống gầm bàn, gầm ghế, bãi
rác.
- Trượt giá: Chúng ta xem nhẹ giá trị 500VND, thế thì hôm nay
các bạn mua bó rau mười ngàn đồng, ngày mai mua bó rau mười ngàn năm trăm đồng
cũng được, vậy bó rau đó rất nhanh chóng nhảy lên mười một ngàn mà chúng ta "vẫn
chấp nhận được". Đấy, chính chúng ta gây nên tình trạng trượt giá.
- In tiền: Khi lượng tiền mất đi, Chính phủ phải chi phí để in
thêm tiền, in tiền mệnh giá cao hơn. Thực sự những chi phí của chính phủ cuối
cùng cũng chính chúng ta phải gánh chịu. Bởi vì nếu không chi phí, số tiền đó
của chính phủ sẽ đầu tư lại cho cơ sở hạ tầng, cho phúc lợi xã hội phục vụ chúng
ta.
Thứ ba, thái độ khách hàng (như tôi) cũng quá dễ dãi, tôi xin
biện minh cho mình một chút là tôi ở nước ngoài nên tình huống bất ngờ làm tôi
hơi lúng túng. Nếu dễ dãi có thể sinh ra văn hóa "cố tình tính nhầm hóa đơn"
không chừng.
Một lần nữa tôi muốn nhắc lại: "Ở Nhật Bản, dù một yên ( 260
VND) người bán cũng thối lại và người mua cũng nhận, mấy chục năm qua đồng một
yên vẫn tồn tại và tôi chưa thấy dấu hiệu nó sẽ bị chết đi!"
Thân,Hoàng Đại Nghĩa
nguồn: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/04/mot-ngan-dong/
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
110427- BÌNH THƯỜNG VÀ... “BÌNH THƯỜNG”
VẤN ĐỀ HÔM NAY
Sau hơn một tháng du ngoạn châu Âu, tuần cuối cùng tôi không may bị đau thần kinh tọa khiến chân trái cứng đơ không di lại dược. Tình hình sức khoẻ như vậy khiến tôi và “bà xã” hết sức lo lắng. Con trai tôi (đang sống và làm việc tại Thụy sĩ) gọi diện thoại cho hãng hàng không Air France (hãng bay nối tuyến Hanoi – Zurich - Hanoi với Vietnam Airline) và văn phòng đại diện Vietnam Airline báo đề nghị họ bố trí dịch vụ chăm sóc hành khách bị đau ốm bất ngờ hồi hương thuận lợi và an toàn. Hãng hàng không trả lời con tôi: “Xin ngài yên tâm. Đây là trách nhiệm của chúng tôi ”.
Sáng sớm 12 tháng 9 vừa rồi, con trai tôi dưa tôi và vợ tôi ra sân bay Zurich. Làm thủ tục xong, nhân viên hàng không đưa chúng tôi dến phòng chờ dành cho người tàn tật. Mấy phút sau, một nam nhân viên đưa xe đẩy tới, mời tôi ngồi lên xe và bảo vợ tôi cùng đi theo. Anh nhân viên nhẹ nhàng đẩy xe đưa tôi theo một đường dành riêng vắng vẻ, lên xuống thang máy và các cửa an ninh đến vài ba lần mới tới được chỗ xe ô tô chuyên dụng đón người ốm ra tận cầu thang máy bay. Nhân viên xe đẩy bàn giao hết sức kỹ lưỡng và dặn dò lái xe đưa chúng tôi đi sao cho chu đáo.
Lái xe nhanh chóng mang hành lý xách tay của chúng tôi đặt lên xe rồi dìu tôi lên chỗ ngồi, tự tay thắt dây an toàn cho vợ chồng tôi và luôn miệng nói: “Tốt, tốt rồi. Ông bà yên tâm”. Đến cầu thang chiếc máy bay City Jet mang số hiệu 5111 của Air France anh lái xe bảo chúng tôi ngồi yên tại chỗ để anh đi lo thủ tục với phi hành đoàn. Mang hành lý, dìu tôi lên máy bay đều do nhân viên phi hành đoàn lo liệu. Mọi việc xong, lái xe và nhân viên phi hành đoàn ký biên bản bàn giao. Anh lái xe bắt tay chúng tôi, chúc lên đường bình yên. Chúng tôi hết lời cám ơn anh. Anh nói: “Đây là nhiệm vụ của chúng tôi. Bình thường thôi mà”.
Trên đường bay tới Paris, tôi bàn với vợ: “Chân anh đã đỡ nhiều có thể túc tắc đi làm tiếp thủ tục check-in ở sân bay Charles De Gaulle được, khỏi phải làm phiền bạn”. Vợ tôi đồng ý vì biết đến Paris chúng tôi còn 3 tiếng đồng hồ chờ đợi mới đến giờ bay về Việt Nam.
Máy bay hạ cánh ở sân bay Charles De Gaulle sau hơn 1 giờ bay. Chúng tôi thản nhiên (riêng tôi cố chịu đau chút ít) theo hành khách ra cửa máy bay. Nhưng “âm mưu” của chúng tôi không đạt vì cô tiếp viên đã ngăn chúng tôi lại, chỉ cho chỗ ngồi ở một hàng ghế và nói: “Quý vị phải ngồi chờ chừng 4 phút, xe ô tô chuyên dụng của chúng tôi sẽ đến đón hai vị và giúp các vị làm tiếp các thủ tục cho tới khi các vị chuyển sang máy bay của Vietnam Airline”.
Hành khách bình thường đã lên xe bus vào nhà ga. Tôi thấy đội làm vệ sinh máy bay tới. Họ định lên máy bay làm nhiệm vụ thì bị cơ trưởng ra lệnh phải chờ chuyển xong hành khách bị đau đi mới được lên máy bay làm nhiệm vụ.
Bốn phút trôi qua. Xe chuyên dụng chưa tới. Cơ trưởng đích thân đến gặp chúng tôi xin lỗi và xin hẹn chờ thêm 5 phút nữa. Cơ trưởng còn thăm hỏi chúng tôi về sức khoẻ, về chuyến đi và xin lỗi liên tục. Tôi nói: “Chờ thêm mấy phút chúng tôi không thấy phiền. Chúng tôi rất cảm dộng về sự chăm sóc ân cần của các ông nhất là khi thấy toàn bộ tổ bay ngồi lại chờ chúng tôi mà chưa rời khỏi máy bay như lệ thường”.
Xe đến. Bàn giao, ký nhận, dặn dò lái xe. Toàn tổ bay tiễn tôi lên xe, bắt tay tạm biệt, chúc may mắn. Chúng tôi ra sức cám ơn. Cơ trưởng nói: “Đây là trách nhiệm của chúng tôi đối với hành khách đau ốm. Bình thường thôi mà”. Lại bình thường! Sao họ đáng yêu thế.
Anh lái xe đưa chúng tôi đi gần như vòng quanh sân bay chừng hơn 20 phút (có lẽ cả hai ba chục cây số) theo đường dành riêng để đến nhà ga thứ nhất. Ở đó lái xe lại bàn giao chúng tôi cho một nữ nhân viên da đen đã đứng đón sẵn. Chúng tôi cám ơn. Anh lái xe lại nói: “Nhiệm vụ bình thường của tôi thôi”.
Cô nhân viên đẩy xe đưa tôi lòng vòng trong nhà ga tới chỗ lên xe bus chuyên dụng chở chúng tôi về ga chính (ga Terminal). Lại bàn giao, dặn dò. Chúng tôi cám ơn. Bạn nói:”Bình thường thôi mà”.
Đến ga chính, một cô nhân viên da trắng xinh đẹp đã chờ sẵn. Cô đẩy xe đưa tôi đến cửa làm thủ tục check-in của Vietnam Airline. Cô nhân viên dịch vụ bảo tôi ngồi yên trên xe đẩy. Cô cầm hộ chiếu của chúng tôi di làm thủ tục trong khi cửa làm thủ tục chưa mở. Mấy phút sau, thủ tục ưu tiên cho chúng tôi đã làm xong. Cô nhân viên dịch vụ lại đẩy xe đưa chúng tôi đến tận cửa chờ lên máy bay. Cám ơn. Chào. Lại nói: “Bình thường...”. Tôi tưởng từ phút ấy tôi chỉ việc chờ đến giờ mở cửa ra máy bay, tôi sẽ cố gắng lết chân đi chừng 100 bước trong đường ống là vào máy bay ngồi vào chỗ ngon lành.
Nào ngờ 11h25 là giờ mở cửa vào máy bay thì 11h10 cô nhân viên lúc nãy lại đưa xe đẩy đến và nói với tôi: “Tôi sẽ đẩy xe đưa ông và phu nhân đến tận cửa máy bay, giao ông cho phi hành đoàn mới xong nhiệm vụ”. Nói rồi cô đến thương lượng, trình giấy tờ, bàn giao với nhân viên an ninh cho tôi được lên máy bay trước khi máy bay nhận khách hàng loạt. Lúc bấy giờ tôi thấy một số hành khách là quan chức ngoại giao mang hộ chiếu đỏ cũng nhường sự ưu tiên lên máy bay trước cho tôi. Xe đẩy đưa tôi đến tận cửa máy bay. Cô nhân viên vội vàng bắt tay tôi và nhà tôi rất chặt, chúc lên đường về nước bình an. Cảm động không nói lên lời, chúng tôi đăm đắm nhìn cô nhân viên dịch vụ mãi mới nói lắp bắp được lời “Cám ơn nhiều!”.Cô nhân viên cũng cảm động vẫy chào chúng tôi và lại nói: “Nhiệm vụ bình thường của tôi thôi mà. Chúc ông bà bình yên”.
Cô tiếp viên hàng không Việt Nam thấy tôi cà nhắc tìm hàng ghế ghi trong phiếu lên máy bay liền giơ tay chỉ rồi quay mặt lại ngay. Tôi cà lết một lúc rồi cũng đến được hàng ghế của mình. Tôi nín đau rướn ngưòi tự tay cất hành lý xách tay của chúng tôi lên ngăn (vì nhà tôi với không tới). Thôi thế là yên ổn.
Sau 11 giờ bay, 4h30 sáng 13-9-09 máy bay dáp xuống Nội bài. Tôi cà lết tới chỗ làm thủ tục nhập cảnh. Người ta phải xếp hàng chờ khá dài vì giờ ấy mới chỉ có 4 cửa làm thủ tục. Khoảng gần hai mươi phút sau người ta mới mở thêm vài cửa nữa cho khách bớt thì giờ chờ trình diện. Tôi lại lết đến chỗ có ghế ngồi chờ lấy hành lý. Sân bay lúc này mới có rất ít nhân viên làm việc. Cạnh ghế tôi ngồi chờ có mấy cái xe đẩy dành cho người ốm hoặc tàn tật nhưng tôi chẳng thấy ai hỏi han gì mình. Tôi cũng chẳng lấy làm lạ vì ngay từ lúc vào cửa máy bay của VNA mang số hiệu 534 tôi biết chắc tổ bay đã thấy tôi được đưa đến bằng xe đẩy và thấy tôi cà lết tới chỗ ngồi nhưng suốt chuyến bay tôi không nhận được một lời hỏi han. Thậm chí khi cho ăn nhẹ 2 giờ trước khi hạ cánh cô tiếp viên còn quên không đưa nước uống cho vợ tôi, mặc dầu vợ tôi xin uống nước cà chua. Cô ta có “vâng” nhưng rồi lại “quên” lấy nước cho khách (!). Có lẽ đây cũng là “điều bình thường”. Tôi chợt nhớ: hôm 19-7-2009 máy bay của VNA mang số hiệu 535 đưa tôi đi từ Hà Nội đến Paris đã khởi hành chậm hơn 1 giờ đồng hồ ((hai lần xin lỗi khách khi khách đã ngôi yên trên máy bay vì “lý do kỹ thuật”) và khi đến nơi nhận hành lý 2 va li của chúng tôi đều bị bẻ khoá. Đồ đạc chẳng mất gì ngoài một cái kính râm (chẳng biết là bị lấy trộm hoặc do sơ xuất của nhân viên soi hành lý nghi ngờ có đồ quốc cấm đã dỡ ra kiểm tra rồi làm rơi đâu đó). Tôi nghĩ: có lẽ đó cũng là những điều người ta cho là ”bình thường”(!).
Về Hà Nội đã được non một tuần. Chân tôi đã đỡ đau nhiều nhưng lòng tôi nhói lên một nỗi đau khác vì băn khoăn: bao giờ chúng ta có được những con người làm nhiệm vụ chăm sóc con người mang trong mình cung cách ân cần và tinh thần trách nhiệm cao như những nhân viên hãng hàng không Pháp và các nhân viên dịch vụ mặt đất ở Thụy sĩ và ở Pháp? Tôi hết sức biết ơn về sự giúp đỡ của họ. Hy vọng ai đó đọc bài viết nhỏ này giúp tôi một lần nữa chuyển đến những con người dễ thương ấy lòng biết ơn của chúng tôi.
Tôi hy vọng sự bất bình thường (mà người ta đã quá quen đến mức coi là bình thường), vô cảm trong cung cách phục vụ con người của chúng ta hiện nay ở không ít nhân viên công vụ thuộc không ít lĩnh vực sẽ liên tục bị xã hội lên án mạnh mẽ và xoá bỏ để có được thật nhiều những “nô bộc” của nhân dân như Bác Hồ hằng mong muốn. Liệu những người đang được dân đóng thuế để nuôi họ làm việc cho dân, có nhận thức được một cách đầy đủ trách nhiệm của mình và biến nhận thức ấy thành tình cảm tự nhiên của tình người bằng sự ân cần, chu đáo khi thực thi nhiệm vụ bình thường của mình mà nhân dân đã giao phó cho họ hay không?
Từ Sơn - 16-9-2009
(Đã đăng trên báo “Văn nghệ” số 39 ngày 26 tháng 9 năm 2009)
nguồn: http://www.viet-studies.info/TuSon_BinhThuong.htm
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011
110426- Chiêm ngưỡng bộ sưu tập hàng trăm cổ vật quý
Nhà sưu tầm Lâm Dũ Xênh cho biết, đây là những cổ vật có giá trị nhất từ trước đến nay được trưng bày với hàng trăm hiện vật thể hiện các chủ đề đa dạng thuộc nhiều thời kỳ văn hóa được ông chia sẻ với những người có cùng đam mê sưu tầm với ông.
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
110423- Sau vụ VNA và HLV Khương, đa số các ý kiến cho rằng: độc quyền và múa gậy rừng hoang sẽ tự đập gậy vào chỗ ấy... http://dantri.com.vn/c20/s20-474849/mot-so-hanh-khach-bat-binh-voi-cach-xu-ly-cua-vietnam-airlines.htm http://dantri.com.vn/c202/s202-475055/vu-hlv-minh-khuong-va-vna-nhin-tu-nhieu-phia.htm
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
110421- Hãy nghĩ ra điều gì hay hơn hai từ “cấm đoán”
>> Hãy nghĩ ra điều gì hay hơn hai từ “cấm đoán”
>> "Chuyện chưa gì đã... ầm ĩ!"
>> “Hiến kế” cho việc cấm xe theo ngày
1/. Áp dụng cho ai và áp dụng cái gì? Cho doanh nghiệp và cá nhân có xe ô tô. Cá nhân: Ai bảo đảm rằng từ trước tới giờ, các cá nhân được cấp bảng số chẵn lẻ lần lượt. Điều này chứng tỏ khi cấm xe cá nhân, không chắc chắn rằng lượng xe ra vào của cá nhân sẽ giảm ½. Đã có nghiên cứu nào cho biết lượng xe cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm lượng xe ra vào thành phố chưa? Nếu chưa nghiên cứu, vậy dựa trên nền tảng nào để nói rằng xe ô tô cá nhân ảnh hưởng đến giao thông chung để đưa ra biện pháp cấm? Không logic!
ảnh minh họa (nguồn ảnh: bee.net.vn)
3/. Khi nào áp dụng và áp dụng ở đâu? Áp dụng nguyên ngày, tùy thuộc chẵn lẻ: Giả sử mọi người tuân thủ hoàn toàn theo phương pháp này. Nếu xe họ bảng số chẵn/lẻ, họ sẽ để xe lại cửa ngõ thành phố theo quy định và dùng phương tiện khác đi vào thành phố. Và nếu như thành công, không có kẹt xe, mọi người đi lại thoải mái -> Vậy chúng ta đã tận dụng hết công suất đường phố cho việc đi lại và giao dịch kinh doanh chưa -> Chưa!
Thành phố này là thành phố du lịch hay thành phố kinh tế. Điều gì ưu tiên cho thành phố này? Giải pháp tránh kẹt xe là giúp tránh thiệt hại kinh tế chứ không có nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ tránh kẹt xe. Phải nghĩ ra được cái gì hay hơn là hai từ “cấm đoán”.
Tuy nhiên, theo tôi phân tích ở trên thì sự thành công của giải pháp này là cực kỳ khó, có thể nói là không thành công theo mục đích tránh kẹt xe.
4/. Áp dụng như thế nào? Có ai phác họa sẽ làm như thế nào khi triển khai phương án này chưa và có tính đến sự khả thi của nó không. Về xử phạt: Thứ nhất, ai chịu trách nhiệm canh giữ cửa ngõ TPHCM 24/24h để đảm bảo luật lệ được chấp hành nghiêm chỉnh? Thứ hai, làm cách nào để kiểm tra và xử phạt hợp lý để tránh ùn tắc giao thông và tốn thời gian của những người khác? Thứ ba: Khi phát hiện ra xe phạm luật, có bãi giữ xe hay lề tránh cho xe tấp vào lề không? Về chủ phương tiện doanh nghiệp thông thường: Xe đỗ ở đâu? Có đảm bảo an toàn xe của họ sẽ được canh giữ ở điều kiện tốt và an toàn không? Có chắc là đón được phương tiện khác đi nối tiếp với giá cả hợp lý hay không (xe buýt, taxi, xe ôm…..)?
Có ai bảo đảm là họ sẽ đi đúng giờ làm hoặc giờ hẹn đối tác không? Nếu họ đi taxi : có giống họ di chuyển bằng ô tô vào thành phố không? Nếu họ đi xe buýt, đến bến, họ tiếp tục dùng taxi: vậy đồng nghĩa với ô tô của họ vẫn di chuyển trong thành phố. Về chủ phương tiện vận tải có 1 đầu xe: Chết cứng, đành giảm thu nhập vì ông trời sinh ra ngày chẵn lẻ.
5/. Hiệu quả kinh tế? Tôi không biết giữa kẹt xe và cấm xe theo kiểu này thì thiệt hại kinh tế nào lớn hơn? Cái này dành cho các chuyên gia kinh tế. Không có nghiên cứu, tôi không dám bàn và cũng không dám múa rìu qua mắt thợ. Nhưng theo ý thiển cận của tôi thì người thiệt hại nhất sẽ là kinh doanh nhỏ lẻ và người làm thuê cho họ và người được nhất chắc là ngành taxi. Rất mong các giới chức nên có chiều sâu khi phát biểu 1 vấn đề quốc sách. Có tinh thần trách nhiệm cao khi ngành của mình có vấn đề nan giải.
Việc người dân không ý thức gây kẹt xe cũng thuộc lỗi của quản lý không nghiêm, xử phạt không đúng và công an giao thông cũng góp phần không nhỏ trong việc này. Để vấn đề bớt căng thẳng, tôi xin nêu 1 ví dụ ở 1 nước đông dân nhất Đông Nam Á, thành phần dân nghèo cũng rất đông và cũng kẹt xe từng ngày, và cũng có sử dụng xe buýt, ô tô, gắn máy như ở nước ta: Indonesia.
I/. Xe buýt : họ có nhiều loại xe buýt:
a) Xe buýt lớn: Đi suốt tuyến trong thành phố, có chuyến xe buýt để đi hết tuyến. Khi bạn xuống sai bến, bạn có thể đón xe tiếp theo đi mà không cần trả thêm phí. Và ngay khi chuyển xe buýt để đi tiếp, bạn cũng không cần phải mua vé. Xe này nhân viên lái xe mặc áo vét, người soát vé mặc trang phục truyền thống. Mỗi thứ hai hàng tuần họ phải mặc đồ may từ vải nội địa để ủng hộ hàng nội. Xe này có 1 tuyến riêng ở giữa đường, có gờ ximăng để phân biệt với các xe khác. Không bao giờ có kẹt xe buýt này. Giá vé 2 năm trước vào khoảng tương đương 7.000 VND. Mỗi nhà soát vé đều có các bản đồ tuyến miễn phí cho hành khách. 1 số nơi có wifi và hầu hết đều có máy lạnh. Mỗi khi chuyển xe buýt, có lối đi riêng, không nhầm lẫn.
b) Xe buýt 16 chỗ ngồi, hình như tương đương khoảng 2.000-3.000 VND, có những tuyến riêng cho những khu dân cư nhỏ, di chuyển từ nơi mua sắm và đi về khu người dân, không có đường ưu tiên.
II/. Thời điểm giao thông thuận lợi ban ngày, trong ngày thứ bảy chủ nhật, tôi không thấy cảnh sát mấy. Nhưng đến giờ cao điểm, bạn sẽ thấy họ khắp nơi và họ chính là người giúp cho xe không bị “kẹt”. Tôi muốn nói đến sự phân biệt giữa “tắc đường” và “kẹt xe”. Bên họ, tôi chỉ thấy kẹt xe (tức xe chạy như rùa bò) chứ không có cảnh 2 xe giành nhau và kẹt cứng 1 chỗ, không tới không lui được –gây ra tắc đường như ở Việt Nam mình.
III/ Văn hóa đi xe hơi (đây là điều tôi mới học được sau chuyến đi Indonesia): Hôm đó, trên đoạn đường đó là 1 hàng xe ô tô xếp lớp cùng với xe máy. Một chiếc ô tô từ trong nhà đi ra và tôi trố mắt ngạc nhiên khi thấy tài xế trong làn đường đó tránh khoảng trống cho xe này ra và cho chiếc xe đó đứng trước mình để có thể lưu thông tiếp trong tình trạng kẹt xe đó (trong khi tôi chỉ thấy các bác tài nhà ta cố lấn tới và người ở trong thì cố lấn ra, cuối cùng mắc kẹt). Anh bạn tôi giải thích đó là văn hóa đi xe hơi. Tôi không biết có cụm từ này hay có điều luật này không, nhưng nếu mọi người đều ứng xử như vậy thì có lẽ sẽ giúp giảm bớt cái gọi là “tắc đường” và giúp giảm thiểu kẹt xe. Ngoài ra còn tránh được nhiều tai nạn đáng tiếc như đã xảy ra mà gần đây báo chí đưa tin.
Tôi ở 1 khu vực mà xung quanh kẹt xe và tôi dám chắc 1 điều là lâu lắm rồi tôi không thấy vai trò của cảnh sát giao thông khi kẹt. Họ thường chỉ đến khi mọi việc đã trở nên tồi tệ. Tại sao họ không thể đến sớm hơn? Anh cấm thì người dân sẽ tuân theo thôi. Đó là kỷ cương phép nước, nhưng liệu anh có được lòng dân hay không.
Le Lai
(MS20152011@gmail.com)
nguồn: http://dantri.com.vn/c202/s202-474028/hay-nghi-ra-dieu-gi-hay-hon-hai-tu-cam-doan.htm