Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

110730- Campuchia: Văn hóa -con người




sau chuyến đi nào TLV cũng hăng hái dự tính viết cảm tưởng, nhưng cuối cùng bài nào cũng bị khất lại. 1 phần vì lu bu công việc bị gián đoạn phải xử lý- phần vì văn của TLV cũng cục cục hòn hòn lộp cộp nên ngại viết luôn hic hic- thôi đành tạm ví von- album là nhật ký bằng hình ảnh ghi lại nhũng cảm xúc k viết thành lời được của TLV. nói nôm na là thay lời muốn nói í :-)

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

110723- Mây trời Campuchia




các bác nghiên cứu về bản sắc, về kiến trúc truyền thống, dân tộc gì gì đó k biết... toàn dùng dao to búa nhớn k à. nào là 3 gian 2 chái, nào là chữ tam, chữ ngũ; nào là vâng vâng và vâng vâng...nhưng trung thực mà nói thì không thấy hồn Việt ở đâu cả...chỉ cần 1 cây cột điện thôi mà làm mình phải nhìn lại nghề nghiệp của mình liền. Đáng xấu hổ thật :-(

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

110718- Những cây cầu xấu xí- tạp chí Tiếp thị & Gia đình (ý kiến của TLV)




trích phần ý kiến của TLV:
Một cây cầu đẹp đòi hỏi những yếu tố liên quan mật thiết với nhau:
- Công năng và sự cần thiết: nếu phân tích các yếu tố không đầy đủ, công trình sẽ kém hiệu quả như cầu vượt ở Văn Thánh rất ít người sử dụng hoặc cầu Bông, với độ cao quá thấp không đủ làm hầm chui ở nút giao thông thường kẹt xe này…
- Hiệu quả về kinh tế: chi phí đền bù giải tỏa, kinh phí đầu tư, nguồn vốn,…phần nào góp phần vào kiểu dáng cầu. kinh phí thoải mái, cầu sẽ được áp dụng công nghệ mới hơn, kiểu dáng đẹp hơn,…
- Ảnh hưởng: môi trường, cảnh quan, thẩm mỹ của riêng cây cầu và sự hòa quyện với cảnh quan chung quanh.
- Bảo quản: quản lý lâu dài về an ninh xã hội, về kỹ thuật,… giảm tối đa các tệ nạn và các yếu tố làm ảnh hưởng đến giao thông, mỹ quan đô thị.
Do đặc thù riêng ở nước ta, chi phí đền bù, giải tỏa luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong nguồn vốn đầu tư do đó kinh phí dành cho công trình chính không còn nhiều. điều này làm mất cân đối giữa các yếu tố trên.
Hiện nay do lưu lượng xe nhiều và tốc độ lưu thông cao nên các phương tiện trên đường gần như rất khó tiếp cận vào khu vực gầm cầu. Do đó, những dịch vụ, các loại hình kinh doanh tụ tập đông người không nên bố trí ở các khu này, trừ một số cầu đã tồn tại lâu năm (cầuTân Thuận-Quận 7) nên chỉnh trang cho phù hợp với quy hoạch chung của thành phố; Những cầu giải quyết bớt kẹt xe và mới hình thành sau (cầu Bùi Hữu Nghĩa-Bình Thạnh) nên bố trí thêm cây xanh làm “mềm” hơn cho không gian chung quanh cầu; Cầu có vòng xoay lớn (cầu Sài Gòn) nên tạo thành những mảng cây xanh, mặt nước trang trí- vừa là bộ mặt ngay cửa ngỏ thành phố, vừa giảm bớt tệ nạn, buôn bán tràn lan dười gầm cầu.
Tóm lại, các cây cầu ở VN thường gặp 2 yếu tố khó khăn chính: kinh phí đầu tư bị giới hạn và quản lý trong quá trình hoạt động. Khắc phục được hai yếu tố này , chúng ta sẽ có những công trình có thẩm mỹ cao, công năng tốt và hòa hợp với môi trường chung quanh.

Link tham khảo thêm:
http://tylevang.multiply.com/journal/item/581/581
http://tylevang.multiply.com/journal/item/1074/1074
http://tylevang.multiply.com/journal/item/1075/1075
ThS.KTS. Nguyễn Văn Châu
Cty Kiến trúc-Xây dựng TỶ LỆ VÀNG

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

110718- Cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn sẽ mang hình chữ S

Với thiết kế ban đầu theo hình chữ S cách điệu tượng trưng cho hình ảnh đất nước Việt Nam, cầu đi bộ băng qua sông Sài Gòn được kỳ vọng sẽ là một nét văn hóa tiêu biểu của TP HCM trong tương lai.
> TP HCM xây cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Ngày 14/7, ông Trang Bảo Sơn, Phó trưởng Ban Quản lý Đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm cho biết, thành phố đang xúc tiến xây dựng cầu vượt bộ hành bắc ngang sông Sài Gòn và đánh giá đây sẽ là điểm nhấn cho khu đô thị Thủ Thiêm nói riêng và toàn thành phố nói chung.

Hiện dự án trong giai đoạn chuẩn bị khảo sát, thiết kế và lựa chọn nhà đầu tư. Thành phố đã đồng ý cho liên danh gồm 3 Công ty: TNHH phát triển Bắc Việt, Cổ phần dịch vụ đầu tư Đăng Cơ và Tập đoàn Indochina Capital nghiên cứu đề xuất dự án.

Phối cảnh cầu đi bộ băng qua sông Sài Gòn.

Theo thiết kế ban đầu, cầu đi bộ băng qua sông Sài Gòn sẽ dài 360 m, hình chữ S cách điệu tượng trưng cho hình ảnh đất nước Việt Nam. Đường uốn lượn của sông Sài Gòn có trụ tháp nghiêng tạo góc nhìn mở - cách điệu từ hình ảnh cây tre Việt Nam.

Ngoài ra, do chức năng chính của cầu đi bộ là phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, đi lại, thưởng ngoạn và tổ chức lễ hội, cầu lại khá dài nên thiết kế sẽ có những điểm dừng để hành khách có thể ngắm được các góc đẹp của sông Sài Gòn. Hoặc cầu sẽ được bố trí mái che, các băng chuyền phục vụ người lớn tuổi, trẻ em và người khuyết tật…

Trong quá trình thiết kế, các giải pháp bảo đảm an toàn cho người dân phòng khi di tản nhanh, lượng người tập trung quá đông vào các dịp lễ hội… cũng được tính đến.

Liên danh và tư vấn đang nghiên cứu để bổ sung các ý tưởng mang tính đặc trưng của văn hóa dân tộc như chim Lạc, thuyền rồng, trống đồng và các đặc trưng vùng đất Nam Bộ cách điệu (cầu tre, cầu khỉ…). Tháng 9 tới, dự án sẽ được trình UBND phê duyệt.

Trước đó, Công ty tư vấn Deso (Pháp), đơn vị đoạt giải nhất trong cuộc thi thiết kế quảng trường trung tâm khu đô thị mới và công viên bờ sông, đề xuất sẽ xây dựng 2 cây cầu vượt bộ hành băng qua sông Sài Gòn nối với đô thị mới theo hình dáng 2 cánh tay dang ra đón người dân. Đề xuất này cũng đã được các sở ngành liên quan thống nhất thông qua.

Cầu đi bộ sẽ là biểu tượng văn hóa của TP HCM trong tương lai.

Tuy nhiên trước mắt, UBND cho phép triển khai nghiên cứu xây dựng tuyến cầu đi bộ đầu tiên tại vị trí là cuối đường Đồng Khởi (quận 1) đến điểm phía nam quảng trường trung tâm đô thị mới.

Tuyến cầu còn lại phục vụ người dân từ hướng quận Bình Thạnh và các vùng ven, nối với phía bắc quảng trường trung tâm khu đô thị mới sẽ được nghiên cứu sau khi quảng trường đã hình thành để phù hợp với từng giai đoạn của khu đô thị mới.

Tại cuộc họp của UBND thành phố về phương án cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân bày tỏ: "Cầu đi bộ nối quận 1 với trung tâm đô thị mới có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện diện mạo của một khu đô thị mới, kết nối các công trình kiến trúc hiện tại với tương lai. Do vậy, kiến trúc của cầu phải hài hòa với không gian và cảnh quan đô thị, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ và là nét văn hóa tiêu biểu của thành phố”.

Hữu Công

nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/07/cau-di-bo-vuot-song-sai-gon-se-mang-hinh-chu-s/

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

110718- Sân golf uy hiếp an toàn bay

 Người dân ở khu vực quanh sân bay muốn xây đến 7 - 8 tầng cũng khó vì lý do an toàn bay, vậy mà không hiểu sao ngay trong sân bay, sát vòng lượn của máy bay lại cho xây đến 12 tầng - tương đương độ cao 50m?

Ông Lê Trọng Sành - nguyên Trưởng phòng Quản lý bay, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) - khi trao đổi với Thanh Niên về dự án sân golf rộng 157 ha nằm trong sân bay TSN đã nhấn mạnh đến việc dự án này có thể uy hiếp an toàn bay.

Dự án sân golf ở đây cần được hiểu đầy đủ là gồm cả sân golf và dịch vụ. Chính phần dịch vụ mới là vấn đề đáng bàn. Nếu trong sân bay chỉ trồng cỏ để đánh golf thì không có gì để nói, nhưng chủ đầu tư dự định xây cụm nhà hàng, khách sạn, biệt thự... với chiều cao tối đa đến 12 tầng.

Sân golf Tân Sơn Nhất nằm sát vòng lượn hạ cánh của máy bay

Sân golf Tân Sơn Nhất nằm sát vòng lượn hạ cánh của máy bay

Ông Sành đặt vấn đề: “Người dân ở khu vực quanh sân bay muốn xây đến 7 - 8 tầng cũng khó vì lý do an toàn bay, vậy mà không hiểu sao ngay trong sân bay, sát vòng lượn của máy bay lại cho xây đến 12 tầng - tương đương độ cao 50m? Thực tế, tất cả cao ốc trong phạm vi bán kính 30 km từ sân bay đều có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, và theo quy định, công trình có độ cao từ 45m trở lên được xem là cao hơn mức an toàn và đều phải xin ý kiến về an toàn tĩnh không. Nói như vậy để thấy rằng, một công trình ở cách rất xa sân bay cũng có khả năng ảnh hưởng an toàn bay, chứ đừng nói chuyện xây cao ốc đến 50m ngay sát vòng lượn, đường cất hạ cánh của máy bay mà lại cho rằng không ảnh hưởng”.

Người dân ở khu vực quanh sân bay muốn xây đến 7 - 8 tầng cũng khó vì lý do an toàn bay, vậy mà không hiểu sao ngay trong sân bay, sát vòng lượn của máy bay lại cho xây đến 12 tầng - tương đương độ cao 50m?

Ông Lê Trọng Sành - nguyên Trưởng phòng Quản lý bay, sân bay Tân Sơn Nhất

Hiện nay, các chướng ngại vật của sân bay TSN đều nằm cách tâm sân bay từ 3 - 10 km (như nhà thờ Gia Định cao 32m nằm cách 6,5 km, nhà thờ Đức Bà cao 46m cách gần 5 km, nhà thờ Tân Định cao 51m cách 4,8 km, khách sạn Caravelle cao 100m cách 7 km...) trong khi khu dịch vụ sân golf cao 50m lại nằm cách chưa đầy 1 km. Chướng ngại vật không chỉ có thể ảnh hưởng đến an toàn bay mà còn có thể hạn chế hoạt động của các đài, trạm thông tin, radar dẫn đường hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời...

Nhưng thưa ông, chủ đầu tư cho rằng khu đất làm dự án nằm song song và có khoảng cách an toàn với đường băng của sân bay nên sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hoạt động của sân bay TSN?

An toàn bay không thể chỉ tính đến các yếu tố trên mặt đất, mà phải kể đến tĩnh không sân bay, là phần không gian an toàn để máy bay thực hiện các giai đoạn cất cánh lên cao, hạ thấp độ cao, hạ cánh và bay trên các đường băng. Như vậy, không phải cứ có một khoảng cách nhất định với đường băng là đã có thể khẳng định đảm bảo an toàn. Vì khi máy bay cất - hạ cánh xuống đường băng bao giờ cũng cần một khoảng không gian để nâng - hạ độ cao theo vòng lượn (circling) được thiết lập. Theo quy chế bay trong khu vực sân bay TSN, vòng lượn của máy bay không bao giờ được thiết lập ở phía nam đường cất - hạ cánh, bởi ở khu vực này đã có nhà ga, sân đỗ máy bay, kho xăng, khu dân cư... Do đó, vòng lượn chỉ được thiết lập ở phía bắc đường cất - hạ cánh, tức là về hướng khu đất trống dự định làm sân golf hiện nay. Máy bay nhỏ chỉ cần vòng lượn hẹp, nhưng máy bay lớn tốc độ nhanh cần vòng lượn rất rộng. Do đó, việc xây dựng hàng rào và công trình cao tầng sát vòng lượn của máy bay là rất nguy hiểm, có khả năng uy hiếp an toàn bay.

Chưa kể, trong hoạt động hàng không, bao giờ chúng ta cũng phải dự tính đến tình huống xấu nhất là máy bay hoạt động ban đêm, thời tiết xấu (mưa to, gió lớn, mây thấp, tầm nhìn xấu), chưa kể máy bay có sự cố kỹ thuật. Khi đó, nếu chẳng may phi công không xử lý hạ cánh xuống đường băng được mà bị dạt sang, va chạm hàng rào, cao ốc 12 tầng thì thế nào? Cần lưu ý đến tâm lý mệt mỏi của phi công sau một chuyến bay dài, nhất là các chuyến bay quốc tế kéo dài trên 10 tiếng, phi công cần một không gian quang đãng, không có chướng ngại vật để hạ cánh. Nếu xây các chướng ngại vật ngay sát nơi hạ cánh sẽ tạo áp lực rất lớn cho phi công. Mỗi ngày, tại sân bay TSN có hàng trăm chuyến bay quốc tế, quốc nội, sử dụng máy bay loại lớn, ai dám chắc 100% máy bay không gặp trục trặc?

Dự kiến đến năm 2020 khi hoàn thành sân bay Long Thành thì sân bay TSN chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội, nghĩa là tần suất bay sẽ giảm?

Theo chủ đầu tư, sân golf dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động từ năm 2013. Cứ cho là đến năm 2020 có thể hoàn thành sân bay Long Thành và di dời ga quốc tế đến đây, thì trong vòng 7 năm đó, hàng trăm ngàn chuyến bay cất hạ cánh tại sân bay TSN vẫn cứ phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn. Chỉ một chuyến trong số đó gặp trục trặc thôi thì hậu quả rất nghiêm trọng. Ai cũng biết trong ngành hàng không, vấn đề an ninh, an toàn bay là cực kỳ quan trọng, bởi tỷ lệ tai nạn máy bay tuy thấp nhưng khi xảy ra tai nạn thì cực kỳ thảm khốc. Do đó, mọi công trình cao tầng xây dựng trong sân bay phải tính tới tình huống xấu nhất.

Theo phê duyệt của UBND Q.Tân Bình, khu sân golf và dịch vụ tại sân bay TSN có quy mô 157 ha, do Công ty CP đầu tư Long Biên làm chủ đầu tư. Trong đó, sân golf chiếm 111 ha có 36 đường golf, còn lại là các công trình phụ trợ (21 ha), khu nhà hàng, khách sạn, trường học (6 ha), biệt thự và căn hộ cao cấp (9,7ha)...

Chủ đầu tư cho rằng phần đất này bỏ trống nhiều năm nay nên việc xây dựng sân golf sẽ giúp khai thác hiệu quả quỹ đất?

Đó là cách lý luận của người ở dưới đất, hoàn toàn không am hiểu chuyện an toàn trên không. Không phải đất bỏ không là không có tác dụng gì đối với an toàn bay, và cũng không phải trong sân bay còn trống bao nhiêu thì cứ lấy xây nhà cao tầng để tận dụng đất “vàng” như suy tính của người kinh doanh. Trong hàng không, an toàn vẫn là vấn đề được đặt lên hàng đầu.

Lý lẽ của chủ đầu tư là làm dự án để tạo việc làm, thu hút khách du lịch, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, học tập... Song tôi băn khoăn, sẽ có bao nhiêu người dám mạo hiểm vào ở trong các khách sạn, biệt thự nằm ngay sát vòng lượn cất hạ cánh của máy bay? Chưa kể, với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn sẽ cực kỳ nghiêm trọng, vì máy bay khi đến khu vực này sẽ hạ độ cao còn khoảng 300m để lượn vào đường băng... Không hiểu người ta sẽ nghỉ ngơi, học tập thế nào, khi mà khu dân cư ở cách sân bay khá xa còn không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay cất hạ cánh? Chưa biết hiệu quả của dự án đến đâu, nhưng tôi lo khi tự tạo ra quá nhiều chướng ngại vật trong sân bay, các nước sẽ e ngại việc mở các chuyến bay đến TP.HCM. Như vậy, nguy cơ thất thu từ hàng không coi chừng còn lớn hơn hiệu quả thu được từ dự án sân golf!

Ông đánh giá thế nào về vấn đề an ninh khi xây khu sân golf và dịch vụ trong sân bay?

Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Hiện nay, toàn khu vực sân bay có hệ thống tường rào bảo vệ, được xây bằng gạch có trụ bê tông cốt thép, trên mặt tường chằng dây thép gai. Dọc tường rào có đường công vụ với hàng loạt chốt gác để thực hiện tuần tra canh gác. Bên trong đường công vụ lại tăng cường thêm một hàng rào kẽm gai rất cao. Nghĩa là, công tác đảm bảo an ninh sân bay rất nghiêm ngặt, ngăn chặn mọi sự xâm nhập bất hợp pháp. Thế nhưng, khi xây một khu dịch vụ tập trung đông người, chưa kể lại cho phép sinh sống lâu dài ngay trong sân bay thì cần lường định các tình huống mất an ninh. Dù có xây tường rào cũng chưa chắc ngăn được các trường hợp người từ khu sân golf trèo qua hàng rào, vào khu vực cất hạ cánh, phá máy bay, kho xăng, gây mất an ninh và đe dọa an toàn bay... 

Nên tổ chức hội thảo

Ông Lê Trọng Sành nói: “Dự án sân golf TSN được nghiên cứu từ năm 2006, phê duyệt năm 2007, song không hiểu sao đến giờ mới công bố cho người dân biết? Chúng tôi là những người sống cạnh sân bay và nhiều người đã có hàng chục năm phục vụ trong ngành hàng không nhưng lại không hề hay biết gì về một dự án được âm thầm chuẩn bị trong sân bay bên cạnh mình suốt 5 năm trời. Dù dự án đã được phê duyệt, song tôi cho rằng, trên tinh thần dân biết, dân bàn, vẫn cần phải tổ chức hội thảo để lắng nghe các ý kiến đóng góp, phản biện của nhà khoa học, dư luận, người dân..., nhất là xung quanh vấn đề an toàn bay”.

Phương Thanh- thanh niên

nguồn: http://vietstock.vn/ChannelID/1351/Tin-tuc/195343-san-golf-uy-hiep-an-toan-bay.aspx 

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

110716- Người mê bài tây (viết về bộ sưu tập của TLV)

Khuôn mặt thân thiện, nụ cười hồn hậu và phong cách sôi nổi khi tranh luận khiến Nguyễn Văn Châu luôn tạo được cảm giác mình là người trẻ. Một người trẻ có thú vui… già.

Mê bài tây từ Tây du ký

Châu là chủ một doanh nghiệp. Một ông chủ trẻ có thú vui sưu tập bài. Hiện anh đang sở hữu hơn 800 bộ bài tây và rất nhiều bộ bài đủ các loại trên thế giới.

Duyên sưu tập bài tây đến với Châu từ phim Tây du ký. "Đó là năm 1986, khi tôi còn lóc nhóc là cậu học sinh. Phim Tây du ký lần đầu phát sóng trên truyền hình đã gây nên cơn sốt trên thị trường với hàng loạt đồ chơi, quần áo, vật dụng ăn theo hình ảnh của từng nhân vật. Có lẽ vì cơn sốt ấy mà các nhà sản xuất bài tây cũng không muốn bỏ qua cơ hội. Không chỉ hình ảnh chụp mà cả hình vẽ lại các nhân vật của phim đều được in lên lá bài nhìn rất bắt mắt. Rất nhiều bộ bài tây in hình trong phim Tây du ký nhưng mỗi bộ lại một phong cách thể hiện khác nhau tạo cảm giác thích thú cho người xem”.

Đam mê ngay từ lần đầu nhìn thấy, Châu bắt đầu để ý đến các bộ bài tây được thiết kế theo kiểu đặc biệt này. Những bộ bài được in công phu, khác hẳn loại bài phục vụ đỏ đen sát phạt hằng ngày. Những bộ bài mang chủ đề nhất định.

Chính vì mỗi bộ mang một chủ đề nên Châu cũng lưu giữ chúng theo từng lĩnh vực, từng đề tài thể hiện. Chẳng hạn về kiến trúc thì đó là những bộ bài sưu tập về chủ đề công trình kiến trúc lớn, đặc sắc trên thế giới. Từ công trình Vạn Lý trường thành, các sân vận động tham gia phục vụ Olympic 2008 đến các tòa cao ốc của thành phố New York, kiến trúc độc đáo của thành Rome, Veince, Barcelona, Kim Tự tháp, …

Ngoài ra còn rất nhiều bộ bài ở các đề tài khác rất thú vị. Đó có thể là bộ sưu tập các loại huy chương, mề đay của một đất nước nào đấy hoặc là các kiểu trang phục sinh hoạt của các tộc người, thổ dân da đỏ… Có chủ đề hẳn hoi nên mỗi bộ bài tựa như một câu chuyện lịch sử được trình bày sắc nét, sinh động, đầy tính nghệ thuật. Hình thù của chúng cũng vô cùng đa dạng. Có bộ bài hình tròn, có bộ bài trình bày các món cocktail kèm theo cả công thức và cách chế biến…

“Độc” nhất trong các bộ sưu tập của Châu khiến bất cứ ai cũng phải chú ý là những bộ bài về đề tài chính khách, danh nhân. Bộ bài này đặc biệt ở chỗ nó lưu lại tất cả các đời Tổng thống Mỹ từ xưa đến nay, lưu lại những gương mặt của Bộ Chính trị Trung Quốc hay như 2 bộ hí họa các chính khách nổi tiếng trên thế giới. Quái hơn cả là bộ sưu tập chân dung hí họa chính khách của Alfonso Ortuño, một nhà báo nổi tiếng ở Tây Ban Nha…

Không chỉ mua bằng tiền

Sự công phu thừa có, vậy để thu thập 800 bộ bài này phải cần số tiền bao nhiêu? Châu trả lời câu hỏi của tôi bằng cái lắc đầu và một nụ cười: “Tôi cố giữ để không nghĩ đến nó nữa”. Tôi ngạc nhiên và cố đoán làm thế nào để có được những bộ bài “độc” chứ tiền thì chắc “không là vấn đề” bởi đó chỉ là… bộ bài tây, dù biết sưu tầm ngần ấy bộ bài không đơn giản. Châu xác nhận, có rất nhiều bộ bài giá của nó chẳng đáng để suy nghĩ. Nhưng chi phí cho hành trình có nó lại chẳng hề đơn giản và không hề ít tiền chút nào.

+ Có người bạn quen qua mạng, khi “xách tay” bộ bài về trao cho Châu vẫn không tin được người sưu tầm hàng “độc” này lại là cậu trai trẻ vậy. Châu bảo rằng, có lẽ chính vì cái sự trẻ ấy mà có lúc sai lầm. Đến giờ Châu vẫn tiếc hùi hụi vì không mua bộ bài làm bằng giấy papyrus thủ công của Ai Cập vì “cò kè” lâu quá. Cứ tưởng sẽ có thể mua nó dễ dàng ở nơi khác. Nào ngờ đến giờ vẫn còn khuyết bộ bài tây ấy…

+ Mê sưu tập nhưng Châu lại là người chẳng biết đánh bài. “Dễ như đánh tiến lên tôi cũng lớ ngớ. Và các bộ bài này, tôi chưa bao giờ mang ra chơi. Cất một chỗ riêng, cẩn trọng và chỉ dùng để … ngắm. Tôi đam mê sưu tầm vì đó là văn hóa chứ không quan tâm đến đỏ đen”. Anh chia sẻ.

Rất nhiều bộ bài quý Châu mua được trong những lần có dịp đi nước ngoài, tham gia hội thảo chuyên ngành, công tác hoặc du lịch. Để tiết kiệm tiền và nhất là tiết kiệm thời gian những chuyến đi ấy Châu mang theo bên mình bịch chà bông thật lớn. Đến bữa chỉ mua ổ bánh mì, nhét chà bông ăn nhanh để tiếp tục lên đường đi thăm thú, chiêm ngưỡng và…lục lọi. Khi đã đam mê thì chỉ cần liếc qua một cửa hàng là anh đã phát hiện nơi này có hay không có bộ bài mình cần.

Tuy nhiên hầu hết các bộ bài lạ được anh phát hiện và đặt hàng mua qua…mạng. Châu tự nhận mình là một trong những người tham gia dịch vụ mua bán qua mạng sớm nhất ở Việt Nam. Cũng may với sự kết nối internet ngày nay, Châu có thể quen biết với rất nhiều người bạn và họ cũng rất nhiệt tình. Khi đã gom đủ vài bộ, thì người bạn gửi bưu điện về cho Châu.

Tưởng vậy là xong, nào ngờ, hải quan bưu điện rất nhiều lần giữ lại không cho nhận. Dù thuyết phục bao nhiêu về việc “nhập” bộ bài này vì mục đích sưu tập và ngay cả họ cũng công nhận những bộ bài này có tính nghệ thuật nhưng vướng ở quy định bài tây với ý nghĩa cờ bạc không được nhập khẩu vào Việt Nam. Những bộ bài tốn bao nhiêu công sức sưu tầm phải quay ngược trở về nơi gửi. Và có lẽ vì quan điểm “bài tây là bài bạc” ấy mà trong bộ sưu tập của Châu, chỉ có duy nhất một bộ bài do Liksin sản xuất khoảng cuối những năm 80 (TK XX) về thắng cảnh du lịch.

Anh buồn vì nghĩ rằng “mình sưu tập vì nghệ thuật thì gặp khó khăn trong khi bài tây phục vụ đỏ đen in lậu vẫn bán tràn lan khắp các quán tạp hóa”.

Phương Chi

nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/24/24/80508/Default.aspx

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Thông báo của TLV về người mạo danh nhân viên của TLV




trong vòng 1 năm có không dưới 10 cú đt gọi đến công ty TLV hỏi về 1 cô kts, xưng là nhân viên của công ty TLV đã làm việc với họ...mình ngạc nhiên quá vì từ 2002 đến giờ công ty không có nhân viên nào tên đó. Rồi, xếp qua 1 bên xử lý sau
mấy hôm trước Tết, có 1 đồng chí bên thi công alo cho mình hỏi- khi nào thanh toán tiền thi công phần thạch cao cho căn hộ ở Chu Văn An.
Mình chưng hửng vì không công trình nào ở đó lúc ấy...
mình với anh chàng đó lên kế hoạch chộp tại trận người giả danh- nhưng đến phút 89, TLV bận việc đột xuất nên k có mặt được. Dự tính, nếu đúng là lừa đảo thì phải nhờ công an làm việc với cô nàng này.
Hôm nay có 1 nick yahoo add và nói là đang thi công công trình của mình thiết kế và được dặn rất kỹ là không cho bất cứ ai xem bản vẽ của cô nàng...Mình căn dặn phải thận trọng chuyện tiền bạc ngay và có kể những thông tin đã biết.
wow- sắp có phim coi rồi vì mình đã có số đt bàn- địa chỉ văn phòng. hôm nào kiểm tra xem.
Để tránh việc khách hàng cũng như các nhóm thi công bị lường gạt,công ty Tỷ Lệ Vàng xin có vài ý thông báo:
1- công ty Tỷ Lệ Vàng chỉ có địa chỉ duy nhất tại 209B Phan Văn Trị, Phường 14, Bình Thạnh, Tp.HCM. Điện thoại: 08 35164320- 0913 911 881
2- Mọi liên công việc liên quan đến công ty TLV đều do ThS.KTS. Nguyễn Văn Châu- giám đốc làm việc TRỰC TIẾP với quý khách.
3- Liên lạc trên mang: email: tylevang@gmail.com- goldenscale2003@yahoo.com ; skype là tylevang và nick ở facebook và multiply là tylevang.
4- các website chính thức của công ty TLV:
www.tylevang.com
www.tylevang.com.vn
www.tylevang.vn
www.tilevang.com
www.tilevang.net
www.tylevang.net
www.goldenscale.com
Xin quý khách và bạn bè thân hữu kiểm tra kỹ thông tin, nếu cần kiểm chứng thông tin- vui lòng liên lạc với công ty Tỷ Lệ Vàng theo các thông tin liên lạc trên để kiểm chứng.
Xin cám ơn.
Giám đốc
ThS.KTS.Nguyễn Văn Châu- 0913 911 881

Thông báo về công ty TLV chính thức

Để tránh việc khách hàng cũng như các nhóm thi công bị lường gạt,công ty Tỷ Lệ Vàng xin có vài ý thông báo:

1- công ty Tỷ Lệ Vàng chỉ có địa chỉ duy nhất tại 209B Phan Văn Trị, Phường 14, Bình Thạnh, Tp.HCM. Điện thoại: 08 35164320- 0913 911 881

2- Mọi liên công việc liên quan đến công ty TLV đều do ThS.KTS. Nguyễn Văn Châu- giám đốc làm việc TRỰC TIẾP với quý khách.

3- Liên lạc trên mang: email: tylevang@gmail.com- goldenscale2003@yahoo.com và nick ở facebook và multiply là tylevang.

4- các website chính thức của công ty TLV:

www.tylevang.com

www.tylevang.com.vn

www.tylevang.vn

www.tilevang.com

www.goldenscale.com

Xin quý khách và bạn bè thân hữu kiểm tra kỹ thông tin, nếu cần kiểm chứng thông tin- vui lòng liên lạc với công ty Tỷ Lệ Vàng theo các thông tin liên lạc trên để kiểm chứng.

Xin cám ơn.

Giám đốc

ThS.KTS.Nguyễn Văn Châu

 

 

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

110713- Thiết trí phòng nghe nhạc, xem phim gia đình

Dù không tổ chức thành phòng chuyên nghiệp nhưng chăm chút một tí thì không gian sẽ tương thích và âm thanh nghe hấp dẫn hơn.

Nơi nghe nhạc, xem phim, hát karaoke tại gia có nhiều cấp độ để có thể bố trí dàn âm thanh, đèn chiếu sáng…. Ở đó có thể là không gian mở, hoặc dưới tầng hầm, tầng áp mái hay chọn một phòng riêng. Dù không tổ chức thành phòng chuyên nghiệp nhưng chăm chút một tí thì không gian sẽ tương thích và âm thanh nghe hấp dẫn hơn.


Theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu thì nên chọn một nơi gần trục giao thông theo chiều đứng, ở đó tiện cho các thành viên trong gia đình tham gia. Hoặc đưa lên tầng áp mái hay tầng hầm – những vị trí này ít gây tiếng ồn và không gian có tính độc lập. Về ánh sáng nên chọn màu ấm, vừa phải và tổ chức đèn hắt tạo điểm nhấn để “thư giãn” ánh sáng một cách dễ chịu.

Tạp âm thường là nguyên nhân làm cho âm thanh nghe chưa được như ý dù dàn máy có thể thuộc vào loại cao cấp. Ngoài ra, còn phải quan tâm đến những yếu tố như kích thước phòng, cách bố trí các thiết bị, vật liệu cách âm… vì đó cũng là những duyên do làm cho tiếng nhạc “gọn ghẽ” hơn, âm thanh “no tròn” hơn hay ngược lại. Tạp âm có thể tác động từ bên ngoài, từ quạt máy, máy điều hoà, từ hệ thống âm thanh hay chính từ phòng nghe nhạc tạo ra. Để nhận diện những tạp âm từ đâu ra, có thể “luồn” ra phía sau các loa để lắng nghe.

Nhạc công guitar Nguyễn Chí Cung – “tín đồ” của các phòng nghe nhạc tư vấn, các phòng chiếu phim, karaoke thường sử dụng vải nhung, vải dày treo như màn cửa quanh phòng làm thiết bị cách âm vì âm thanh phản hồi sẽ bị hấp thu – không bị tiếng vang dội. Bởi vải có tác dụng hút khoảng 70% âm bổng (treble) và phản hồi 100% âm trầm (bass). Âm thanh trong phòng nghe tạo ra từ âm thanh trực tiếp từ máy và âm thanh phản hồi, cho nên sử dụng vải làm vật liệu cách âm thì sẽ nghe tiếng bass lớn hơn và giúp bạn nghe âm thanh được mượt mà hơn. Và không nên treo nhiều tranh ảnh hay các vật liệu cứng trong phòng nghe nhạc vì âm thanh sẽ bị “chi phối” gây nhiều tạp âm và không được trung thực.

Thông thường đặt các loa cách nhau ít nhất 3m, cách người ngồi nghe 4m và cách tường 1m. Đặt loa cách xa tường và sàn phòng để tránh tiếng dội của âm trầm – bass, hướng loa thường tạo thành một tam giác là hợp lý và hướng về phía người nghe. Với phòng nghe nhạc không nên thiết kế trần vòm vì nó sẽ tạo nên tiếng dội, tức hiệu ứng echo – không mong muốn. Và nếu trần cao quá 3m thì nên sử dụng loa tháp hay chân loa để tâm của màng loa ngang với chiều cao tai người nghe. Nên để khoảng trống sau lưng người ngồi nghe, có thể đặt tấm xốp hay tấm vải nhung để chống các âm thanh dội từ tường lại. Bố trí như vậy thì phòng nghe nhạc chuẩn cũng phải 15m2 trở lên, phòng nhỏ quá, hiệu ứng âm thanh sẽ lệch lạc.


Về nguyên lý thì đặt ampli càng gần loa càng hay vì sẽ giảm được hao tổn công suất trên dây loa. Và chất lượng dây loa cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh. Giá trị dây loa có nhiều cấp giá cả và tuỳ thuộc vào kim loại của ruột sợi dây như vàng – bạc – đồng – bạch kim hay hợp kim. Ngoài ra, âm thanh đi qua dây loa còn phụ thuộc vào hãng sản xuất, công nghệ chế tạo, tiết diện dây, nhiệt độ môi trường.

Theo SGTT
 

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

110712- Ngắm “hành tinh thu nhỏ” qua ống kính nhiếp ảnh gia

Nhiếp ảnh gia người Anh, David Jackson đã sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh với tên gọi “phép chiếu lập thể” để biến các cảnh quan và khung cảnh trở thành một “hành tinh thu nhỏ” cực kỳ độc đáo và đẹp mắt.
“Phép chiếu lập thể” là kỹ thuật nhiếp ảnh để xử lý hình ảnh, cho thấy khung cảnh xuất hiện như một hình cầu trên bề mặt phăng, kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh khung cảnh rộng (paranoma) để tạo nên những hình ảnh với hiệu ứng đẹp mắt.

Khung cảnh 1 góc phố tại London

David giải thích: “Mỗi bức ảnh được có thể được ghép lại từ hơn 100 bức ảnh khác nhau, nhưng thông thường chỉ cần sử dụng 50-60 hình ảnh. Thách thức khó nhất là phải tìm được một nơi hoàn hảo, để nắm bắt được môi trường xung quanh mà không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của hình ảnh. Còn việc chụp ảnh thì lại khá đơn giản, chỉ thực hiện trong khoảng 10 phút. Điều cần phải quan tâm là thứ tự chụp các hình ảnh và sự liêp tiếp giữa chúng. Việc còn lại là xử lý trên máy tính. Đôi khi phải mất 1 ngày cho một hình ảnh ưng ý.

Tòa nhà quốc hội Anh bên dòng sông Thames

Ảnh chụp 1 bến cảng

Một cây cầu cạn ở Wakefield, quê hương của David

Một khu nhà máy cũ

Cầu Kenmore, Scotland

Không chỉ chụp ảnh tại Anh, David còn có rất nhiều bức ảnh chụp ở nước ngoài. Ảnh trên là một con phố tại Barcelona, Tây Ban Nha

Khung cảnh một cánh đồng tuyết, tạo cảm giác như một trái đất thu nhỏ

“Những hành tinh” giữa bầu trời xanh

Phạm Thế Quang Huy

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

"THẰNG NÀO ĐÁNH TAO, TAO SẼ..."

1. MỸ: "Tao muốn đánh thằng nào, là tao đánh thằng đó. Ngoài ra, tao bao tiền súng!"  


2. NATO: "Mỹ đánh thằng nào, tao đánh thằng đó!".

3. NGA:  "Thằng nào bật tao, tao cắt dầu lửa!".

4. ISRAEL: "thằng nào ngấm ngầm muốn đánh tao, tao đánh thằng đó!".

5. NHẬT: "thằng nào đánh tao, tao sẽ bảo Mỹ đánh thằng đó. Nếu chúng mày vẫn không ngừng tấn công, tao cho Maria Ozawa nghỉ việc!".

6. TRUNG QUỐC: "Thằng nào gần tao, tao đánh thằng đó!".

7. ĐÀI LOAN: "Thằng nào đòi đánh tao, tao bảo báo chí chửi thằng đó!".

8. NAM HÀN: "Thằng nào định đánh tao, tao tập trận với thằng Mỹ!".

9. BẮC HÀN: "Thằng nào làm tao bực, tao sẽ đánh thằng Nam Hàn!".

10. Berlusconi (ITALIA): "Thằng nào oánh tao, tao... ngủ với vợ thằng đó!".

11. SINGAPORE : "Thằng nào đánh tao? Chắc không thằng nào rảnh mà đi đánh tao!".

12. IRAQ : "Thằng nào đánh tao thì cứ đánh cho đã, chừng nào mệt thì tự động về!".

13. ARAP SAUDI : "Thằng nào đánh tao, tao mua thằng đó!"

14. Billaden: "Thằng nào đánh tao, tao khủng bố thằng Mỹ!".

15. Liên Hiệp Quốc: "Tao dán cái mác... vùng cấm bay lên thằng nào, chúng mày úp sọt thằng đấy cho tao!".

16. CUBA : "Thằng nào oánh tao, tao cho Việt Nam một mình canh giữ thế giới!".

17. VIỆT NAM:  "Chỗ nào có oánh nhau, tao bày tỏ quan ngại sâu sắc. Còn thằng nào oánh tao, tao tuyên bố chủ quyền, tao cắt điện luân phiên, sau đó tao... cực lực lên án!".

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

110711- Nhà chưa có giấy chủ quyền: Vẫn cấp phép xây dựng

Sở Xây dựng TP.HCM vừa hướng dẫn thủ tục xin cấp phép xây dựng (CPXD) đối với nhà riêng lẻ trên địa bàn TP.HCM theo quyết định 68 của UBND TP. Ông Quách Hồng Tuyến - phó giám đốc Sở Xây dựng TP - cho biết:

- Theo quy định mới, nhà ở riêng lẻ không có các loại giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (gọi chung là giấy chủ quyền), nằm trong khu dân cư hiện hữu, ổn định, sử dụng trước ngày 1-7-2004 (ngày Luật xây dựng có hiệu lực) và phù hợp quy hoạch là đất ở vẫn được CPXD.

Như vậy so với quy định trước đây (nhà phải có giấy chủ quyền hoặc các loại giấy tờ hợp lệ khác theo quy định) thì quy định mới mở rộng thêm cho nhiều đối tượng được CPXD hơn.

Tuy nhiên chủ đầu tư phải có giấy cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về ranh giới thửa đất đang sử dụng (kể cả phần tường chung với các nhà liền kề nếu có) không có tranh chấp, khiếu nại và phải được UBND phường xã, nơi có công trình xây dựng xác nhận. Trường hợp người dân có nhu cầu xây dựng nhà trên ranh đất lớn hơn ranh hiện trạng nhà cũ, hoặc thay đổi vị trí khác phải xin cấp giấy chủ quyền trước khi xin CPXD.

Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng gồm đơn đề nghị (một bản chính), bản sao có chứng thực giấy chủ quyền nhà đất. Trường hợp bản sao không có chứng thực thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

* Nhiều trường hợp diện tích nhà ở trên thực tế lớn hơn diện tích ghi trên giấy chủ quyền. Vậy khi xin phép xây dựng nhà mới theo diện tích sử dụng thực tế thì có được xem xét?

- Nhà ở đã được CPXD, sau khi phá dỡ mà hiện trạng cũ có diện tích đất xây dựng lớn hơn diện tích ghi trong giấy chủ quyền thì người dân phải chứng minh được phần nhà, đất đó không có tranh chấp, khiếu nại.

Người dân phải chứng minh bằng giấy tờ pháp lý hoặc có sự thỏa thuận của các hộ liền kề (có liên quan) và có xác nhận chữ ký của UBND phường xã. Sau đó UBND quận huyện kiểm tra, xác nhận phần diện tích đất mở rộng đó có lấn chiếm đất công hay không.

Nếu không có tranh chấp, khiếu nại, không lấn chiếm đất công và phù hợp quy hoạch thì cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh giấy phép xây dựng theo diện tích sử dụng thực tế.

* Những thay đổi nào về công trình buộc phải xin điều chỉnh giấy phép?

- Khi muốn điều chỉnh thiết kế xây dựng nhà ở khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp như: vị trí xây dựng công trình, cao độ nền xây dựng công trình; các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; diện tích xây dựng; tổng diện tích sàn; chiều cao công trình; số tầng và những nội dung khác được ghi trong giấy phép xây dựng thì chủ nhà phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công. Những thay đổi khác không phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp.

Trong vòng 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định, chủ đầu tư phải xin gia hạn giấy phép xây dựng.

* Theo quy định, những công trình xây dựng thuộc dạng nào không phải xin phép UBND quận huyện mà chỉ cần đăng ký tại UBND phường xã?

- UBND phường xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ đăng ký xây dựng, sửa chữa, cải tạo và thông báo ngày khởi công xây dựng đối với những công trình mà theo quy định không phải xin giấy phép xây dựng như: công trình tạm phục vụ thi công cho công trình chính; công trình nâng nền, nâng gác, nâng mái; xây dựng lại tường bao che bị hư hỏng theo nguyên trạng; công trình gia cố, cải tạo chống nghiêng, lún, nứt không làm thay đổi quy mô diện tích, không ảnh hưởng đến kết cấu...

Nhà ở riêng lẻ (kể cả nhà ở riêng lẻ thuộc các trục, tuyến đường phố chính trong đô thị) thuộc thẩm quyền CPXD của UBND các quận huyện. Nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn (đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định của UBND quận huyện phải CPXD) do UBND xã CPXD.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện CPXD thì cơ quan chức năng có văn bản hướng dẫn trong thời hạn 10 ngày làm việc. Đối với nhà ở riêng lẻ thời gian CPXD là 15 ngày làm việc, nhà ở nông thôn là 10 ngày làm việc. Chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản việc khởi công xây dựng công trình cho UBND phường xã, thị trấn trong thời hạn bảy ngày, trước khi khởi công xây dựng.

* Hiện ba tuyến đường: đại lộ Võ Văn Kiệt, xa lộ Hà Nội và tuyến Bình Lợi - Tân Sơn Nhất - Vành đai ngoài đang nghiên cứu thiết kế đô thị. Nhà hộ dân ở các tuyến đường này muốn xin phép xây dựng được giải quyết ra sao?

- Hiện UBND TP đã giao Sở Quy hoạch - kiến trúc nghiên cứu lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị dọc các tuyến đường trên để làm cơ sở giải quyết CPXD và quản lý xây dựng. Do vậy trước mắt các công trình xin phép xây dựng dọc các tuyến đường này phải có ý kiến về chỉ tiêu kiến trúc - quy hoạch của Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.

PHÚC HUY thực hiện

nguồn: http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=446064&ChannelID=204

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

110710- Trố mắt với những bức tranh... "thoắt ẩn thoắt hiện"

1 cách vẽ tranh cực độc đáo ở những hàng rào.

Có lẽ do cảm thấy những hàng rào sắt trông thật nhàm chán mà các họa sĩ đã sử dụng màu vẽ để biến chúng trở nên sinh động hơn. Nhưng những gì mà các họa sĩ thể hiện đều khiến mọi người trầm trồ, kinh ngạc, họ đã vẽ những bức tranh lên chính các hàng rào. Điều quan trọng là họ vẽ vào mặt bên của những song sắt.

Những bức tranh này sẽ không hiện ra nếu bạn nhìn thẳng, bạn phải nhìn nghiêng đến đúng góc độ mới có thể phát hiện ra bức tranh. Thật là một cách vẽ tranh vô cùng ấn tượng phải không nào? Để vẽ được những tác phẩm như này chắc hẳn người họa sĩ phải có kỹ thuật rất cao.


Nhìn qua ai cũng nghĩ đây chỉ là một hàng rào bình thường...


Nhìn ở góc độ nghiêng dần...


Và bức tranh bí ẩn đã được hiện ra. Đó là một khuôn mặt người...




Lại thêm 1 gương mặt nữa này.




Vẽ như này kỳ công lắm đó.




Zoom gần vào nè.


Nhìn theo hướng ngược lại cũng được nhé.






Để vẽ được như này đòi hỏi người vẽ phải rất giỏi.


Những khuôn mặt phụ nữ.


Ấn tượng quá đi mất...








Lúc nào cũng nổi bật nhá