Nhiều nước trên thế giới đã có loại xe điện chạy với tốc độ lên tới 350 km/giờ. Nhật Bản – nước đầu tiên phát triển công nghệ đường sắt cao tốc, có hệ thống này từ rất sớm và đang tham vọng với tàu cao tốc từ tính đạt 581 km/giờ.
2 ETR 200 của Italia (ảnh) năm 1939 là dịch vụ tàu cao tốc đầu tiên.
ETR 200 của Italia (ảnh) năm 1939 là dịch vụ tàu cao tốc đầu tiên trên thế giới. Nó đã đạt tốc độ kỷ lục thế giới năm 1939, lên tới 203 km/h. Nhưng Nhật Bản là quốc gia đầu tiên phát triển công nghệ đường sắt cao tốc (năm 1964, với Shinkansen đạt 256km/giờ), tiếp đến là Đức (năm 1965, các đầu máy Class 103 với 200km/giờ) và thứ ba là Pháp (năm 1967, tàu TGV 001, 318km/giờ).
Năm 1958, Chính phủ Nhật Bản thông qua dự án xây đường xe điện cao tốc, mà Tokyo gọi là “Shinkansen”. Với kinh nghiệm dày dạn sau 90 năm, Nhật Bản bắt đầu xây dựng đường sắt, đặc biệt là đường sắt cao tốc. Họ có nhiều kinh nghiệm về xây dựng, điều hành chuyên chở và bảo dưỡng tốt. Khi động đất xảy ra, xe điện cao tốc tự động dừng, vì vậy cho tới nay vẫn chưa có tai nạn lớn đáng tiếc nào xảy ra.
Shinkansen thiết kế tàu cao tốc đầu tiên năm 1964, Series 0 tại Ga Fukuyama, tháng 4 năm 2002 (đã ngừng hoạt động). Những tàu Shinkansen đầu tiên chạy ở vận tốc lên tới 210 km/h, ngay sau đó tăng lên 220 km/h. Khi xây dựng đường sắt cao tốc, Nhật Bản đang trong thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ, với tốc độ khoảng 12-14% nên có một nền tảng hạ tầng cơ sở tốt và người dân Nhật có thói quen đi xe điện. Năm 1964, Shinkansen bắt đầu được đưa vào vận hành ở Nhật Bản nhân Thế Vận hội Tokyo, trên đường ray rộng 143,5 cm với tốc độ 210 km/giờ. Ngày nay, Shinkansen đã đạt tốc độ trên dưới 300 km/giờ. Năm 2011, sẽ có loại xe mới chạy từ Tokyo lên Tohoku theo hướng Bắc với vận tốc khoảng 320 km/giờ.
Mỗi năm, 8 đường tàu Bắc-Nam và Đông-Tây Nhật Bản chuyên chở khoảng 350 triệu lượt khách. Đường Tokaido, nối Tokyo và Osaka, cứ 6 phút có một chuyến, với giá vé một chiều vào khoảng 14.050 yên (156 USD).
Tàu Shinkansen Series 500 tại Nhật Bản
Từ năm 1970, Nhật Bản nghiên cứu loại xe Shinkansen từ tính, chạy trên nệm từ. Năm 2003, chiếc xe thí nghiệm đã đạt vận tốc 581 km/giờ, nhanh gấp hai lần máy bay trực thăng. Tuy nhiên, ước tính nếu làm đoạn đường Tokyo-Osaka dài khoảng 515 km thì tốn kém khoảng 83-99 tỷ USD kể cả tàu (mỗi km đường tàu tốn khoảng 150 triệu USD), nên việc đưa vào sử dụng thực tế chưa xác định được. Dự tính sớm nhất là khoảng năm 2025, đoạn Tokyo-Nagoya dài 290 km được hoàn tất với chi phí khoảng 55 tỷ USD.
Tàu chạy bằng từ tính MLX01 của Nhật Bản, tốc độ 581 km/h, hiện đang giữ kỷ lục thế giới
Hiện nay, các nước Pháp, Đức và Trung Quốc có loại xe điện chạy với tốc độ khoảng 350 km/giờ. Hàn Quốc du nhập hệ thống xe điện của Đức, Đài Loan du nhập của Nhật… Mỹ có đường cao tốc Wa DC-New Cork-Boston là Acela Express dài 734 km với tốc độ khoảng 240 km/giờ trong năm 2000 và dự kiến năm 2012, Washington sẽ xây dựng đoạn Los Angeles-San Francisco rồi nối Sacramento với tốc độ khoảng 350 km/giờ.
Mỹ có đường cao tốc Acela Express
Đài Loan đã chọn sử dụng Shinkansen loại 700T của Nhật cho con đường Bắc-Nam, nối Đài Bắc với Cao Hùng, dài 345 km, chạy dọc theo bờ biển phía Tây, bắt đầu sử dụng từ ngày 5/1/2007.
Trong khi Nhật Bản và Đức chưa chính thức áp dụng xe điện cao tốc chạy trên nệm từ tính, thì năm 2002, Trung Quốc du nhập hệ thống xe điện của Đức, chạy với tốc độ 430 km/giờ (có thể lên tới 501 km/giờ) cho đoạn đường nối trung tâm Thượng Hải và phi trường quốc tế Phố Đông dài khoảng 30 km, mất 8 phút. Nhưng vì đoạn đường quá ngắn nên khách đi không đông và bị lỗ.
Xe điện cao tốc từ tính ở Thượng Hải, Trung Quốc
Nguyễn Viết
Theo BBC, Wiki
nguồn:http://dantri.com.vn/c36/s36-402401/kham-pha-he-thong-tau-cao-toc-cua-cac-nuoc.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét