Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011
công trình của TLV: biệt thự bờ sông
biệt thự nằm ở cuối đường Nơ Trang Long-khu dân cư Bình hòa.
hoàn thành 8/2011
tổng giá trị xây dựng (tính luôn đồ rời- trang trí): 8,5 tỉ
sân vườn: 220 triệu
bếp: 600 triệu (riêng tủ lạnh 45 triệu)
hệ thống âm thanh: 220 triệu
hàng rào: 500 triệu ...
sáng hôm qua, ngồi nhâm nhi chút rượu với chủ nhà- nghe tiếng nhạc du dương, hít gió thổi từ sông vào, nghe câu chuyện quá trình làm việc và phấn đấu của chủ nhà,...tự nhiên có cảm xúc rất lạ...k diễn tả thành lời được...nói chung là sướng và vui lây với niềm vui của chủ nhà
trích 1 đoạn clip ngân hàng mượn công trình và đại gia đình chủ nhà làm nhân vật chính trong đoạn tự quảng cáo: http://www.youtube.com/watch?v=HlwJrjNSsA0
110831- Sản phẩm điện tử lắp ráp tại VN phải nhập khẩu gần 100% linh kiện; sản xuất trong nước chỉ có vỏ carton, xốp chèn, sách hướng dẫn... Còn dệt may có kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu 2011 đạt 6,16 tỷ USD nhưng đã phải nhập tới 5,76 tỷ USD nguyên phụ liệu. Hậu quả là nền kinh tế xuất khẩu sản phẩm thô, hoặc sử dụng nhân công giá rẻ, giá trị gia tăng thấp. http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/37593/van-loay-hoay-trong--kiep-gia-cong-.html
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011
110830- Các dự án thoát nước tại TP.HCM: Mới sử dụng đã lo lạc hậu
Dự án cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ, dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và dự án thành phần số 3 thuộc dự án nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hoá – Lò Gốm là ba dự án chống ngập lớn của TP.HCM.
Tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa (Bình Thạnh) dù mang tiếng được hưởng lợi từ dự án vệ sinh môi trường của thành phố nhưng vẫn bị ngập nặng Ảnh: |
Theo các ban quản lý, hiện nay ba dự án này đang trong quá trình hoàn thành giai đoạn 1, thực hiện kết nối chung vào hệ thống thoát nước của thành phố. Cuối năm 2011, tình trạng ngập nước sau mưa ở các quận Bình Thạnh, quận 6, Bình Tân, 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp… sẽ cơ bản được giải quyết. Tuy nhiên...
Ngập ở nơi chống ngập
Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hoá – Lò Gốm khẳng định rằng, sau khi hoàn thành dự án thành phần số 3 thì mưa cỡ nào, cường độ mưa bao nhiêu cũng không bị ngập. Lý do, theo ông Lê Thanh Liêm, giám đốc ban quản lý dự án: “Do công trình đã lên trên khỏi mức triều cường, đỉnh triều cường cao nhất trong những năm gần đây chỉ ở mức 1,54m, trong khi độ cao của mặt đường lên đến 1,8m”.
Theo ông Liêm, mục tiêu giải quyết tình trạng ngập úng ở lưu vực Tân Hoá – Lò Gốm chắc chắn sẽ đạt được. Ông Liêm đưa dẫn chứng, ngay tại thời điểm này, khi dự án đang chuẩn bị hoàn thành thì nhiều “điểm đen” ngập nước trước đây như đường Hoà Bình, Lạc Long Quân, Ông Ích Khiêm (quận 11), Âu Cơ, Hồng Lạc, Đồng Đen (quận Tân Phú), Huỳnh Thiện Lộc, Phạm Văn Chí và Nguyễn Văn Luông (quận 6) không còn xuất hiện. “Người dân rất phấn khởi!”, ông Liêm khẳng định.
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với những gì ông Liêm nhận định, theo ghi nhận của chúng tôi trong cơn mưa chiều tối 13.8, hầu hết các con hẻm cũng như một số tuyến đường mà ông Liêm nêu trên đều chìm trong biển nước, nhiều nơi ngập sâu trên 0,4m. Cụ thể, trên đường Tân Hoá (quận 11), đoạn từ cầu Tân Hoá hướng về Bà Hom, nước ngập lên đến tận yên xe.
Nếu như trước đây, người dân ở tuyến đường này bức xúc việc thi công chậm trễ, kéo dài bao nhiêu thì giờ bức xúc trước “hiệu quả” bấy nhiêu.
Đường Nguyễn Văn Luông (phường 11, quận 6) mặc dù được ban quản lý dự án đưa ra làm điển hình cho sự thành công của dự án nhưng khu vực dân cư hai bên đường bị ngập sâu. Nhiều con hẻm như 254, 240… bị nước ngập đến 0,5m khiến mọi hoạt động, sinh hoạt của người dân bị ngưng trệ và xáo trộn. Ông Nguyễn Văn Chí, ngụ ở tuyến đường này ngao ngán, nói: “Lúc chưa nâng cấp các con hẻm ở đây chỉ ngập nhẹ khi có mưa lớn, nhưng sau khi có dự án các con hẻm lại càng ngập sâu, kéo dài hơn. Chỉ cần một cơn mưa liên tục, kéo dài khoảng 15 phút là các con hẻm biến thành sông”.
Tương tự, ở tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Xuân Ngôn (thuộc phường 1, 2 quận Bình Thạnh), khu vực hưởng lợi từ dự án vệ sinh môi trường thành phố, trong cơn mưa chiều tối 16.8, dù vũ lượng đo được ở trạm Cầu Bông lúc 17 giờ 35 – 20 giờ chỉ có 25,8mm nhưng từ 18 giờ, toàn bộ khu vực này đã biến thành sông, với độ ngập sâu gần 0,5m.
Trong khi đó, theo ban quản lý dự án vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc – Thị Nghè, 22 gói thầu trong số 30 gói thầu của giai đoạn 1 dự án đã hoàn thành, việc nối thông tuyến cống bao thoát nước dài 8,5km trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, hạng mục chính quyết định sự thành công toàn bộ dự án, sẽ đưa toàn bộ nước thải của bảy quận trung tâm thành phố về trạm bơm nước công suất 64.000m3/giờ, để trạm này bơm nước ra sông Sài Gòn (giai đoạn 1 của dự án). Đến nay, toàn bộ dự án đã hoàn thành hơn 90% và bắt đầu phát huy hiệu quả.
Lo lạc hậu
Theo các nhà khoa học, từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20, chính quyền TP.HCM đã lên kế hoạch chống ngập cho toàn thành phố. Tại đây, cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật (JICA) được chọn làm nhà nghiên cứu, lập quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước mưa và nước thải đô thị cho thành phố đến năm 2020. Cuối năm 1999, việc nghiên cứu, lập quy hoạch hoàn thành.
Theo đó, con số mà JICA đưa ra để thiết kế hệ thống cống chính chỉ tương đối phù hợp với tần suất mưa những năm 1980 – 1990. Vũ lượng mưa JICA đưa ra để thiết kế hệ thống cống chính là 85,36mm. Cơ sở số liệu của JICA dựa vào thống kê cơn mưa có vũ lượng như vậy xuất hiện ba năm một lần.
Trong khi đó, theo thống kê của trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, từ đầu năm đến nay có ba cơn mưa lớn, trong đó có một cơn mưa đạt vũ lượng trên 100mm và hai cơn mưa có vũ lượng trên 90mm. Chưa kể đỉnh triều những năm gần đây đã cao đến 1,56m và mưa lớn trên 100mm thường xuyên xuất hiện. “Chính vì thi công dựa trên số liệu khảo sát cũ đã khiến nhiều tuyến đường lẽ ra được hưởng lợi của các dự án chống ngập lại tiếp tục ngập, dù dự án có hoàn thành 100%”, ông Hồ Long Phi, một chuyên gia trong lĩnh vực chống ngập, nhấn mạnh.
Xác định đỉnh triều là cơ sở để đưa ra hệ thống thoát nước, nhưng không xác định đúng thì làm sao có được hệ thống thoát nước phù hợp. |
Theo ông Phi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến số liệu lạc hậu, ngoài nguyên nhân chủ quan là đơn vị nghiên cứu lập quy hoạch đã bỏ qua những cơn mưa có vũ lượng rất lớn trên 150mm từng xuất hiện ở TP.HCM vào giữa những năm 90, còn một nguyên nhân nữa là việc đơn vị nghiên cứu đã không lường trước được những tác động của biến đổi khí hậu.
TS Hoàng Đức Thảo, chủ tịch chi hội thoát nước Nam bộ, cho rằng cách tính tần suất mưa của các dự án trên không hợp lý bởi các dự án thoát nước đều dựa vào số liệu lượng mưa của 30 năm để đưa ra lượng mưa cao nhất cho từng tần suất là quá dài, như thế sẽ không phù hợp với thực tế. Cách tốt nhất là nên lấy thời gian khoảng 15 năm gần nhất để đưa ra lượng mưa cao nhất cho từng tần suất.
Nhiều nhà khoa học cũng phân tích, các dự án thoát nước đưa ra đỉnh triều thiếu khoa học, không sát với thực tế. Chẳng hạn, dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè khi thiết kế lấy đỉnh triều là 1,33m, còn dự án nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hoá – Lò Gốm chỉ lấy đỉnh triều 1,313m là không phù hợp. Thực tế thì đỉnh triều của các khu vực trên đều cao hơn nhiều so với mức đưa ra. “Xác định đỉnh triều là cơ sở để đưa ra hệ thống thoát nước, nhưng không xác định đúng thì làm sao có được hệ thống thoát nước phù hợp. Do đó, có hay không có các dự án thoát nước, thành phố vẫn bị ngập, nếu có giảm chăng thì cũng chỉ giảm thời gian ngập so với hiện nay”, ông Thảo khẳng định.
TS Lê Long, nguyên giám đốc công ty xây dựng cấp thoát nước số 2 (bộ Xây dựng) cho biết, khi đóng góp ý kiến cho dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, ông đã đề xuất phải xây dựng hồ chứa nước mưa, nhưng ban quản lý dự án không quan tâm.
Đào Lê – Hồ Quang
nguồn: http://sgtt.vn/Thoi-su/Trong-nuoc/151963/Moi-su-dung-da-lo-lac-hau.html
110829- Bán villa cao cấp Yết Kiêu (Đà Lạt)
Bán biệt thự cao cấp mới xây 8/2011 đường Yết kiêu, Đà Lạt
(bên cạnh biệt thự Trần Lệ Xuân- viện lưu trữ).
diện tích đất: 347m2
tổng diện tích xây dựng: 218 m2
phòng khách- bếp- 4 phòng ngủ- vệ sinh riêng- sân vườn rộng.
máy nước nóng từng phòng.
wifi.
chính chủ- giấy tờ hợp lệ
giá 6 tỉ - bao gồm toàn bộ trang thiết bị.
miễn trung gian.
liên hệ: anh Nam 0918008140
cám ơn đã đọc tin
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011
110827- 10 cách tiết kiệm (tiền mua vàng) tốt nhất
Nhiều người hiểu nhầm tiết kiệm và đánh đồng nó với sự "rẻ tiền". Thực tế, tiết kiệm là sự đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được lợi ích nhiều nhất từ tiền bạc, của cải của mình, dù có hạn hẹp đi nữa.
Với những ai bắt đầu công cuộc tiết kiệm, đây là 10 lời khuyên sống tốt nhất cho họ, đăng trên tạp chí kinh tế Thestreet.
1. Không mua những thứ bạn không cần
Để có lợi ích lớn nhất từ số tiền bạn có, điều cần thiết là phải hiểu rõ sự khác biệt giữa muốn và cần. Cam đoan với bạn rằng rất nhiều thứ mà bạn nghĩ mình "cần" thực chất chỉ là thứ bạn "muốn", để xoa dịu cơn thèm mua sắm của mình.
Những thứ "cần" cơ bản gồm có: thực phẩm (gồm cả nước), nhà ở, quần áo.
Điều đó có nghĩa là tivi (và hầu hết các món đồ trong nhà bạn) là thứ mong muốn, chứ không phải nhu cầu thiết thực.
Cách tiết kiệm đơn giản là, nếu bạn không cần đến nó, đừng mua, dù cho giá tốt bao nhiêu đi nữa.
2. Chỉ mua khi bạn có tiền
Một trong những nguyên tắc tiết kiệm cơ bản là phải có tiền để trả cho những thứ bạn mua. Trả bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng, và bạn sẽ đảm bảo mình không tiêu nhiều hơn khả năng chi trả.
3. Mua theo giá trị sử dụng, chứ không phải giá bán
Một quan niệm sai lầm về việc tiết kiệm là mua những thứ rất rẻ tiền hoặc giá rất thấp. Sự thực là người tiết kiệm luôn cố gắng mua với giá trị sử dụng tốt nhất, trong đó tính đến các yếu tố như tuổi thọ và và các chi phí phát sinh duy trì sau này. Điều đó thường có nghĩa là hãy nhìn vào chi phí dài hạn cho sản phẩm, chứ không phải là giá mua ban đầu. Chẳng hạn, mua một bộ quần áo tốt, chứ không nên mua quần áo rẻ tiền để rồi lại phải thay liên tục.
4. Kiên nhẫn
Những người tiết kiệm hiếm khi mua những món đồ công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Thay vào đó, họ chờ đợi cho đến khi công nghệ đạt đến đỉnh cao, đồng thời giá của sản phẩm lại giảm xuống mức vừa phải cho đa số. Thường là họ sẽ mua thế hệ 2, 3 của sản phẩm mới nhất.
5. Mua đồ đã qua sử dụng
Một mục tiêu cơ bản của tiết kiệm là có được giá trị tốt nhất từ thứ mà bạn mua, và điều này thường đồng nghĩa với việc mua sản phẩm đã qua sử dụng. Người tiết kiệm thường vui vẻ để cho người khác trả đủ tiền cho sản phẩm và mất thêm những chi phí phát sinh ban đầu (chẳng hạn, hãy nghĩ đến sự khác biệt về giá giữa một chiếc xe hơi mới tinh, và một chiếc đã qua sử dụng 2 năm).
Đồ dùng rồi thường có giá giảm hơn nhiều so với đồ mới tinh, trong khi đa số vẫn giữ được các chức năng cơ bản.
6. Tìm kiếm sự thay thế trước khi mua
Thay vì đổ cả đống tiền vào những thứ mà bạn có thể chỉ dùng vài lần, hãy xem các giải pháp thay thế. Chẳng hạn mượn của bạn bè, hàng xóm hoặc trong thư viện. Hoặc giả, về lâu dài, nếu thuê có rẻ tiền hơn so với mua không? Mua chỉ là một trong nhiều giải pháp để có được thứ mà bạn cần.
7. Lờ hàng xóm đi
Một phần của cách sống tiết kiệm là bạn phải hiểu rằng cuộc sống không phải là sự cạnh tranh ai có nhiều đồ nhất. Điều quan trọng là tập trung vào nhu cầu của bạn và gia đình, và không phải là xem người khác đang tiêu tiền vào việc gì. Nếu hàng xóm mua, không có nghĩa là bạn cũng phải ra chợ ring về món tốt hơn như thế.
8. Đừng bao giờ trả tiền toàn bộ
Khi mua một món đồ, bạn đừng nên trả hết tiền cho nó. Có nhiều cách để giảm bớt chi phí, chẳng hạn dùng coupon, chiết khấu, chờ hàng giảm giá hoặc mặc cả. Với một chút chuẩn bị và tính toán, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được đáng kể.
9. Đừng lãng phí
Để tiết kiệm, bạn phải biết ghét sự lãng phí, nó bao gồm cả lãng phí tài nguyên hay thời gian. Sự hiệu quả là "bạn thân" của người tiết kiệm, và người tiết kiệm thường tuân thủ một loạt các quy trình xanh như tái sử dụng, tái chế... những thứ mà họ có.
10. Tự mình làm việc
Hãy tự mình làm các việc có thể, thay vì thuê người khác. Người tiết kiệm có xu hướng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tự làm, và không trả tiền cho những việc họ có thể tự mình xoay xở.
T. An
nguồn: http://vnexpress.net/gl/doi-song/gia-dinh/2011/08/10-cach-tiet-kiem-tot-nhat/
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011
110827- Cần cải cách việc quản lý đất thổ cư và xây nhà ở
Có rất nhiều nơi đều thiết kế diện tích để ô tô trong nhà chung cư, tạo điều kiện, tiếp tay cho những cư dân ở căn hộ xuống đường đi làm hàng ngày bằng xe 4 bánh cá nhân là một trong những nguyên gây ra tắc đường thành phố, đô thị. Nhưng lại không thiết kế diện tích nhà trẻ, mẫu giáo, khiến những phụ huynh cùng các cháu bé phải ra đường 2 lần mỗi ngày từ căn hộ đến nhà trẻ, mẫu giáo và ngược lại (từ nhà trẻ mẫu giáo về căn hộ) làm tăng mật độ phương tiện giao thông trên đường phố.
Để khắc phục những điều không hợp lý nói trên, kiến nghị Chính phủ cũng như chính quyền các cấp nên cải cách triệt để việc quản lý đất thổ cư và xây dựng nhà. Theo chúng tôi suy nghĩ, nên ban hành và thực hiện các chính sách, quy định, biện pháp cụ thể dưới đây:
(ảnh minh họa)
Đồng thời (UBND tỉnh, thành phố) chuyển quyền sử dụng những lô, nền đất thổ cư này cho UBND quận, huyện tổ chức đấu thầu làm nhà ở ưu tiên những gia đình chính sách, những gia đình thu nhập thấp đến thuê ( thuộc diện chưa có nhà ở, hoặc nhà ở quá chật dưới mức quy định).
Thứ hai, chỉ trừ hình thức nhà ở doanh trại ra, cơ quan thẩm quyền chỉ cấp đất xây dựng nhà ở (kể cả nhà ở gia đình và nhà ở tập thể) hợp khối-chung cư cao tầng cho các cơ quan đơn vị, trên cơ sở danh sách những gia đình, những người chưa có nhà ở và từng gia đình, từng trường hợp một, phải được UBND phường, xã (nơi cư trú) chứng nhận (chưa có nhà ở). Có như vậy mới triệt tiêu vụ việc các cơ quan đơn vị chia lô, phân nền đất thổ cư. Và tránh tình trạng đã xảy ra trong nhiều gia đình, vợ được cấp đất theo cơ quan vợ, chồng cũng được cấp đất theo cơ quan chồng. Thậm chí 1 cơ quan đơn vị đã được cấp đất nhà ở rồi, đến khi thay đổi tên cơ quan đơn vị lại làm thủ tục xin cấp đất xây dựng nhà ở 1 lần nữa, tạo ra tham nhũng, đầu cơ đất thổ cư.
Thứ ba, trong khuôn viên các khu đô thị mới, chỉ cấp đất xây dựng nhà ở chung cư cao tầng, nhà ở biệt thự (theo 1 tỷ lệ phù hợp-có giới hạn) và chấm dứt việc cấp đất xây dựng nhà ở thấp tầng liền kề (thông tầng) đối với các chủ đầu tư dự án địa ốc-bất động sản, để không phung phí đất thổ cư như khu đô thị Thủ Thiêm, thuộc dự án Him Lam, trên địa bàn phường Bình An (bên trong đường Lương Đình Của), ở quận 2, TPHCM; khu đô thị Vân Canh ở Thủ đô Hà Nội...
Thứ tư, không thiết kế diện tích-chỗ để ô tô trong nhà chung cư cao tầng (kể cả dưới tầng hầm), nhằm hạn chế cư dân ở căn hộ đi làm hàng ngày bằng xe 4 bánh cá nhân, góp phần giảm tắc đường thành phố, đô thị. Nhưng thay vào đó là diện tích nhà trẻ, mẫu giáo và cả diện tích cho học sinh đi học lớp 1. Tất nhiên về mô hình nhà trẻ, mẫu giáo cũng như trường tiểu học sẽ không bị bó hẹp, “máy móc”- phải ở trong 1 khuôn viên như hiện nay.
Tiến sỹ Hoàng Long (nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), người từng sống ở Đức những năm đi nghiên cứu sinh, cho biết: "Một số nước châu Âu từ lâu đã thiết kế ngay trong nhà ở chung cư cao tầng có diện tích nhà trẻ, mẫu giáo và diện tích cho học sinh đi học lớp 1. Liên hệ ở nước ta từ năm 1983, gia đình tôi được cơ quan phân phối cho 1 căn hộ tại 1 khu chung cư 5 tầng của Bộ Công an (ở Hà Nội) cũng đã tổ chức được nhà trẻ, mẫu giáo hoạt động (ngay tại tầng trệt chung cư), vô cùng tiện lợi cho gia đình tôi và những gia đình có con nhỏ khác".
Thứ năm, cơ quan chức năng cần dứt khoát không được cấp giấy phép xây dựng-nếu thiết kế chiều cao nhà ở không phù hợp với bề rộng đường giao thông cùng với hè phố (đối với đường đô thị); cùng với lề đường, hành lang an toàn giao thông (đối với đường ngoài đô thị) và không bảo đảm tiêu chuẩn xây dựng quy định khoảng cách giữa các ngôi nhà, mật độ dân cư… Có như vậy, việc xây dựng-làm nhà ở nước ta mới ngày càng văn minh, hiện đại.
Nguyễn Thành Lập
Hà Nội
LTS Dân trí - Việc quản lý đất thổ cư cũng như xây dựng nhà ở của nhiều thành phố hiện nay, kể cả Hà Nội và TPHCM, còn nhiều sơ hở, gây ra tình trạng xây dựng lộn xộn, thiếu mỹ quan. Mặt khác, những sơ hở trong việc phân phối đất dưới hình thức bán giá rẻ cho một số cơ quan không đúng đối tượng thiếu nhà đã tạo điều kiện cho những kẻ đầu cơ đất đai và nhà ở, trong khi nhiều người khác, nhất là người có thu nhập thấp vẫn không có nhà ở.
Sự phản ảnh về những điều bất hợp lý cũng như những kiến nghị các biện pháp cải cách quản lý đất đai và xây nhà trong bài viết trên đây là có cơ sở thực tế. Mong rằng các cơ quan có trách nhiệm quản lý đất thổ cư cũng như xây dựng nhà ở sớm có biện pháp khắc phục để lập lại trật tự trong lĩnh vực này. Nhất là kịp thời ngăn chặn tình trạng sơ hở trong công tác quản lý, tạo cơ hội làm giàu cho những người đầu cơ bất động sản, trong khi nhiều người dân có thu nhập trung bình (chưa nói đến thu nhập thấp) cũng không mua nổi nhà ở.
nguon: http://dantri.com.vn/c673/s673-511892/can-cai-cach-viec-quan-ly-dat-tho-cu-va-xay-nha-o.htm
110827- Lời giải nào cho bài toán giao thông Việt Nam (bài 1): Sáng tạo hay bế tắc?
Siêu dự án 1570 km ĐSCT dài nhất thế giới có cứu nổi tình trạng giao thông ngày càng hỗn loạn , tắc nghẽn và đầy chết chóc không ?! Lại có một câu hỏi lớn : Học tiến sỹ để làm gì !? và 1000 luận văn tiến sỹ đã làm được gì cho nước nhà trước một thực trạng giao thông tồi tệ như hiện nay ?! Câu hỏi đó đang chiếu thẳng hướng trách nhiệm về phía các chuyên gia cao cấp bộ GTVT!
(ảnh minh họa)
Tiến sỹ Trần Đình Bá
(Hội Kinh tế & vận tải Đường sắt Việt
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011
110821- bán đấu giá 100 dvd phim ủng hộ cho 1 chương trình từ thiện...
110821- bán đấu giá 100 dvd phim các thể loại ủng hộ cho 1 chương trình từ thiện...
- hình chỉ mang tính minh họa- không phải phim thật :-)
- giá khởi điểm 1 triệu. mong các Mạnh Thường Quân ủng hộ thiệt là mạnh tay :-).
cám ơn trước
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011
110809- Thăm ngôi chùa bằng vỏ chai độc đáo ở Thái Lan
Nguyên vật liệu cho ngôi chùa là hơn một triệu vỏ chai bia, ngôi chùa Wat Pa Maha độc đáo này được xây dựng ở phía đông bắc của Thái Lan.
Các nhà sư ở tỉnh Siskat của Thái Lan đã đưa ra một ý tưởng kì lạ: xây dựng ngôi chùa và đền thờ không sử dụng bất cứ vật liệu nào khác ngoài việc sử dụng lại những vỏ chai bia Heineken và vỏ chai Chang ở địa phương.
Họ bắt đầu thu thập vỏ chai vào năm 1980, bằng việc khuyến khích các chính quyền địa phương gửi đến chùa những vỏ chai không dùng nữa. Theo thời gian, họ cũng thu thập gần một triệu vỏ chai và bắt tay vào công việc xây dựng đầy phức tạp với kiến trúc mới lạ này. Họ tin vật liệu mới này là giải pháp hoàn hảo, thân thiện với môi trường.
Sau gần 25 năm huy động cơ quan, chính quyền địa phương và các cá nhân giúp đỡ gửi vỏ chai về chùa. Họ đã có hơn 1,5 triệu vỏ và xây dựng nên 20 tòa nhà phức tạp bao gồm chính điện, phòng cầu nguyện, một cái tháp, nhà hỏa táng, phòng tắm cho khách và nhiều hơn nữa… Thậm chí họ còn tạo ra bức tranh ghép Đức Phật khổng lồ bằng vỏ bia. Các tu sĩ phật giáo có ý định muốn xây dựng nhiều các công trình hơn nữa cho các tu sĩ trong thị trấn Khun Han làm nơi trú ngụ.
Bức tường của ngôi chùa làm bằng vỏ chai bia màu nâu. |
Trên mái của ngôi chùa vỏ chai. |
Nhà tắm dành cho khách du lịch. |
Không chỉ sử dụng vỏ chai, các tu sĩ còn tận dụng luôn cả nắp chai. Họ thật sự khéo léo tạo ra những bức tranh ghép khác nhau, làm điểm nhấn bên trong ngôi chùa.
Bức tranh được ghép từ những nắp vỏ chai trên tường. |
Sự kết hợp hài hòa giữa hai tông màu, xanh lá cây của vỏ chai bia Heineken và màu nâu của vỏ chai bia Chang khiến cho ngôi chùa mang sắc thái hiền hòa thanh tịnh hơn. Hơn nữa, vật liệu cho ngôi chùa này rất dễ tẩy rửa khi chúng bị vấy bẩn.
Ngôi chùa bằng vỏ chai bia này còn mang một ý nghĩa tôn giáo rằng mọi người đến với ngôi chùa cảm nhận được sự an lành, xua tan đi những ưu tư phiền muộn trong tâm hồn, vỏ chai là đại điện tích cực cho việc làm sạch đi những suy nghĩ không tốt trong mỗi chúng ta, làm tâm tịnh lại.
Ngày nay ngôi chùa vỏ chai này nằm trong tour du lịch tham quan sinh thái thân thiện ở Đông Nam Á.
Tuệ Tâm
Theo Bưu Điện Việt Nam
110809- 12 bể bơi 'quái dị' và đẹp phát thèm trên thế giới
Nhiều bể bơi nằm trong khách sạn sang trọng và nổi tiếng, một số bể khác nằm ngay trên bờ biển nhưng điểm chung của những bể bơi này là mặt nước sáng như gương khiến du khách cảm thấy như nó kéo dài vô tận.
Bể bơi ở Chiang Rai, một tỉnh thuộc cực bắc Thái Lan. |
Bể bơi nằm giữa vùng đồi núi Tuscany, Italy. |
Bể bơi nằm trên đồi trong xuống thung lũng ở Bali, Indonesia. |
Bể bơi như trải dài vô tận ở đảo Rangali, Maldives. |
Hồ bơi nước mặn ở Phuket, Thái Lan. |
Bể bơi nằm ngay trên bờ biển, gần những con sóng ở biển Mexico. |
Những đám mây hồng soi bóng xuống nước ở một bể bơi khác nằm trong khách sạn cao cấp cũng ở Mexico. |
Vẻ đẹp vô tận của bể bơi ở Thổ Nhĩ Kỳ. |
Bể bơi Mes Amis nằm trên đảo ở vùng biển Caribbe. |
Bể Vô Cực nằm trên tầng thượng của khách sạn Marina Bay ở Singapore. |
Bể bơi nước ngọt nằm giữa thiên nhiên và cây cối. |
Mặt trời phản chiếu ánh nắng xuống bể bơi ở Jordan. |
Linh Phạm
Theo Ngôi Sao