Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

091127- Nên hiểu thế nào cho đúng về “Rừng vàng biển bạc”?

Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều nơi vẫn “thi nhau” phá rừng, kể cả rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển vì cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài…

Những việc làm thiếu ý thức đó không những làm mất đi hệ sinh thái phong phú dưới tán rừng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc phòng chống lụt bão.

Trước tình trạng nói trên, một số người cho rằng quan niệm không đúng về “rừng vàng biển bạc” tưởng như vô tận và là biểu tượng của một đất nước được thiên nhiên ưu đãi.Từ đó đã  giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước, có tâm lý chủ quan, ỷ lại vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.

Ngược lại như nước Nhật, họ giáo dục con em rằng đất nước Nhật nghèo, không có tài nguyên, vì vậy cần cố gắng học tập, trở thành những người sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng Việt Nam “rừng vàng biển bạc”, làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng vẫn chỉ biết dựa vào “đào bới, chặt hạ” thiên nhiên...   

Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước, cuộc sống, từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. “Rừng vàng biển bạc” là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước.

Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (biển bạc) và Kim Sơn (núi vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! 

 

Liệu có gì sai khi chúng ta nói với con em sự thật về Tổ quốc mình là “rừng vàng, biển bạc”? Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài gần 3.500 km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng ngàn con sông, với rất nhiều sản vật, diện tích núi rừng chiếm đến 40% với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng phong phú, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam.

Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác, hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao?
 
Người Nhật họ giáo dục con em họ như vậy, cũng xuất phát từ lòng trung thực, vì đất nước Nhật Bản rất nghèo nàn về tài nguyên, và thường xuyên phải chịu những trận động đất khủng khiếp. Trung thực là nền tảng, là gốc của đạo đức, giáo dục.

Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam “rừng vàng biển bạc”.

Người nói nước ta “rừng vàng biển bạc” nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. “Nước ta có “rừng vàng biển bạc”, nhân dân ta cần cù” (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo trung ương, ngày 28/11/1959). “Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu…”( Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16/4/1962).

Đặc biệt, trong cách nói “rừng vàng biển bạc”, Bác Hồ đã nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ rừng, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: “Ta thường nói “rừng vàng biển bạc”. Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý” (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31/8/1963).  

Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17/10/1963, Người nhấn mạnh: “Tục ngữ ta có câu “rừng vàng biển bạc”. Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?”.
 
Như vậy, khi nói “rừng vàng biển bạc”, Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc.

Từ đó, ý kiến cho rằng dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam “rừng vàng biển bạc” làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, hay là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng là hết sức sai lầm, hoặc do cố tình xuyên tạc với ý định xấu. Một số người không hiểu vấn đề, chỉ biết nói theo người khác và vô tình đã gây nên những hậu quả không đáng có. Đó là hành vi chạy theo lối “phản biện” hời hợt, vô trách nhiệm.

 

Trần Quang Đại

Giáo viên trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

LTS Dân trí - Giáo dục cho học sinh cũng như thế hệ trẻ có lòng yêu quê hương đất nước, tự hào đúng mức về giang sơn gấm vóc, với “Rừng vàng, Biển bạc”, để từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ. Điều đó là hết sức cần thiết và đúng đắn. Nhưng mặt khác cũng cần giáo dục cho các em hiểu rằng, sự phát triển của đất nước trong thời đại ngày nay không thể chỉ dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà quan trọng hơn và có ý nghĩa quyết định là “tài nguyên trí tuệ”, “tài nguyên công nghệ” mà các em phải ra sức trau dồi, học hỏi để tiến lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.

Trên cơ sở được giáo dục toàn diện, thấy rõ vai trò quan trọng của rừng như một mắt xích trung tâm trong hệ sinh thái tự nhiên, các em sẽ có ý thức bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển.

Tình trạng phá rừng hiện nay còn tiếp diễn chủ yếu vì người dân cũng như một số lãnh đạo địa phương còn thiếu ý thức bảo vệ môi trường, chỉ thấy lợi ích trước mắt, chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài, bền vững; mặt khác, công tác quản lý rừng còn lỏng lẻo, chưa phát huy tốt vai trò nhân dân cũng như bộ máy kiểm lâm trong công việc chăm nom bảo vệ rừng.

 

nguồn: http://dantri.com.vn/c202/s202-364043/nen-hieu-the-nao-cho-dung-ve-rung-vang-bien-bac.htm

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

091126- Văn hóa làng làm nát giao thông đô thị?

Có đến 55% số người vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chạy quá tốc độ... cho rằng mình làm theo người khác. “Người ta đi được, cả làng đi được thì tôi cũng đi (trái luật) được chứ!”. Đó là lời của một người từng vi phạm giao thông đã trả lời khi được khảo sát.

“Xây dựng văn hóa giao thông trong đô thị tại TP.HCM từ người tham gia giao thông, người quản lý xã hội, người thực thi pháp luật giao thông hay từ hoàn thiện hạ tầng giao thông đô thị...?”. Đó là những vấn đề được các nhà khoa học, nhà quản lý đặt ra tại buổi hội thảo do Sở VH-TT&DL và Ban An toàn giao thông TP.HCM phối hợp tổ chức sáng 25-11.

Chị đẩy xe cá viên chiên ung dung qua ngã ba, ngã tư, bất kể dòng xe dồn ứ phía sau. Ảnh: LĐ

Thích làm theo ý mình

Tại hội thảo, nhiều ý kiến khẳng định tình hình giao thông ở TP.HCM ngày càng xấu, bất ổn là do nhiều người tham gia giao thông chưa có văn hóa, thiếu hiểu biết hoặc biết nhưng bất chấp pháp luật về giao thông... Thượng tá Võ Văn Nhuận, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an TP, dẫn chứng có hơn 80% số vụ tai nạn giao thông dẫn đến chết người là do ý thức văn hóa, chấp hành luật của người tham gia giao thông kém. Điều đó thể hiện qua các hành vi như lưu thông không đúng phần đường, chạy quá tốc độ, đổi hướng, tránh vượt không đúng quy định, không nhường quyền ưu tiên, vượt đèn đỏ...

Dù không có con số phân tích cụ thể nhưng trong bản tham luận gửi đến hội thảo, Sở GTVT đưa ra nhận định văn hóa giao thông của một bộ phận người dân TP kém. Lý do, họ là dân nhập cư đến từ nông thôn, trình độ văn hóa nói chung và kiến thức, văn hóa giao thông nói riêng còn hạn chế dẫn đến hành vi ứng xử khi tham gia giao thông còn tùy tiện, làm theo ý thích của riêng mình.

Văn hóa làng không xấu

Xe ba gác máy chở nặng, cồng kềnh chạy ngược chiều. Ảnh: LĐ

Theo nhà giáo hưu trí Thân Ngọc Dũng, lối sống nông nghiệp, văn hóa làng xã còn in đậm trong tâm lý và các hành vi khi tham gia giao thông ở đô thị của nhiều người dân. Như việc đi ngược chiều, băng lên vỉa hè, qua đường không đúng vạch kẻ... là xuất phát từ tâm lý “đường ruộng rất gần sao phải đi quanh” hoặc “gần đâu đi đó”... Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên đưa ra con số chứng minh tâm lý làm theo làng, theo hội. Cụ thể có đến 55% số người vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chạy quá tốc độ... cho rằng mình làm theo người khác. “Người ta đi được, cả làng đi được thì tôi cũng đi (trái luật) được chứ!”. Đó là lời của một người từng vi phạm giao thông đã trả lời khi được khảo sát.

Theo Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, những người dân nhập cư, lao động thời vụ là nhóm có nguy cơ gây mất mỹ quan, cản trở giao thông cao nhất. Một hình ảnh minh chứng, những đoàn xe buýt bị dồn ứ nơi ngã ba, ngã tư vì phía trước là chị gánh ve chai, anh đẩy xe bánh mì... đủng đỉnh qua đường. Tuy nhiên, Phó giáo sư-Tiến sĩ Hòa đưa ra “phản đề”: Lối sống nông nghiệp, văn hóa làng xã hoàn toàn không xấu mà nó chỉ chưa phù hợp với không gian đô thị. Cụ thể là ý thức và lối sống khiêm, hòa, nhẫn... của cư dân nông nghiệp, làng xã vẫn thể hiện trong đời sống giao thông đô thị qua các hành vi như chạy xe đúng tốc độ, không phô trương khoe khoang xe cộ bằng cách rú ga, nẹt pô...; không chen lấn, chèn ép người đi cùng đường...

Đô thị nén và tiếp nối văn hóa truyền thống

Theo Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, văn hóa giao thông đô thị đang hình thành và phải mất một thời gian dài mới định hình (qua tác phong đi lại), định chất (qua chất lượng pháp luật và ý thức tuân thủ của người dân). Lý do, hiện chúng ta đang sống trong đô thị nén với các cơ sở thương mại, hành chính, giáo dục, y tế... đều dồn về khu vực trung tâm TP.

Theo Tiến sĩ Võ Kim Cương, việc TP.HCM trở thành đô thị nén mà Tiến sĩ Hòa nêu ra là hệ quả của lịch sử từ trước 1975 để lại. Trong đó, đặc điểm nổi trội là cư dân ở các nơi tản cư đổ dồn về Sài Gòn làm vỡ quy hoạch đô thị có từ lâu. Do đó, “Ngay từ bây giờ, nếu lắp đặt ngay hệ thống kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông hiện đại, đèn tín hiệu giao thông, làn sơn đường đầy đủ cùng với mức xử phạt vi phạm cao hơn các địa phương khác thì sẽ tạo chuyển biến trong ý thức, văn hóa giao thông!” - Tiến sĩ Cương nói.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Nghệ cũng cho rằng văn hóa giao thông được xây dựng từ chính hệ thống pháp luật nghiêm và minh, kết hợp với việc tiếp nối các giá trị văn hóa truyền thống như chất khiêm, hòa, nhẫn... nêu trên. Nhiều ý kiến cho rằng việc giáo dục, tuyên truyền đạo đức, văn hóa truyền thống cùng với pháp luật hiện hành không nên chỉ tiến hành theo kiểu phong trào với riêng học sinh bậc tiểu học như hiện nay mà cho tất cả cấp học và với ngay chính người lớn. “Không thể chấp nhận cảnh con học tiểu học ngồi sau xe nhắc bố phạm luật, còn bố cứ vô tư cầm lái vượt đèn đỏ với câu dạy lại con: Đường ta ta cứ đi!” - một diễn giả nói.

- Anh NGUYỄN THANH DŨNG, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM:

Lấn vạch một chút, để làm gì?

Tôi thấy khi đèn đỏ, nhiều người luôn tìm cách lấn qua vạch dành cho người đi bộ, gây nguy hiểm cho những người đang băng ngang đường. Nhiều khi vì lấn quá xa, họ không thể nhìn thấy cột đèn tín hiệu nên khi đèn xanh lại không biết để đi tiếp. Như vậy, họ tuy tới vạch trước nhưng vẫn đi sau. Đừng để người khác nghĩ bạn là người thiếu văn hóa chỉ vì một phút vội vàng!

- Anh NGUYỄN VĨNH LONG, Giám đốc Công ty CP Tư vấn Bắc Bình, phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM:

“Đừng khạc nhổ bừa bãi”

Công ty chúng tôi thường đưa khách nước ngoài tới các khu trung tâm TP. Một lần đi qua ngã ba Nguyễn Thị Minh Khai-Huyền Trân Công Chúa, khách vừa hạ kính xe xuống thì bị một người đi đường nhổ nước bọt trúng người. Chúng tôi phải giải thích đó chỉ là lỗi vô ý của một cá nhân chứ không phải thói quen của người dân TP. Tôi chỉ mong khi đi trên đường, mọi người đừng khạc nhổ bừa bãi nữa.

HÀ KHẨU ghi

LƯU ĐỨC - HOÀNG LONG

nguồn: http://phapluattp.vn/20091126121453586p1085c1091/van-hoa-lang-lam-nat-giao-thong-do-thi.htm

"tìn iu en nơi cút pắt chò trơi...." <== thề với lòng là không chêm tiếng Anh , phải làm trong sáng tiếng Việt ,...thế mà vẫn xí xa xí xọn chêm vào câu này!!! thiệt là tình

úi trời ơi- đến hôm nay mới vượt rào lén vợ lén con, lén hàng xóm, lén tổ dân phố vào facebook được. tìn iu en nơi cút pắt chò trơi....

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

091125- Rác ám ảnh khách du lịch

Là một thành phố du lịch, nhưng đến nay Huế vẫn có rất nhiều bãi rác tồn tại ở những điểm mà du khách đến Huế luôn bị ám ảnh. Điển hỉnh là đoạn đường từ sân bay Phú Bài vào TP Huế.
Trên các vỉa hè, những thùng rác thì luôn có rác vương vãi ra xung quanh, thậm chí điểm du lịch như sông Hương cũng thường xuyên xuất hiện những đống rác to đùng tạo ấn tượng không tốt cho khách du lịch. 
Du khách đến Huế bằng máy bay, vừa ra khỏi sân bay Phú Bài đã bị những bãi rác hai bên đường đập ngay vào mắt.


Những bãi rác rất mất mỹ quan ngay bên cạnh khu vực cầu Tràng Tiền.

Nhiều người làm nghề thu gom ve chai vô tình xả rác ra ngoài thùng rác

 
Một đoạn sông Hương ô nhiễm vì rác.

Nguyễn Thành Chung

nguồn: http://dantri.com.vn/c202/s202-363591/rac-am-anh-khach-du-lich.htm

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

091122- Góc màu tương phản

Buổi sáng, TLV có dịp ghé 1 loạt cửa hàng VLXD trên đường Bến Chương Dương , Q.1-

Lâu lắm rồi mới ghé khu này- xem như đây là dịp tham quan vĩa hè mới.

Nhưng không biết đây là sản phẩm hoàn chỉnh chưa- nhưng nhìn cứ như là sân của 1 trường cấp 1 thời chiến tranh.

Màu sắc xấu kinh khủng, gạch cứ như là mua hàng thanh lý của các nhóm tháo dỡ nhà...

Hy vọng đây không phải là sản phẩm chính thức- mà chỉ lát trong thời gian còn thi công...

 

Tone màu sáng buồn chán bao nhiêu thì đến trưa không khí thay đổi hẳn trong hội chợ xe hơi tại quận 7.

 

không khí sinh động hơn

màu sắc rực rỡ hơn

âm thanh tía lia hơn

:-)

chú thích hình: tramtuanthi nhe reng cừ te tét sau khi làm xong 2 tô phở thật to.

 

091122- Giới trẻ Sài Thành nô nức đi học... sống

Như một cơn sốt, chỉ trong ngày 19/11 đã có hàng ngàn bạn trẻ đến Nhà văn hoá Thanh niên TPHCM để học... sống, thông qua những hình ảnh, những con người trong triển lãm "Họ đã sống như thế" của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á.
 >> “Họ đã sống như thế”

Chăm chú nhìn hình ảnh cô gái khiếm thính Dương Phương Hạnh nhăn mặt, nhíu mày, vặn vẹo đôi bàn tay để dạy cho những người bạn khiếm thính khác ngôn ngữ bằng tay, một cậu bé bất ngờ hỏi người mẹ đi ên cạnh: "Khiếm thính là gì hở mẹ?". Vậy là bài học bắt đầu...

Vừa dẫn con sang bức tranh kế bên, bà mẹ trẻ quay sang khẽ khàng đáp: "Khiếm thính tức là không nghe được. Họ không nghe được, không nói được nên phải học ngôn ngữ bằng tay".

"Không nghe được sao chị Hạnh ấy học đến đại học được hở mẹ?"

"Chị ấy nhìn miệng mọi người nói sẽ hiểu mọi người nói gì".

Cậu bé tròn mắt: "Vậy sao được!".

Bà mẹ trẻ quả quyết: "Được hết, chỉ cần kiên trì!".
Làm được hết, chỉ cần kiên trì!
 
Nghe thế, cậu bé cố ngoái lại nhìn hình ảnh cô gái trong tranh đang cười rạng rỡ vung vẩy hai bàn tay. Có lẽ, cậu bé đang cố ghi sâu bài học đầu tiên về những người khiếm thính, về thế giới im lặng, về ngôn ngữ bằng tay, ngôn ngữ mà từng có bạn trẻ ví von là "bàn tay nở hoa".

Đứng trước bức tranh cậu học sinh tiểu học Nguyễn Minh Trí cụt hai tay, ngày ngày vẫn chèo ghe bằng chân để đến trường, cô bé học trò trường American International School  Quốc tế Mỹ) quay sang hỏi cô bạn học: "Có cảm nhận gì không? Cảm nhận gì không?". Có lẽ đó là chủ đề bài tập buổi thực tế hôm nay của cô, cũng có lẽ cô bé quá phấn khích nên lặp lại câu hỏi ấy đến hai lần.

Xem và ghi lại cảm nhận về từng bức tranh là giờ học ngoại khóa của các em


Chăm chú xem những bài học ngoài nhà trường.

Còn cô bé khác học trường THPT Lê Quý Dôn thì đứng ngơ ngẩn nhìn bức tranh "Hoa đến trường". Trong ấy, hình ảnh hai anh em khuyết tật Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Thảo Vân ngồi xe lăn nhìn về chân trời xa xăm phía bờ biển, như ước vọng được đến trường xa mịt mù của họ. Có lẽ, cô bé thấy khó hiểu. Bởi ngày nay, không biết bao nhiêu đứa trẻ đang ngày ngày nói dối cha mẹ, thầy cô để bỏ học đi chơi.

Nhìn họ, thấy mình hiện tại thật nhỏ bé.

Xốc lại cái balô trên lưng, em cố ghi lại hình ảnh ấy bằng chiếc máy ảnh nhỏ trong tay. Khi được hỏi, em bảo: "Nhìn vào thành tích mà anh chị ấy đạt được sau quá trình tự học, tự vươn lên trong hoàn cảnh tật nguyền, em thấy mình hiện tại thật nhỏ bé...".
Ở giữa sảnh, trung tâm không gian triển lãm, hàng chục bạn trẻ quây quần bên hai chị em ruột Đậu Thị Thủy (29 tuổi) và Đậu Thị Bốn (24 tuổi), nhân vật trong bức tranh "Bay cùng cánh hạc". Thân thể hai chị em Thủy, Bốn teo quoắt lại, phải nằm liệt giường từ nhỏ nhưng vẫn cố gắng tự chăm sóc bản thân, học chữ, đọc sách, gấp hạc giấy, đan len để kiếm sống.
Hai chị em Thủy và Bốn nằm lọt thỏm trong chiếc xe lăn vẫn vui vẻ truyện trò, gấp hạc giấy cùng mọi người cả ngày.
Đây là hai nhân vật trong tranh duy nhất xuất hiện trong cuộc triển lãm này nên khách tham quan tụ tập lại thăm hỏi. Các em học sinh thì vây quanh trò truyện, gấp hạc giấy cùng Thủy và Bốn. Nhìn hai chị em nhỏ như con mèo, cùng nằm lọt thỏm trong một chiếc xe lăn nhưng vẫn vui vẻ truyện trò, chia sẻ với mọi người, một cậu học sinh nam quay sang thằng bạn bên cạnh bảo: "Sống thế mới là sống !"...
 
Tùng Nguyên

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

091121- Cầu Long Biên - cây cầu vượt qua sự ngăn cách hoài nghi và chế giễu

Một sáng nào đó, người Hà Nội thức dậy không thấy cầu Long Biên, chắc họ sẽ bàng hoàng như người Paris không thấy Eiffel in bóng trên bầu trời hay người Bắc Kinh không còn thấy Thiên An Môn trên quảng trường.
 >>  Không thể coi cầu Long Biên như cây cầu cũ, hỏng
 >>  Sẽ dỡ bỏ đường sắt trên cầu Long Biên
 >>  Ngược thời gian trên những nhịp cầu Long Biên

Ký ức không gian xoá trắng, lịch sử thành phố bị xé rách nhiều trang, sợi tơ duyên se hiện tại và quá khứ đứt toang, người ta đến ngày mai với tâm thế trống vắng và tẻ nhạt biết bao.

 

Thời gian làm cây cầu như người cha già nua, không còn đủ sức để cõng trên lưng mình nữa đàn con sinh sôi đông đúc, nặng nề vô tâm. Chỉ còn đó làm gương cần mẫn, chắt chiu để đám con cháu trông vào mà chăm chỉ làm ăn, học hành tử tế, suy nghĩ thấu đáo: nên làm việc gì và không nên làm việc gì để gây dựng tương lai cho xứng đáng.

 

Ai cũng biết cây cầu do ngưòi Pháp làm ra nhằm bóc lột xứ thuộc địa này một cách dễ dàng hơn (nhiều người viết như vậy). Nhưng ít người biết người chủ xướng xây cầu là Paul Doumer đã phải đối mặt với những ý kiến phản đối, hoài nghi và chế giễu như thế nào. Tờ báo Thư tín Hải Phòng (Courries de Haiphong) viết “Khi xây một cây cầu, ngưòi ta phải biết nó có dùng được hay không, liệu nó có bắc ngang một con sông hay không. Thế nhưng ông ta (Paul Doumer-TG) không nghĩ tới điều đó, không nghĩ tới sự thay đổi liên tục của sông Hồng. Ông ta không nghĩ tới việc con sông tính khí thất thường này luôn thay đổi dòng chảy. Hơn nữa ông ta phải biết là toà công sứ tỉnh Hưng Yên đã bị dòng sông nuốt chửng, phải biết trong tỉnh Sơn Tây có một dòng sông cũ cách con sông hiện nay 5km, có biết rằng một sáng mở mắt ra ngưòi ta sẽ thấy một cây cầu đẹp nằm trên đất chắc chắn cách dòng sông cái quỷ quái hàng trăm mét”.
 
 
(ảnh: hanoivanhien.com)

Ngưòi Pháp đã vậy, các quan lại Việt Nam lúc ấy thì cho rằng không thể thực hiện được. “Đặt một cây cầu trên sông Hồng à? Thật điên rồ! Y như việc chồng núi này lên núi kia để lên trời. Một con sông rộng như biển, sâu tới 20 mét, cộng thêm 8 mét nước nữa vào mùa lũ, dòng nước sẽ cuốn phăng mọi thứ - không gì chống đỡ nổi…”.

 

Vượt qua những lời chỉ trích của giới thương gia và quan chức ngưòi Pháp và ngưòi Việt, cây cầu đã được hoàn thành sau 3 năm 7 tháng (hạn định là 5 năm) với chi phí thấp hơn tín dụng đã duyệt là 6,2 triệu frances, trích từ công trái Đông Dương. 5.300 tấn thép chở từ Pháp; xi măng sản xuất tại Hải Phòng; gỗ Thanh Hoá; vôi từ Huế ra; 30.000m3 đá chở từ xa đến.

 

Cây cầu sắt và những nghề mới, phố mới trong khu 36 phường Hà Nội xưa

 

Công nhân Trung Quốc có mặt xây dựng cầu đường sắt khắp thế giới, cầu Long Biên cũng vậy. Nhưng họ sớm bị gạt ra bởi những người thợ Việt Nam khéo léo và giỏi chịu đựng hơn. Đội quân thợ đá, mộc, xây và thợ sắt đông nhất đến 3.000 người dưới sự hướng dẫn của khoảng 40 kỹ sư, quản đốc, đốc công người Pháp.

 

Cầu hoàn thành thì phố Lò Rèn cũng sầm uất, những mặt hàng sắt thép phong phú trong cửa hàng mà chủ vốn là những người thợ xây cầu Long Biên. Phố phường Hà Nội còn đó những lan can hoa sắt tinh xảo, những hoa cửa sổ ghép mộng thép và tán đinh rivê như những tác phẩm mỹ nghệ kiêu hãnh trong khuôn cửa đi, cửa sổ mặt phố.

 

Chỉ kể nghề sắt, vốn từ làng rèn Hoè Thị (Từ Liêm) với mặt hàng quen thuộc cái cuốc cái mai, con dao cái kéo, những ngưòi thợ khéo léo đã nhận gia công các chi tiết kim loại cho cầu rồi đến các công trình sắt thép rải khắp các xứ Đông Dương. Nhiều người tháo vát trở thành người buôn bán phân phối các mặt hàng này mà trở nên giàu có, phát đạt. Họ mở mang kinh doanh ở Sinh Từ, Cửa Nam, Khâm Thiên, Sơn Tây, Ô Đông Mác… Những phố hàng bắt đầu như vậy, những người hàng phố đầu tiên là như vậy.

 

Các sĩ phu Bắc Hà vốn trọng chữ nghĩa, quý sự thanh tao, một ngày đầu thế kỷ 20, họ đã đứng dưới chân cầu Long Biên, chứng kiến công trình kỳ vĩ và họ thực sự choáng ngợp. Một bộ phận tiên phong đã can đảm gạt đi cái cao đạo cổ lỗ để dấn thân học hỏi những điều mới mẻ xuất hiện từ phương Tây - Phong trào Đông Du ra đời với hoài bão “Chấn dân khí, hưng dân trí, hoá dân cường”.

 

Bức tường, bậc thềm, vòm cầu kiều hay những trụ rồng hùng vĩ bằng đá - đánh dấu vương triều xa xưa trong Hoàng Thành. Mái cong vút, những bức chạm khắc sơn son thiếp vàng trên gỗ ghi lại những giấc mơ trong hàng ngàn đình chùa Việt. Còn những nhịp cầu sắt kia duyên dáng làm sao? Có sáng tạo kỹ thuật nào hoà nhập với nhịp điệu không gian nhuần nhuyễn hơn thế? Có biểu đồ chịu lực nào được biểu diễn bằng chất liệu sắt thép uyển chuyển hơn thế - Cầu Long Biên vượt lên chức năng giao thông trở thành kiệt tác điêu khắc - kiến trúc - kết cấu thép trong cùng một thứ gắn bó với Hà Nội trăm năm qua - Nó xứng đáng được coi là một trong những biểu tượng của thành phố luôn dịch chuyển nhưng vẫn đọng lại, ngưng lại những ký ức không tên.
 
 
 
(Ảnh: Na Sơn. Nguồn: nasonphoto.multiply.com)
 

Cầu Long Biên, mỏ vàng của ngành du lịch và giải trí

 

Người ta bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để mua những tầu du lịch không có khách đi, làm ra một khu phố giả cổ trong khu vui chơi hàng trăm tỷ đồng .Chỉ cần một phần số tiền làm cái việc vô duyên vô nghĩa ấy, ta có thể phục chế nguyên trạng những nhịp cầu bom đạn làm nó biến dạng. Những toa tầu du lịch chạy qua khu phố cổ sang bên Cổ Loa vòng về là một tua giá trị hơn mấy trăm cái xích lô bát nháo tung hoành.

 

Hoặc giả cứ để nguyên những thanh ray tầu trên cầu (dỡ ra bán sắt vụn liệu thu về được mấy đồng kẽm?). Cứ để nguyên đấy mà lát trên nó những tấm kính dầy, người đi lại được, mở trên đấy cả trăm cái Restaurant du Pont hay Cafe de Long Biên. Cũng có thể đây sẽ là không gian biểu diễn - giải trí đa năng lý tưởng. Hay hơn thế, cầu vẫn là cầu, xe cộ vẫn đi qua, những gánh rau hoa vẫn cữu kịt sớm hôm. Cuộc sống phố phường trôi qua trên cầu sống động, những bước chân xuôi ngược kiếm tìm tương lai vẫn có cơ hội chứng kiến trăm năm dần trôi trên từng nhịp cầu.

 

Bố trí một nhánh đường sắt hay đường bộ mới thì thiếu gì cách để  xây cầu mới cách đấy vài trăm mét - vạch ra một mạng tuyến mới, thế là vẹn cả đôi đường , can cớ gì loay hoay cạp vá để cái mới thì cọc cạch còn cái cũ quý giá thì làm nó rẻ rúng đi!

 

Hà Nội là nơi hào kiệt bốn phương tụ hội, có lẽ không thiếu khôn ngoan để phân biệt cái nào quý giá, cái nào tầm thường, nên giữ cái gì, nên bỏ cái gì.

 

KTS Trần Huy Ánh

 

(*) Bài viết sử dụng tài liệu của cụ Nguyễn Văn Uẩn và bài viết của Paul Boudet - Tuần báo Indochine số 184 năm 1944.

nguồn: http://dantri.com.vn/c202/s202-362874/cau-long-bien-cay-cau-vuot-qua-su-ngan-cach-hoai-nghi-va-che-gieu.htm

091121- Tan giấc mơ mua được nhà giá gốc

Đánh vào tâm lý muốn mua được nhà giá gốc của người dân, nhiều chủ đầu tư và người bán tuyên bố “bán nhà giá gốc đến tận tay khách hàng, không qua môi giới”, “cần bán suất nội bộ với giá gốc”...

Thế nhưng, thực chất, giá gốc đã được chủ đầu tư ký kết hợp tác đầu tư với các khách hàng lớn (mua cả sàn). Do vậy, khi đến tay người có nhu cầu thật sự thì giá nhà đã bị đội lên đến hàng trăm triệu đồng/căn hộ.

Sập bẫy

Muốn có giá gốc, người mua phải tham gia góp vốn ngay từ quá trình xây dựng. Ảnh: Lê Quang Nhật

Một người mua căn hộ ở một dự án toạ lạc tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM, ông Thái Quang nói: tháng 8 vừa qua ông đã “vỡ cơn mộng mua được nhà giá gốc”. Khi chủ đầu tư thông báo “nếu không nhanh tay mua thì giá bán đợt sau chắc chắn sẽ cao hơn đợt trước từ 15 – 20%”, ông đến ngay nhưng đã hết hàng. Đang tiếc ngẩn người vì chậm chân, thì có tin một sàn giao dịch bán nhà tại dự án này với giá gốc do chủ đầu tư đưa ra. Tưởng gặp vận may, ông Quang liền mua ngay với giá 12,5 triệu đồng/m2 mà không lưỡng lự. Tuy nhiên, sau đó khi tìm hiểu kỹ, ông Quang mới ấm ức khi biết mình đã sập bẫy. “Thực chất giá bán trên đã bao gồm cả khoản phần trăm rất lớn mà chủ đầu tư “chia” cho nhà môi giới”, ông Quang nói.

Chiêu “bán nhà giá gốc” còn được nhiều “chợ” địa ốc online áp dụng để dụ khách hàng. Trên một diễn đàn về nhà đất, ông Thanh, nhân viên của sàn giao dịch bất động sản Bến Thành đang rao bán giá gốc căn hộ thuộc một dự án The Harmona Apartment trên đường Trương Công Định, quận Tân Bình với giá từ 18,3 – 20,5 triệu đồng/m2 (tuỳ căn hộ). Theo ông Thanh, hiện công ty ông chỉ còn sáu căn hộ tại dự án này, nếu không nhanh tay sẽ không còn vì chủ đầu tư không bán lẻ. Khi được hỏi “anh bán nhà giá gốc vậy sao có lợi?” Thanh thú nhận rằng mức giá trên đã có “phần” của mình.

Do phải qua các khâu trung gian như vậy nên việc mua được nhà giá gốc dường như chỉ là giấc mơ. Nói cách khác, nếu không phải là người thân, nhà môi giới hoặc tay trong của chủ đầu tư thì rất khó tiếp cận nhà giá gốc, nếu không muốn nói là không tưởng. Chính vì thế, khách hàng phải bỏ ra một khoản tiền chênh lệch từ 50 – 70 triệu đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng/căn so với giá gốc. Giá gốc căn hộ tại một chung cư thuộc khu Bàu Cát trước đây chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2, nay đang được rao bán 15 – 17 triệu đồng/m2.

 

Để giấc mơ mua được “nhà giá gốc, đúng giá trị thực” trở thành hiện thực, nhiều ý kiến cho rằng cách tốt nhất là tăng nguồn cung, giảm các thủ tục phiền hà về xây dựng, minh bạch thông tin về quy hoạch và dự án.

Chỉ là chiêu câu khách

Theo tính toán của giám đốc một doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM, hiện với một dự án căn hộ trung bình, tổng giá thành 1m2 xây dựng khoảng 6 – 7 triệu đồng. Như vậy, chủ đầu tư bán ra mức giá từ 10 – 12 triệu đồng/m2 đã thắng đậm. Trên thực tế, ngoài phần lợi nhuận của mình, chủ đầu tư thường bán ra thị trường với giá cao hơn từ 1 – 2 triệu đồng/m2 để khuyến khích được các nhà đầu tư thứ cấp đua nhau “lướt sóng” căn hộ tại dự án. Thông thường, chủ đầu tư sẽ dành một khoản tiền từ 10 – 20% trong giá thành của căn hộ để chiết khấu cho nhà đầu tư.

Trong khi đó, tại nhiều dự án do giá gốc đã được chủ đầu tư dùng để góp vốn đối với các nhà đầu tư lớn. Như vậy, giá bán đến tay người có nhu cầu, mặc dù là giá gốc của chủ đầu tư đưa ra, song thực chất đó là giá mà rất nhiều người đã “ăn” phần trong đó.

Ở dự án căn hộ khác tại quận Tân Phú, trong ngày khởi công dự án chủ đầu tư tuyên bố dự án hướng đến đối tượng có thu nhập trung bình, nên dự kiến giá đưa ra khoảng 12 – 13 triệu đồng/m2. Song, theo thông tin chúng tôi có được, hiện nay dù chưa làm xong móng nhưng chủ đầu tư đã ký hợp đồng góp vốn với các nhà đầu tư (bán sỉ) với giá 12,5 triệu đồng/m­2. Những nhà đầu tư lớn sau khi đã mua sỉ căn hộ tại đây sẽ quay lại ký gửi tại công ty. Vì lẽ đó, khi khách hàng đến mua căn hộ giá gốc đều phải trả thêm một khoản tiền chênh lệch, có thể lên đến cả trăm triệu đồng.

Di Lã

nguồn: http://www.sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=59566&fld=HTMG/2009/1119/59566

Sáng nay có 1 tin -cảm giác vừa mừng, vừa lạ, vừa hồi hộp,...không biết trùng hợp thế nào, mình lôi mấy tấm hình cũ ra dọn. Hình hồi sinh viên, hồi còn tập võ, hồi mới chớm iu, hồi già khú đế mới iu,...cảm xúc nhiều thêm. Buồn, vui, bùi ngùi ,...lẫn lộn...

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

091120- Vận động toàn dân chống... kẹt xe

UBND TPHCM vừa chỉ đạo đưa thêm cả lực lượng dân quân, bảo vệ tổ dân phố, đoàn viên thanh niên, cán bộ hưu trí... tăng cường cho hoạt động điều tiết giao thông để hạn chế tình hình ùn tắc giao thông hiện nay.

Theo đó, các quận huyện có trách nhiệm bố trí thêm lực lượng dân quân, bảo vệ tổ dân phố tham gia điều tiết giao thông tại các rào chắn trên địa bàn của mình trong các giờ cao điểm (6h30’ – 8h30’ và 16h30’ – 18h30’). 

 Đối với các rào chắn nằm tại vị trí giáp ranh giữ hai quận huyện thì chủ tịch các quận huyện này phải phối hợp với nhau để có kế hoạch phân công chặt chẽ, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

 

Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì được giao phân công cho các quận - huyện đoàn vận động lực lượng đoàn viên thanh niên địa phương tham gia điều tiết giao thông tại các rào chắn. UBND TP nhắc nhở: “Cần thực hiện thường xuyên, liên tục công việc này, không chỉ làm theo phong trào”. Và hoạt động này được ngân sách TP đài thọ chi phí bồi dưỡng.

 

Lực lượng Thanh niên xung phong đã tham gia hoạt động điều tiết giao thông lâu nay cũng được nhắc nhở phải chỉnh đốn lại tác phong, tinh thần trách nhiệm trong công việc; kiên quyết nhắc nhở, yêu cầu người tham gia giao thông dừng đúng vạch, đúng làn xe quy định.

 UBND TP cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM sớm thống nhất dự thảo quy chế phối hợp giữa Mặt trận và Sở GTVT trong việc giám sát cộng đồng. Từ đó, nhanh chóng triển khai lực lượng cán bộ hưu trí của Mặt trận tại các địa phương tiến hành giám sát quá trình thi công của các công trình hạ tầng cơ sở, nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của việc thi công đến an toàn giao thông.

 
“Vắc xin giao thông” Việt Nam được giới thiệu cho toàn thế giới

 

Ngày 19/11, bà Bùi Thị Diễm Hồng, cán bộ Văn phòng Quỹ Phòng chống thương vong châu Á tại Việt Nam, cho biết: Mô hình “vắc xin giao thông” cho trẻ em vừa được giới thiệu tại lễ phát động “Sáng kiến vắc xin mũ bảo hiểm toàn cầu”.

 Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chính là liều vắc-xin tốt nhất chống tai nạn giao thông.

 

Lễ phát động này diễn ra vào ngày 18/11 tại Mát-xcơ-va (Nga), ngay trước ngày khai mạc Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu đầu tiên về An toàn giao thông do Chính phủ Liên bang Nga đăng cai tổ chức. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị gồm Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng và Chánh văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia Thân Văn Thanh.

Mục tiêu của lễ phát động là nhằm giới thiệu những chương trình tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm đã rất thành công ở Việt Nam cho những quốc gia đang phát triển hiện đang đối mặt với những vấn nạn giao thông tương tự do sự cơ giới hóa và hiện đại hóa quá nhanh. 

 

Sáng kiến thể hiện cụ thể qua những chương trình chủ chốt của Quỹ AIP là vận động chính sách, giáo dục an toàn giao thông, phát triển tài liệu giảng dạy an toàn đường bộ, chương trình Mũ bảo hiểm cho trẻ em và Đường an toàn đến trường; nghiên cứu & đánh giá, đồng thời xây dựng nhà máy phi lợi nhuận sản xuất mũ bảo hiểm, có sử dụng nhân công là người khuyết tật...

Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ AIP, cho rằng: “Tai nạn giao thông đường bộ đã tạo ra cơn khủng hoảng y tế cộng đồng, mà giờ đây đang lây lan thành “bệnh dịch”. May mắn là chúng ta đã có những giải pháp cho vấn nạn toàn cầu này, một trong số đó chính là mũ bảo hiểm - liều vắc xin hữu hiệu phòng chống tử vong do tai nạn giao thông gây ra”.

 

Tùng Nguyên

nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-362867/van-dong-toan-dan-chong-ket-xe.htm

091118- Ảnh sáng tạo

Creative Artwork-2

Creative Artwork-3

Creative Artwork-4

Creative Artwork-5

Creative Artwork-6

Creative Artwork-7

Creative Artwork-8

Creative Artwork-9

Creative Artwork-10

Creative Artwork-11

Creative Artwork-12

Creative Artwork-13

Creative Artwork-14

Creative Artwork-15

Creative Artwork-16

Creative Artwork-17

Creative Artwork-18

Creative Artwork-19

Creative Artwork-20

Creative Artwork-21

st

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

091112- Nguyễn Á -triển lãm ảnh "Họ đã sống như thế"




khai mạc sáng nay, 12/11/2009 tại Nhà văn hóa Thanh niên

091112- Nguyễn Á kể chuyện Họ đã sống như thế

Gần 2 năm ròng rã, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã một thân một mình vác máy ảnh lặn lội từ Nam ra Bắc, lên rừng xuống biển để cận cảnh chân dung đời thường của những cuộc đời bất hạnh.

Không ngại khó ngại khổ, anh đã âm thầm đi tìm và ghi khắc lại những nụ cười lạc quan và cuộc sống chiến đấu không ngừng nghỉ của họ. Để rồi những nụ cười của bao nhân vật khuyết tật vượt lên số phận sẽ được tỏa sáng trong triển lãm ảnh Họ đã sống như thế của anh, được khai mạc vào sáng 12-11, tại Nhà Văn hóa Thanh niên (TPHCM).

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á (ảnh do nhân vật cung cấp)  

90 bộ ảnh tại triển lãm là ngần ấy số phận con người được Nguyễn Á kể cho người thưởng lãm nghe bằng ống kính của mình. Anh không kể bằng tác phẩm ảnh đơn, mà dẫn dắt người xem đi theo hành trình sống của nhân vật. Góc máy có thể chạm vào bất kỳ khoảnh khắc nào, ở nơi làm việc, trên đường về nhà, vui vầy bên gia đình hay sinh hoạt vui chơi bên bè bạn, thậm chí là ở một khoảnh khắc bất chợt của nhân vật... Anh rong ruổi cùng họ qua những nẻo đường mưu sinh và ghi lại tất cả những khoảnh khắc thật nhất trong hành trình sống của họ. Để mỗi câu chuyện của anh là một cuộc đời rất thật, để cảm xúc chạm vào nơi sâu thẳm lòng người khi được nhìn thấy những cuộc đời đã sống, đã đau và đã lạc quan vượt lên số phận như thế nào.


Ở tác phẩm nào người xem cũng nhìn thấy niềm hạnh phúc thấp thoáng trên gương mặt của các nhân vật.  Hạnh phúc bình dị đôi khi chỉ giản đơn là một sự chăm sóc, sẻ chia; là giờ phút nghỉ ngơi thanh thản sau giờ làm việc mệt nhọc. Hạnh phúc đong đầy trong đôi mắt. Giữa bao bất an và chập chùng đắng cay số phận, nụ cười và niềm tin lạc quan là điều còn lại sau cùng để cứu rỗi cuộc sống, chắp cánh cho tình yêu và hạnh phúc.


Vào nghề gần 20 năm, sau lần tự mở triển lãm cá nhân mừng sinh nhật lần thứ 24 của mình (vào năm 1992), đến hôm nay nhiếp ảnh gia Nguyễn Á mới quyết định thực hiện tiếp triển lãm thứ 2. Đã thành công ở nhiều thể loại ảnh nghệ thuật phong cảnh, thể thao, sinh hoạt đời thường... nhưng Nguyễn Á chọn số phận từ cuộc đời thật để thực hiện cuộc triển lãm lần này – một lối đi hòa vào những phận đời bất hạnh.


Anh đến với nhân vật bằng trái tim chia sẻ chân thành, “phải sống cùng họ, trò chuyện và lắng nghe họ thì ống kính của mình mới  có thể bắt đúng những khoảnh khắc có hồn nhất trong cuộc sống của họ” – Nguyễn Á nói vậy. Mà cũng chính vì cách làm việc gần gũi thân tình mà bây giờ anh đã có cả một đại gia đình người quen từ Nam ra Bắc. Những nhân vật của anh sẽ đến cùng anh trong ngày khai mạc triển lãm.

TIỂU QUYÊN