Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Fideco: huân chương Lao Động hạng 3- 20 năm thành lập




Lễ đón nhận huân chương Lao động hạng 3- và kỷ niệm 20 năm thành lập công ty Cổ phần đầu tiên ở TP.HCM.
diễn ra ngày 23.10.2009- tại Dinh Thống Nhất
Chúc mừng công ty Fideco

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

091031- Mỗi thứ rượu thử 1 chút- kết quả trớt quớt luôn

aohaiday.com - Uống thuốc lắc xong là vậy nè

may là hôm qua chỉ mơ ngồi vĩa hè uống bia thôi- nếu uống 2-3 thứ chắc nhận không ra luôn

hic hic hú vía

st

091031- Nhiếp ảnh vui tính

Những tấm hình này không chỉ vui nhộn mà còn mang tính nghệ thuật cao, thể hiện con mắt sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của người chụp. aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Đã bảo rồi… phải cẩn thận chứ. Ảnh: Jeannette Oerlemans.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Bon chen. Ảnh: Lev Tsimring.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Nỗi ghen tị của chim trời với chim sắt. Ảnh: Fulvio Pellegrini.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Giấc mơ của mèo: Ước gì mình được như… nó. Ảnh: Jurga.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Lêu lêu. Ảnh: Barbara C.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Trà nóng. Ảnh: She Hates Monday.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Đời sao mà khổ thế này. Ảnh: Bill Mangold.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Thách làm gì được “ông” đấy. Ảnh: Johan Lind.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Tuyệt đỉnh kungfu. Ảnh: Lina Gunawan.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Hợp sức. Ảnh: Ryandws.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Chưa tới lượt, xếp hàng chờ đi. Ảnh: Marc Siewior.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Đã bảo là cấm rồi cơ mà. Ảnh: Sameli.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Tôi không thèm nói chuyện với cô nữa. Ảnh: Adrifil.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Bắt quả tang nhé. Ảnh: Vedran Vidak.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Làm chút bia không? Ảnh: Andrei.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Đói quá. Ảnh: Heath Carney.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Mình gặp nàng ở đâu rồi nhỉ? Ảnh: Ursula I Abresch.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Đam mê. Ảnh: Ursula I Abresch.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Cậu là bạn thân nhất của tớ đấy. Ảnh: Jani.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Ôi đừng, đừng! Ảnh: Mark B Bartosik.

aohaiday.com - Nhiếp ảnh vui tính

Bài học về giải phẫu qua cây… súp lơ. Ảnh: Paul van Geldrop.

nguồn: http://blog.aohaiday.com/index.php/2009/04/nhiep-anh-vui-tinh/

 

 

 

acc của TLV bên facebook cũng là tylevang (http://www.facebook.com/tylevang). Bà con mul add vào cho vui nhe...

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

091030- Sở Xây dựng TP.HCM giao lưu trực tuyến với bạn đọc (hay -nên xem)

Sáng 30-10, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM NGUYỄN VĂN HIỆP đã giao lưu trực tuyến với bạn đọc Báo Pháp Luật TP.HCM với chủ đề: “Quản lý chất lượng công trình xây dựng”.

Cùng tham gia buổi giao lưu trực tuyến còn có các thành viên của Sở Xây dựng TP.HCM:

- Ông PHAN NGỌC DIÊU, Trưởng phòng Quản lý chất lượng.

- Ông NGUYỄN THANH XUYÊN, Phó phòng Quản lý chất lượng.

- Ông NGUYỄN HỮU THỊNH, chuyên viên Phòng Quản lý chất lượng

- Bà LÊ THỊ THANH, chuyên viên Phòng Quản lý chất lượng.

Mở đầu buổi giao lưu, ông Hiệp nói: “Sở Xây dựng TP.HCM không chỉ trả lời dân tại buổi giao lưu trực tuyến này, mà trong thời gian tới, nếu dân có thắc mắc gì khác có thể gửi e-mail về Sở Xây dựng (sxd@tphcm.gov.vn), chúng tôi luôn sẵn sàng xem xét để trả lời cụ thể cho người dân. Trường hợp có những vấn đề hay các câu hỏi đặt ra cho buổi giao lưu này không nằm trong chủ đề về chất lượng công trình xây dựng, chúng tôi cũng sẽ tập hợp và chuyển đến các cơ quan, đơn vị ngoài Sở Xây dựng, hay các phòng ban liên quan của Sở để trả lời sau”.

 
Mời bạn đọc xem phần giải đáp của Sở Xây dựng dưới đây:

Trong giấy phép xây dựng do UBND quận 7 cấp ghi cốt xây dựng công trình : ± 0.000 tương ứng 2.4m hệ cao độ hòn dấu. Nhưng trong bản vẽ xin phép xây dựng thể hiện cốt nền cao hơn mặt đường trước nhà 0,8m và được phòng quản lý đô thị quận 7 đóng dấu chấp thuận đính kèm giấy phép xây dựng. Như vậy khi thi công phải xây dựng cốt nền nào mới đúng?

Công trình nhà ở đang xây dựng (xây sát vách tường nhà bên cạnh) với cốt nền cao hơn nền nhà hiện hữu bên cạnh 0,5m, công trình đang xây dựng này gây thấm nước qua chân tường nhà hiện hữu bên cạnh (chủ đầu tư có thực hiện khắc phục nhưng không hết thấm nước và không khắc phục nữa) như vậy phải xử lý chủ đầu tư như thế nào? PHẠM VĂN BẮC (Phamvanbac...@gmail.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Giấy phép xây dựng nhà của ông được UBND quận 7 cấp có bản vẽ kèm theo thể hiện cốt nền cao hơn mặt đường trước nhà 0,8m thì ông phải xây dựng nhà có cốt nền với cao độ đó. Giấp phép thể hiện cao độ xây dựng như vậy để dễ xác định khi xây dựng vì cao độ quốc gia Hòn Dấu đặt tại Hải Phòng nên cao độ tương đương 2.4m so với cao độ Hòn Dấu là 0,8m so với mặt đường.

Việc xây dựng của nhà bên cạnh gây thấm nước qua nhà ông thuộc trách nhiệm khắc phục của chủ nhà bên cạnh. Nếu chủ nhà bên cạnh không có biện pháp khắc phục triệt để, ông có thể báo với thanh tra xây dựng huyện để xuống kiểm tra và xử lý. Hiện nay, không có quy định về cốt nền của nhà mới xây dựng so với nhà hiện hữu. Cốt nền của nhà mới xây dựng được xác định theo giấy phép xây dựng được cấp.

Căn hộ của tôi được bàn giao vào tháng 5-2008, đến nay là 17 tháng. Ngay sau khi nhận căn hộ trần nhà đã bị thấm, chủ đầu tư sửa chữa nhưng không được. Nay với lý do đã qua 12 tháng bảo hành, chủ đầu tư bắt tôi phải đóng tiền sử chữa có đúng quy định không? BUI VAN LUAN (chung cư Phú Lợi, phường 7, quận 8, TP.HCM, e-mail: buivanluan...@yahoo.com.vn)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Nhà của ông được bàn giao từ tháng 5-2008 đến nay nhưng đã bị thấm, nếu lỗi gây thấm không phải do việc sử dụng nhà thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 209 ngày 16-12-2004 của Chính phủ, các đơn vị xây dựng công trình vẫn có trách nhiệm khắc phục và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng công trình, kể cả đã hết thời gian bảo hành. Do đó, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính trong việc khắc phục hư hại mà không do lỗi của người sử dụng. Còn việc xử lý trách nhiệm của các đơn vị như thi công, thiết kế là thuộc về giải quyết giữa chủ đầu tư và các đơn vị này theo hợp đồng giữa các bên và quy định của luật pháp.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đóc Sở Xây dựng TP.HCM trả lời các câu hỏi của bạn đọc. Ảnh: HUYỀN VI

Dự án nhà chung cư chỉ mới hoàn thành cơ sở hạ tầng, xây xong phần móng thì chủ đầu tư có được bán trực tiếp bằng hợp đồng chuyển nhượng hay chỉ được ký hợp đồng đặt cọc? PHAM THI HUE (quận Thủ Đức, TP.HCM, e-mail: hong_hue...@yahoo.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Theo Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản, nếu nhà chung cư đã hoàn thành cơ sở hạ tầng, xây dựng xong phần móng và chủ đầu tư có các hồ sơ được quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 thì được quyền bán bằng hợp đồng chuyển nhượng.

Khi mua nhà chung cư, dù trong hợp đồng không có ghi nhưng mặc nhiên có điện, nước hay không? Tôi mới mua nhà chung cư được 5 tháng, nay ban quản lý bắt đóng tiền để sửa đường dây điện gì đó đúng hay sai? Hiện chung cư tôi ở phải mua điện nước lại của ban quản lý với giá cao. Tôi có liên hệ với điện lực khu vực để yêu cầu mắc điện quốc gia thì nhận được văn bản trả lời "do chủ đầu tư chưa bàn giao trạm biến áp, nên điện lực không thực hiện được yêu cầu của ông bà", chúng tôi phải làm sao? NGOC VU THI BICH (ngoc...@yahoo.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Đã là nhà chung cư thì khi bàn giao cho người sử dụng phải có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, đối với dự án lớn còn phải có cả hạ tầng xã hội. Do vậy, nếu bàn giao nhà chung cư mà không có điện, nước là không đúng.

Trường hợp lưới điện nước quốc gia chưa đến được chân công trình, chủ đầu tư phải tự thực hiện bằng nguồn nước ngầm đã xử lý đạt chất lượng, bằng nguồn điện thông qua máy phát. Không thể bàn giao căn hộ chung cư cho người mua mà thiếu hạ tầng kỹ thuật.

Do bạn không nói rõ chung cư thuộc dự án nào, chủ đầu tư là ai để chúng tôi có thể kiểm tra việc nghiệm thu đưa vào công trình và bảo vệ quyền lợi cho bên mua.

Tôi sống ở chung cư Hưng Vượng 1 thuộc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM). Bể chứa phân của lô A và B của chung cư đã hư hỏng nặng, phân tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Tôi đã báo cho ban quản lý chung cư nhưng chỉ thấy sửa chữa tạm bợ, vài hôm lại như cũ. Chung cư này đã hết bảo hành, chúng tôi phải kiến nghị, khiếu nại lên cơ quan nào để có thể được sửa chữa dứt điểm tình trạng này? NGUYỄN ANH TUẤN

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Trường hợp các chung cư xây dựng đã đưa vào sử dụng, dù trước thời hạn Luật Nhà ở có hiệu lực, chủ đầu tư và các chủ căn hộ phải họp bầu ra ban quản trị nhà chung cư để xử lý các việc xảy ra tiếp theo trong quá trình sử dụng chung cư mà việc hư hỏng hầm phân của lô A, B chung cư Hưng Vượng 1 – Phú Mỹ Hưng là một ví dụ.

Nếu còn trong thời gian bảo hành, việc sửa chữa khắc phục chủ đầu tư tự lo. Lưu ý rằng thời gian bảo hành các chung cư từ 9 tầng trở lên bàn giao sau khi Luật Nhà ở có hiệu lực là 5 năm.

Chúng tôi sẽ phản ánh nội dung về chất lượng chung cư này đến Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng.

 
Là công dân Việt Nam, tôi muốn đầu tư dự án. Xin hỏi thủ tục như thế nào? NGUYỄN VĂN TUẤN (phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM, e-mail: nguyentuan_...@yahoo.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Câu hỏi này quá rộng vì có nhiều loại dự án được chi phối bởi Luật Xây dựng, Luật Nhà ở. Nếu bạn quan tâm thì có thể gửi câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ trực tiếp Sở Xây dựng TP.HCM để được hướng dẫn chi tiết.

Nhà cạnh chúng tôi xây dựng vượt ranh trong giấy chủ quyền thì có được cấp giấy hồng hay không? CHANG VĂN CHUNG (phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Công trình xây dựng kể cả nhà ở mà xây vượt ranh chủ quyền là hoàn toàn sai và chắc chắn phải bị tháo dỡ. Chúng ta phải thượng tôn pháp luật để trật tự đô thị được vãn hồi dần.

Những trường hợp nào vi phạm tương tự nhưng lại được giải quyết cấp chủ quyền thì đề nghị bạn đọc báo cho Sở Xây dựng biết.

Theo Điều 7.1.e Luật Kinh doanh Bất động sản quy định điều kiện bất động sản đưa vào kinh doanh, đối với khu nhà ở là thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ hoàn công và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Mặt khác, luật này lại cho phép bán nhà hình thành trong tương lai. Như vậy có mâu thuẫn không? Vì nhà chưa xây xong thì những giấy tờ mà luật yêu cầu chưa có (ví dụ: hồ sơ hoàn công).

Chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở đang thi công (đã xong phần móng theo quy định)có được phép bán nhà chưa xây xong không? Khi bán nhà thuộc dự án khu nhà ở, chủ đầu tư có được phép ký hợp đồng mua bán căn hộ với người mua không? Như vậy người mua có được đảm bảo trên cơ sở hợp đồng đó không? LÊ ĐÌNH (TP.HCM, e-mail: ledinh...@yahoo.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Quá trình kinh doanh một bất động sản, nếu bắt đầu từ khi làm xong phần móng sẽ phải kéo dài cho đến khi công trình được nghiệm thu, hoàn công, bàn giao. Lúc đó bất động sản đã hiện hữu. Như vậy, ngay khi làm xong phần móng, chủ đầu tư đã được phép bán căn hộ được hình thành trong tương lai.

Về nguyên tắc chủ đầu tư phải xây dựng căn hộ mẫu và căn hộ này phải tồn tại đến khi bàn giao căn hộ thật để người mua đối chứng.

Tuy nhiên, theo Nghị định 02/2006/NĐ-CP, đối với khu đô thị mới thì khi chủ đầu tư đã làm đầy đủ hạ tầng vẫn có quyền bán các sản phẩm kinh doanh (đương nhiên phải có các mẫu nhà) mà không cần phải làm xong phần móng. Đô thị mới Phú Mỹ Hưng là một ví dụ.

Về mẫu hợp đồng mua bán căn hộ, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 01/2009/TT-BXD. Theo đó, mẫu hợp đồng đã được công bố để bảo vệ quyền lợi cho các bên.

 
 
Phần sở hữu chung trong nhà chung cư được phân định như thế nào? Chủ đầu tư khẳng định nhà để xe trong nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư nhưng không cung cấp tài liệu hồ sơ chứng minh. Người dân phải căn cứ vào đâu để biết được phần sở hữu chung trong nhà chung cư nếu trong hợp đồng không ghi rõ nội dung này? LÊ ĐÌNH QUÝ (chung cư Phú Lợi, phường 7, quận 8, TP.HCM, e-mail: quyle...@yahoo.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Về phần sở hữu chung trong nhà chung cư, xin xem Luật nhà ở, Nghị định 90/2007/NĐ-CP.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang chỉnh sửa lại nghị định nêu trên, có nội dung liên quan đến việc phân định rõ quyền sở hữu nhà chung cư để tránh những bất cập, khiếu kiện.

Trên thực tế khi mua căn hộ chung cư, phần nào thuộc sở hữu chung, kể cả giá giữ xe và các chi phí bảo trì trong những năm đầu, cần phải được thống nhất và ghi thẳng trong hợp đồng. Nhiều chủ đầu tư đã ghi rõ trong hợp đồng từ đầu là người mua được quyền sở hữu riêng căn hộ của mình và những trách nhiệm đối với phần chung, thay vì viết là sở hữu chung nhưng Luật Nhà ở đã ghi.

Với một cao ốc đa năng, khối đế làm thương mại dịch vụ, những tầng giữa làm văn phòng, những tầng trên là căn hộ chung cư, tầng hầm sẽ sử dụng chung. Nếu chỉ định nghĩa thuần túy sỡ hữu chung theo Luật Nhà ở - phần còn lại không thuộc sở hữu riêng là sở hữu chung, sẽ rất khó giải thích trong ví dụ vừa nêu. Đây là bất cập của pháp luật cần phải chỉnh sửa.

Mua nhà chung cư, nhà chưa xây xong thuộc trường hợp nhà hình thành trong tương lai hay dự án khu nhà ở, xác định các điều kiện đưa vào kinh doanh theo Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản như thế nào? GIANG PHI NGUYỆT (quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Câu trả lời tương tự đối với bạn đọc Lê Đình nêu trên.

Vợ chồng tôi dự định mua một căn hộ dự án ở quận 7. Chủ đầu tư đưa chúng tôi một hợp đồng, chúng tôi không đồng ý với một số điều khoản trong hợp đồng đó nhưng chủ đầu tư bảo đó là mẫu bắt buộc theo mẫu của Thông tư 01/2009/TT-BXD nên các bên không được sửa đổi. Hợp đồng mua bán căn hộ có bắt buộc phải theo mẫu của Thông tư 01/2009/TT-BXD không? TRẦN THÁI (phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Đề nghị bạn lên mạng theo địa chỉ www.moc.gov.vn của Bộ Xây dựng, click vào mục văn bản, chọn "thông tư" để đọc rõ nội dung của Thông tư 01/2009/TT-BXD.

Lưu ý rằng thông tư chỉ hướng dẫn những nội dung để đảm bảo quyền lợi của hai bên khi mua bán căn hộ chung cư. Thực tế các bên vẫn có thể thêm bớt những nội dung khác nhưng phải được hai bên mua bán đồng thuận. Trường hợp quá khó để phân tích, suy nghĩ, bạn đọc có thể nhờ luật sư tư vấn về nội dung hợp đồng.

Năm 2008, em tôi có cho tôi một mảnh đất thổ cư. Nay tôi muốn sang tên và quyền sử dụng đất do tôi đứng tên nhưng ra ủy ban thì họ nói vì mảnh đất này còn vướng hợp đồng cho thuê nên không thể chuyển nhượng hoặc mua bán. Trong khi nhưng năm 2007 em tôi có cho thuê đất thời hạn 8 năm nhưng đối tác làm nửa chừng thì bỏ trốn vì kinh doanh thất bại. Vậy bây giờ tôi phải làm sao? NGUYỄN DUY LÂM (thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, e-mail: nguyenduylam_...@yahoo.com.vn)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Sự việc đã nêu khá khó khăn vì đất để cho người khác thuê 8 năm, thậm chí đã lấy tiền thuê đủ. Nếu người thuê làm ăn thất bại và đã đi nơi khác, hợp đồng không được thanh lý thì về nguyên tắc người sử dụng đất không được cho thuê tiếp.

Bạn có thể đăng báo, nhắn tin để người thuê trở về giải quyết dứt điểm hợp đồng.

 

Quy hoạch "treo" tại khu vực cầu Ban Ky, phường 13, quận Bình Thạnh chừng nào thực hiện? Sẽ xóa hay triển khai bồi thường sau gần 9 năm "treo"? Chúng tôi bị cháy nhà giờ không được cấp phép xây dựng lại nhà để ở. Phòng Xây dựng quận bảo nhà nằm trên ranh giao đất cho Công ty Tân Thuận làm dự án, cso đúng không? LE DINH TIEN (phường 13, quận Bình Thanhk TP.HCM, e-mail: tienloi...@yahoo.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Về câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ chuyển đến Sở Quy hoạch Kiến trúc và UBND quận Bình Thạnh để trả lời trực tiếp cho bạn.

Người hàng xóm ở bên cạnh căn hộ chung cư của tôi thường xuyên mở nhạc rất lớn, tôi đã nhiều lần nhắc nhở nhưng không được. Sau đó, hộ này còn cơi nới phần ban công làm phòng ở nên nhìn vào cảnh quan chung rất mất thẩm mỹ. Chủ căn hộ này có vi phạm pháp luật không? Tôi phải báo cáo với cơ quan nào để xử lý? NGUYỄN THỊ HÒA (quận Thủ Đức, TP.HCM)

Nhà chúng tôi ở kế bên công trình xây dựng chung cư Cù Lao Chà, phường 17, quận Bình Thạnh. Nhiều khi nơi đây thi công, đổ bê tông từ đêm tới sáng, ồn ào không ai ngủ nổi. Vậy chúng tôi phải khiếu nại lên cơ quan nào? NGUYỄN THỊ HÌNH (phường 17, quận Bình Thạnh)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Về việc vi phạm nếp sống văn minh đô thị, làm phiền cư dân lân cận, ông có thể liên hệ với công an khu vực để nhờ hỗ trợ giải quyết ngay lúc vi phạm xảy ra.

Khi phát hiện các hộ lân cận cơi nới trái phép căn hộ chung cư, nếu thanh tra xây dựng phường, xã chưa xử lý kịp, ông có thể báo trực tiếp cho UBND phường, xã để xử lý ngay vi phạm.

Trường hợp chính quyền địa phương chậm xử lý, ông có thể báo trực tiếp đến Phòng Quản lý đô thị quận hay trực tiếp đến Sở Xây dựng (số 60 Trương Định, phường 7, quận 3, TP.HCM).

Tương tự, khi các công trình xây dựng gây ra tiếng ồn ngoài giờ, gây khói, bụi hay đặt các thiết bị thi công mất an toàn… chúng ta có thể liên hệ với thanh tra xây dựng phường để nhờ can thiệp và xử lý ngay. Nội dung này là vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, sẽ bị phạt khá cao theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP.

Nhà thầu thi công dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè làm nứt nhà của 29 hộ dân ở tổ 1, tổ 2, khu phố 1, phường 15, quận Bình Thạnh. Chúng tôi đã kêu cứu cơ quan chức năng nhưng vẫn không thấy ai đứng ra giải quyết. Chúng tôi còn phải chờ bao lâu để được khắc phục? NGUYỄN THỊ MẤN (phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Về việc thi công các hạng mục thuộc dự án vệ sinh môi trường TP gây hư hỏng các công trình lân cận, trong đó có nhà của các hộ dân, Sở Xây dựng đã có nhiều văn bản yêu cầu chủ đầu tư thực hiện kiểm định để có biện pháp khắc phục sửa chữa và có biện pháp thi công không gây ảnh hưởng công trình lân cận.

Chủ đầu tư đang tiến hành đánh giá hư hại để khắc phục một số công trình bị ảnh hưởng nhưng còn chậm do có tranh chấp giữa chủ đầu tư và các đơn vị thi công về việc chịu trách nhiệm chính trong xử lý. Tuy nhiên, trách nhiệm chính trong bồi thường khắc phục hư hại công trình lân cận vẫn thuộc chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư vẫn không có biện pháp khắc phục, đề nghị các hộ dân khởi kiện ra tòa án để được giải quyết.

Năm 2007,tôi được cấp chủ quyền. Thế nhưng tôi mới biết láng giềng được cấp chủ quyền nằm 2001 luôn cả phần đất mượn của tôi mà không chịu trả. Hiện tôi đang kiện ra tòa, vậy tôi có lấy lại phần đất ông mượn hay không? Láng giềng còn xây dựng bồn nước tạm bợ ngay ngõ nhà tôi, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Tôi nhờ UBND phường giải quyết nhưng phường từ chối, tôi phải làm sao? NGUYỄN THÁI THUẬN (phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, e-mail: xh_...@yahoo.com.vn)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Về tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông và láng giềng, việc giải quyết sẽ theo phán quyết của tòa án.

Còn việc láng giềng xây dựng bồn nước trước ngõ nhà ông có nguy cơ sập đổ, đề nghị ông gửi đơn kiến nghị lên UBND quận để có biện pháp buộc người láng giềng phải sửa chữa hoặc tháo dỡ để đảm bảo an toàn. Trường hợp người láng giềng từ chối thực hiện, UBND quận có trách nhiệm tiến hành cưỡng chế.

Vừa qua, có tình trạng các cần cẩu tại các công trình cao ốc nằm ngay khu dân cư hoạt động suốt ngày đêm. Sở Xây dựng có quy định nào về giờ giấc hoạt động của cần cẩu hay không?Hoặc là có quy định cần cầu không được vượt quá phạm vi công trình, chứ lơ lửng trên đầu người đi đường thấy đáng sợ quá. MỘT BẠN ĐỌC (e-mail: thanhtu...@gmail.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Về việc sử dụng các cần trục tháp tại các công trình xây dựng, hiện chưa có quy định về giờ giấc hoạt động nên tình trạng sử dụng hiện nay gây lo ngại cho an toàn của cộng đồng.

Sở Xây dựng đã có văn bản kiến nghị và UBND TP.HCM đã giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội soạn thảo quy định về việc sử dụng cần trục theo hướng sẽ khống chế thời gian hoạt động , khi hoạt động sẽ có các biện pháp cách ly giao thông bên dưới để đảm bảo an toàn. Khi quy định này được ban hành sẽ đưa hoạt động của các cần trục vào quy củ, đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Các chủ đầu tư dự án chậm triển khai mà dùng đất dự án để cho thuê làm bãi chứa xe container và các dịch vụ thuê kho bãi khác thì có bị xử lý không? NGUYEN VUONG (e-mail: vuong...@pecc2.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Vấn đề này thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM. Đề nghị bạn liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn.

Khi tôi bắt đầu xây dựng ngày 19-9-2009 (có giấy phép xây dựng) thì nhà kế bên gởi đơn tranh chấp lên Tòa án huyện Hốc Môn. Phòng Công thương huyện Hốc Môn gởi quyết định tạm đình chỉ thi công. Sau đó, tòa án bác đơn của nhà bên. Từ khi tòa bác đơn đến nay hơn một tháng mà Phòng Công thương vẫn không trả lời cho gia đình có được xây dựng tiếp hay không? LE THI MOT (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hốc Môn, TP.HCM, e-mail: lhhoa...@gmail.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Về trường hợp xây nhà của bà, do nhà bà đã có giấy phép xây dựng và nếu tòa án đã bác đơn tranh chấp thì bà được quyền tiếp tục xây dựng. Phòng Công thương huyện Hóc Môn phải ban hành quyết định cho bà được tiếp tục xây dựng nhà. Bà có thể gửi đơn đề nghị lên UBND huyện Hóc Môn để được giải quyết hoặc gửi đơn kiến nghị tới Sở Xây dựng để Sở Xây dựng đề nghị UBND huyện Hóc Môn giải quyết.

Tôi thấy rất nhiều cao ốc xây chen trong khu dân cư có làm tầng hầm là gây lún, nứt nhà lân cận. Tôi hiện đang ở quận Phú Nhuận, cũng đang rất lo ngại vì nhà tôi gần kế một công trình đang chuẩn bị đào hầm. Tôi nên làm gì để phòng hờ những sự cố xảy ra cho nhà tôi? Có biện pháp kỹ thuật nào để đảm bảo nhà tôi sẽ không bị ảnh hưởng? Chi phí này ai trả? LÂM MINH HOA (58 tuổi, quận Phú Nhuận, TP.HCM)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Tình trạng xây công trình có tầng hầm chen trong khu dân cư hiện hữu khá phổ biến tại thành phố. Các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận đều có và thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị xây dựng công trình. Nếu thi công không đảm bảo kỹ thuật gây hư hại cho nhà lân cận thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, khắc phục.

Để đảm bảo quyền lợi nếu có xảy ra hư hỏng, bà cần yêu cầu chủ đầu tư qua ghi nhận hiện trạng nhà bà trước khi chủ đầu tư thi công để có cơ sở giải quyết các thiệt hại về sau (nếu có). Trong quá trình chủ đầu tư thi công, bà cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhà mình để phát hiện các hiện tượng hư hỏng và báo ngay cho Phòng Quản lý đô thị quận hoặc Sở Xây dựng để có biện pháp xử lý.

 

Khung cảnh buổi giao lưu trực tuyến "Quản lý chất lượng công trình xây dựng" do Sở Xây dựng TP. HCM và báo Pháp Luật TP. HCM tổ chức. Ảnh: HUYỀN VI

 

Theo giấy phép xây dựng do UBND quận cấ thì nhà tôi có ban công rộng 0,9m. Nhưng trên thực tế tôi đã xây bức tường lầu một ra phía ngoài ban công 0,3m (ban công chỉ còn rộng 0,6m). Chính quyền có buộc tôi đập tường để xây dựng lại hay không? ĐẶNG THANH HÒA (quận Bình Tân, TP.HCM)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Do bạn diễn tả không rõ, nhưng theo suy đoán, có lẽ giấy phép được cấp cho nhà bạn quy định độ vươn ra của ban công là 0,9m. Nếu bạn xây tường dịch ra phía ngoài 0,3m và khoảng cách từ chân tường lầu 1 ra hết ban công còn 0,6m thì độ vươn ra của ban công từ chân công trình tầng trệt tính ra vẫn là 0,9m. Nếu suy đoán trên là đúng, bạn không bị buộc phải tháo dỡ để xây dựng lại.

Tôi mua nhà chung cư từ năm 2007. Tôi muốn biết việc bảo trì nhà do ai chịu trách nhiệm, chủ nhà có phải đóng góp hay công ty bán nhà phải bỏ tiền ra lo liệu? MỘT BẠN ĐỌC (Nguyet...@yahoo.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Về việc bảo trì chung cư, đối với phần sở hữu riêng thì chủ nhà phải tự bỏ kinh phí để thực hiện. Còn đối với các phần sở hữu chung thì các đồng sở hữu trong chung cư phải cùng đóng góp kinh phí.

Tôi có mua một căn hộ chung cư nhưng trong hợp đồng không quy định thời hạn bảo hành căn hộ. Như vậy căn hộ của tôi sẽ được bảo hành trong thời gian bao lâu? VÕ THỊ CHÚC (e-mail: chucquan...@yahoo.com)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Do bà không nói rõ chung cư được xây dựng vào thời điểm nào nên chúng tôi không thể trả lời chính xác. Tuy nhiên, nếu chung cư được xây dựng trước khi Luật Nhà ở có hiệu lực (ngày 1-7-2006) thì thời gian bảo hành tối thiểu là 2 năm, còn nếu xây dựng sau khi Luật Nhà ở có hiệu lực thì thời gian bảo hành tối thiểu là 5 năm.

Lô đất nhà tôi giáp với con hẻm nội bộ rộng khoảng 3m. Vậy khi xây nhà tôi có được xây ban công chìa ra hẻm hay không? NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA (quận 8, TP.HCM)

Đất của tôi rộng 73m2, giáp mặt đường có lộ giới 12m. Vậy tôi có được xây nhà ở cao bốn tầng hay không? TRẦN HOÀNG QUÂN (quận 5)

Sở Xây dựng TP.HCM trả lời: Đề nghị bạn liên hệ Phòng Quản lý đô thị quận (nơi mảnh đất tọa lạc) để được trả lời cụ thể.

nguồn: http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=276133

091030- Thay đổi thiết kế nhà phải xin phép

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

1. Điều chỉnh thiết kế nhà

Trong lúc xây nhà, do tôi tự mở rộng 5 cm chiều ngang so với bản vẽ được cấp giấy phép xây dựng nên tôi bị xử phạt buộc tháo dỡ phần xây dựng vi phạm và đình chỉ thi công. Sau khi đóng tiền phạt xong, tôi có thể thi công tiếp hay không? Với diện tích dư nêu trên, tôi có thể xin điều chỉnh thiết kế nhà hay không?

Diệp Mỹ Hạnh (Đường Trần Văn Đang, quận 3, TP.HCM)

Bà Tần Thị Xuân Hằng, Phó phòng Quản lý đô thị quận 3, TP.HCM:

Theo khoản 2c Điều 12 Nghị định 180 ngày 7-12-2007 của Chính phủ, sau khi được cấp giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ xong, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

Như vậy, ngoài việc đóng phạt thì bà còn phải phá dỡ phần diện tích sai nội dung giấy phép và phải được thanh tra xây dựng lập biên bản xác nhận. Sau đó bà mới được tiếp tục thi công xây dựng theo giấy phép cũ.

Ngoài ra, theo khoản 2d Điều 68 Luật Xây dựng, khi muốn điều chỉnh, thay đổi thiết kế, chủ đầu tư phải lập thủ tục xin điều chỉnh và có sự chấp thuận của cơ quan cấp giấy phép xây dựng thì mới được thi công công trình.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh chỉ được chấp thuận khi phần diện tích định xây thêm không vi phạm quy hoạch và vẫn nằm trong phạm vi đất thuộc quyền sử dụng của bà. Hoặc bà phải được hai hộ liền kề chấp nhận và xác nhận ranh giới không có lấn chiếm.

2. Cách tính tiền sử dụng đất

Tôi có mua của ông B. 1.000 m2 đất nông nghiệp và 500 m2 đất phi nông nghiệp. Ông B. cũng đã sang tên đất cho tôi. Nay tôi muốn chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư thì có phải đóng tiền sử dụng đất không? Mức đóng là bao nhiêu?

Thanh Bằng (Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM)

Ông Nguyễn Yểng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 6, TP.HCM:

Theo khoản 2c Điều 6 Nghị định 189 ngày 3-12-2004 của Chính phủ, đối với hộ gia đình, cá nhân, khi chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

- Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

- Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 của nghị định này, giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất được giao tại thời điểm giao đất do UBND cấp tỉnh ban hành.

Để biết số tiền cụ thể phải đóng, ông có thể tham khảo bảng giá đất tại các chi cục thuế quận, huyện trên địa bàn TP.HCM.

3. Không thể sang tên nhà bằng giấy ủy quyền

Gia đình tôi có hai chị em. Năm 2003, chị tôi xuất cảnh sang Mỹ và ủy quyền cho tôi một căn nhà do chị tôi đứng tên. Nay chị tôi đột ngột qua đời không để lại di chúc. Chị tôi không có con và chồng chị là người nước ngoài. Vậy tôi có thể dùng giấy ủy quyền trên để sang tên nhà hay không?

Dương Kim Tiên (Phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM)

Ông Hoàng Xuân Hoan, Trưởng phòng Công chứng số 2, TP.HCM:

Theo khoản 1a Điều 675 và khoản 1a Điều 676 Bộ luật Dân sự, nếu người để lại di sản khi chết không để lại di chúc thì những người được thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất gồm có: cha mẹ, vợ hoặc chồng, các con. Như vậy, do thuộc hàng thừa kế thứ hai nên bà không được hưởng di sản thừa kế của người chị. Tuy nhiên, do người anh rể của bà là người nước ngoài nên ông ấy sẽ được hưởng giá trị của phần di sản được thừa kế.

Đồng thời, theo khoản 4 Điều 589 bộ luật trên, hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong trường hợp bên ủy quyền chết. Vì vậy, khi chị bà chết thì việc ủy quyền cho bà quản lý, sử dụng căn nhà trên đã hết hiệu lực. Bà không thể dùng giấy ủy quyền đó để làm thủ tục sang tên nhà cho mình.

4. Đòi lại đất đã cho

Năm 2000, tôi có cắt chia cho con trai 900 m2 đất nông nghiệp và sau đó con trai tôi đã được cấp giấy đỏ. Năm 2008, con trai tôi chết. Bấy giờ, tôi đã ủy quyền cho con dâu và một cháu nội hưởng thừa kế và cả hai cũng đã sang tên đất. Năm 2009, cháu nội tôi chết. Nay con dâu tôi có người đàn ông khác và thường bỏ bê việc hương khói cho chồng, con. Vậy tôi có thể hủy bỏ việc ủy quyền trước đây để lấy lại số đất trên hay không?

Nguyễn Văn H. (Ấp 3, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM)

Luật sư Nguyễn Đình Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM:

Theo khoản 1 Điều 642 Bộ luật Dân sự, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

Sau khi người con trai qua đời, với tư cách là một trong những người thừa kế theo pháp luật của người chết, chắc rằng ông đã làm thủ tục từ chối nhận di sản theo đúng quy định nêu trên nên UBND huyện mới có cơ sở sang tên đất cho người con dâu và cháu nội của ông. Nay khi người cháu nội mất, mẹ cháu được thừa kế phần đất thuộc quyền sử dụng của người chết và như vậy người con dâu của ông được trọn quyền sử dụng đất.

Ông không thể tự hủy bỏ văn bản từ chối nhận di sản để lấy lại một phần đất mà lẽ ra ông được thừa kế từ con trai.

5. Hợp đồng vô hiệu

Năm 2003, tôi có bán một phần đất cho ông A, rồi sau đó ông A đã sang lại cho người khác. Lúc đó đất chưa có giấy tờ hợp lệ nên việc mua bán chỉ bằng giấy tay. Nay tôi đã được cấp giấy đỏ toàn bộ đất (trong đó có cả phần đất đã bán cho ông A). Thấy vậy, ông A và người mua đất sau cùng yêu cầu tôi phải làm thủ tục tách thửa, sang tên đất cho họ. Tôi có thể buộc họ phải trả thêm khoản tiền chênh lệch tính theo giá đất hiện tại hay không?

Trần Văn Thưởng (An Giang)

Luật sư Trần Công Ly Tao, Đoàn luật sư TP.HCM:

Ông có thể thương lượng với ông A (và người mua sau cùng) về cách xử lý cụ thể. Nếu không thể thỏa thuận được về phương thức thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên có thể khởi kiện, yêu cầu TAND cấp huyện nơi có đất xem xét, giải quyết việc tranh chấp.

Cũng xin lưu ý thêm: Theo Nghị quyết số 02 ngày 10-8-2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, đối với những hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau ngày 15-10-1993 đến trước ngày 1-7-2004 mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện luật định (như: đất chưa có giấy đỏ; hợp đồng chuyển nhượng không có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền) nhưng sau đó đã được UBND cấp giấy đỏ mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 1-7-2004 mới có yêu cầu tòa án giải quyết thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

nguồn: http://www.phapluattp.vn/news/tu-van/view.aspx?news_id=276090

091030- Cưỡng bức thì mới chạy đúng tuyến

Phải chạy xe máy trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TP.HCM) mỗi sáng để đi làm luôn là nỗi ám ảnh trong tôi bởi đường này thường xuyên xảy ra kẹt xe.

Mặc dù đoạn đường dài chỉ khoảng 500 m nhưng hôm nào tôi cũng mất gần một tiếng đồng hồ mới thoát ra được. Cũng tại xe cộ đông mà người điều khiển lại không đi đúng quy định, lấn chiếm đường gây ùn tắc nhiều giờ. Là đường hai chiều nhưng khi xe đông thì lại thành đường một chiều vì cứ thấy chỗ nào trống là nhiều người chạy vào, không cần biết đến ranh giới phân chia. Con đường trở nên hỗn loạn do chiều còn lại kẹt cứng.

Nhưng sáng 28-10, tôi không khỏi giật mình khi nhìn thấy con đường trở nên rộng thênh thang, xe cộ lưu thông dễ dàng dù là giờ cao điểm. Lần đầu tiên tôi chỉ mất năm phút để qua con đường này, không phải chịu cảnh lặn hụp trong tiếng ồn và khói bụi.

Tại vạch phân chia nằm giữa đường, các anh chị tổ an toàn giao thông, quản lý đô thị quận đứng chắn thành một hàng dài. Cứ 30 m lại có một người đứng giữ không cho các xe lấn tuyến. Tại ngã rẽ vào chung cư Miếu Nổi, ngã rẽ đi vào hẻm tắt để đến đường Phan Xích Long, có từ hai đến ba anh chị đứng làm “đèn đỏ lưu động” hướng dẫn các dòng xe. Nhờ vậy mà các dòng xe lưu thông nề nếp, không xảy ra kẹt xe. Một anh tổ viên cho biết: “Đây là chỉ đạo bảo vệ giờ cao điểm cho người dân lưu thông”.

Khi nhiều người dân vẫn chưa nghiêm túc chấp hành luật giao thông để rồi tự làm khó mình thì sáng kiến “bảo vệ giờ cao điểm” nêu trên sẽ là một cách cưỡng bức nhẹ nhàng mà hữu hiệu.

PHƯƠNG LAM (Quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Ảnh: TLV

nguồn: http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=275926

091030- Tuyên truyền văn hóa giao thông, trật tự đô thị như đùa

Tình trạng buôn bán hàng rong trên các khu vực quanh trường học, khu vực cấm buôn bán hàng rong… đã nhiều lần báo chí phản ánh. Các đội trật tự an toàn đô thị ra quân dẹp bỏ, song xem chừng tình hình vẫn không mấy khả quan.

 

Mặc dù đã có biển báo “KHU VỰC CẤM BUÔN BÁN”, và nhiều lần các đội trật tự đô thị đi dẹp bỏ, nhưng các quán hàng “di động” bán rong vẫn hiên ngang hoạt động buôn bán trên nhiều tuyến đường, khu vực quanh trường học. Không dễ dàng để tiếp cận được với những đối tượng này, họ thoắt ẩn thoắt hiện mỗi khi có đội công tác kiểm tra.

 

Trên tuyến đầu đường Phạm Như Xương và đoạn đường trước cổng trường Đại học sư phạm Đà Nẵng là những điển hình cho thực trạng trên. Trước đây, ở quanh khu vực này hàng đêm tràn lan quán hàng nhậu bình dân di động phục vụ cho các thượng đế là sinh viên và thanh niên. Các đội công tác, trật tự an toàn đô thị đã tiến hành “giải phóng” cho cung đường. Tuy nhiên cũng chỉ được một thời gian ngắn, sau đó lại mọc ra các loại hình buôn bán rong khác, đó là thức ăn, hoa quả… hoạt động cả sáng-trưa-chiều-tối.

 

Đành rằng là vì cuộc sống mưu sinh “chứ chẳng sung sướng gì phải bán chui bán lủi, chạy như ma đuổi khi thấy đội trật tự đô thị đến” - lời bộc bạch của một người dán điện thoại di động. Nhưng cũng không thể trắng trợn đến mức kiểu “điếc không sợ súng” như trên được. Hiện trạng trên không chỉ làm mất đi vẻ mỹ quan đô thị mà còn là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố.

 

Khảo sát tại một số trường học trong khu vực thành phố, tình trạng buôn bán hàng rong di động cho học sinh mỗi khi học sinh đến trường, ra chơi, tan trường là rất phổ biến. Những tụ điểm dán điện thoại di động, bán quần áo, kính, mũ, dày dép, sách báo dạo tràn lan trên các vỉa hè các tuyến đường phố ngày càng trở nên phổ biến dù đã có biển báo cấm buôn bán ngay nhãn tiền. Được biết, do các loại hàng rong trên rất phù hợp với các đối tượng người mua là học sinh, sinh viên. Đây là những “khách hàng” dễ tính, lại có số lượng đông đảo ít để ý đến chất lượng sản phẩm, độ an toàn của các loại thức ăn nhanh đường phố, miễn là nhanh, tiện lợi và…rẻ.

 

Hình ảnh vỉa hè, hành lang đường phố trở thành nơi buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng không còn xa lạ trên một số tuyến đường phố Đà Nẵng. Đã có những chiến dịch tuyên truyền, đã gắn biển báo lớn lên khu vực cấm, có đội công tác trật tự đô thị kiểm tra thường kỳ… nhưng xem ra tình hình vẫn chỉ như “đàn gảy tai trâu” mà thôi.
 
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi muốn phản ánh:
Bán hàng rong trước cổng trường học
Biển cấm...nhỏ quá.
 
Cấm cũng bán...
 
Tấm biển treo xa xa là HÃY DỮ CHO ĐÀ NẴNG LUÔN XANH SẠCH ĐẸP
 
                                                                                    Trọng Huy

091030- Nâng đường, nhà biến thành hầm

Tại TP.HCM, không ít căn nhà “bỗng dưng” trở thành hầm khi phần lớn nhà lọt thỏm xuống so với mặt đường sau mỗi lần các cơ quan chức năng tiến hành nâng đường, làm cầu.
Cứ thế, "cuộc rượt đuổi" nâng đường - nâng nhà như câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, mãi vẫn chưa thấy hồi kết...

Bỗng dưng... thành hầm

Dọc hai bên đường Bùi Hữu Nghĩa, đoạn gần chân cầu Bùi Hữu Nghĩa (thuộc phường 1 và 2, Q.Bình Thạnh) có khoảng mười căn nhà khá đặc biệt, mỗi căn có hẳn một tầng hầm nằm sâu hun hút so với mặt đường phía trước. Chị Nguyễn Thị Bích Thủy, chủ nhà số 20 (phường 2) kể: “Sự tích” căn hầm này là do vào năm 1998, khi các cơ quan chức năng tiến hành nâng cấp, mở rộng đường và xây mới cầu Bùi Hữu Nghĩa, căn nhà của gia đình chị bỗng lọt thỏm xuống so với mặt đường. Sau đó, chị tiến hành cất lại nhà, nhưng do không thể nâng nền cao bằng mặt đường nên căn nhà mới vẫn giữ nguyên một tầng hầm. Tương tự, hàng loạt tầng trệt của các căn nhà khác ở đây cũng biến thành hầm từ khi đường được nâng cao. Chủ nhà số 41 - anh Ngọc - nói, nền nhà anh hiện thấp hơn mặt đường đến 1m, con gái anh đứng trên mặt đường phía trước, chỉ cần với tay là đụng trần nhà!

Theo ông Nguyễn Trọng Hòa, ở các nước, mỗi khi sửa đường, người ta đều cạo hết lớp nhựa cũ rồi mới trải tiếp lớp mới để đảm bảo cốt nền đường, thế nhưng nhiều nhà thầu tại TP.HCM cứ thế đắp lớp nhựa mới lên trên mặt đường cũ, do đó con đường sau mỗi lần sửa lại cao lên vài tấc.
Ông Hòa đề nghị phải kiểm tra, làm rõ trong mỗi hồ sơ thiết kế dự án xây dựng, sửa chữa đường có phần chi phí cho công tác nạo vét lớp bê tông cũ trước khi trải lớp nhựa mới hay không, nếu có thì chi phí này đã đi đâu? Bên cạnh đó, quan trọng nhất là phải có sự kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp xây nhà, làm đường không tuân theo cốt nền quy định, trong đó có biện pháp chế tài mạnh đối với các địa phương trong quá trình cấp phép xây dựng đã để xảy ra tình trạng loạn cốt nền.

Trong khi đó, “cuộc rượt đuổi” giữa nền nhà với nền đường của hàng loạt căn nhà trên đường Âu Dương Lân, Đặng Chất (phường 2 và 3, Q.8) cũng mệt mỏi không kém. Hầu hết các căn nhà tại đây đều thấp hơn mặt đường hơn nửa mét sau khi đường Âu Dương Lân được nâng cách đây 5 năm để chống ngập. Để không bị nước mưa tràn vào nhà, nhiều hộ phải chịu tốn kém tiền bạc, công sức để nâng nền lên bằng hoặc cao hơn mặt đường. Thế nhưng, đường không phải chỉ nâng có một lần, nhà vừa nâng lên một thời gian thì đường lại được nâng cao hơn nữa, thế là nhà lại ngập, phải nâng tiếp...

Chủ nhà số 121 Âu Dương Lân cho biết từ lúc mua nhà đến nay ông đã phải nâng nền nhà cao thêm hơn... 2m để “đuổi” cho kịp tốc độ nâng đường của ngành giao thông. Đành rằng đường ngập thì phải nâng lên nhưng người dân thì không phải ai cũng đủ tiền, đủ thời gian, công sức để cứ lâu lâu lại phải nâng nhà, rất nhiều người đành chấp nhận "sống chung với ngập". Nhiều nhà sau không ít lần nâng nền đã “đụng nóc”, không thể nâng tiếp. Ngay cả những căn nhà mới cất cách đây chừng 3 năm, xây nền nhà cao hơn hẳn mặt đường, thế nhưng đến nay cũng đã “tụt xuống” bằng với vỉa hè mới được nâng.

Tương tự, trên các con đường Nguyễn Hữu Cảnh (P.22, Q.Bình Thạnh), Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.21, Q.Bình Thạnh), không khó để thấy những căn nhà “chìm” hẳn so với mặt đường. Hay tiêu biểu nhất là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3) khi bắt đầu được triển khai mở rộng, nâng cấp vào đầu năm 2008, thì cũng là lúc hàng loạt con hẻm trên đường này bị biến thành ao. Điều này buộc người dân phải đua nhau nâng nhà lên từ 0,5 - 1m so với mặt đưòng, thậm chí có nhà nâng hẳn nền lên 2m so với đường, nhìn chẳng khác nào... nhà sàn.

Cốt nền, có cũng như không

Rõ ràng, việc nâng đường để chống ngập ở nhiều khu vực hiện nay không phải là cách chống ngập hiệu quả, vì thực chất chỉ là đưa nước từ chỗ cao sang chỗ thấp, hay nói cách khác, chuyển ngập nước từ điểm này sang điểm khác. Việc nâng đường lên bao nhiêu và nâng như thế nào phải được xem xét trong một bài toán tổng thể của cả TP, trong đó đòi hỏi phải có quy hoạch cốt nền xây dựng hẳn hoi.

Trao đổi với Thanh Niên xung quanh thực trạng nhà và đường đua nhau tôn cao, bà Phạm Thị Thanh Hải - Phó viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng TP.HCM - cho biết, thực tế không phải TP.HCM chưa có cốt nền, mà đã có và đưa vào ứng dụng từ năm 2004. Tuy nhiên, đây chỉ là cốt nền khống chế, được thực hiện trên quy hoạch vùng và quy hoạch chung. Trên cơ sở cốt nền khống chế, các địa phương phải làm thêm một bước nữa là tính toán cốt nền xây dựng trong các quy hoạch chi tiết của từng quận huyện và đó mới là cơ sở để cấp cốt nền xây dựng cho các công trình nhà cửa, đường sá... Cốt nền khống chế lấy mực triều cường làm căn cứ tính toán nhằm đảm bảo chống ngập. Còn cốt nền xây dựng lấy cốt nền khống chế làm cao độ tối thiểu, có cập nhật thêm đặc điểm từng khu vực và hướng thoát nước cụ thể của khu vực đó.

Nhà số 20 Bùi Hữu Nghĩa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thành hầm sau khi các cơ quan chức năng tiến hành nâng đường - ảnh: D.Đ.Minh

Thế nhưng, việc triển khai cốt nền xây dựng chi tiết trong suốt 5 năm qua, theo bà Hải, gần như chỉ làm cho có và không cơ quan chức năng nào theo sát để quản lý, đảm bảo thực hiện đúng. "Hậu quả là cùng một dãy phố mà nhà cao, nhà thấp, lố nhố, nhìn chẳng ra làm sao! Thậm chí có nơi đường cao vượt nửa tầng trệt của nhà dân, không chỉ mất mỹ quan mà còn biến nhà dân thành điểm trũng hứng nước và rác" - bà Hải nói.

Hậu quả của việc loạn cốt nền không chỉ dừng lại ở đó, bởi việc cấp cốt nền xây dựng phải căn cứ vào dòng chuyển lưu và hướng thoát nước của từng khu vực và tổng thể. Cho nên với kiểu cốt nền loạn xạ thế này, tình trạng ngập tại TP.HCM sẽ ngày thêm bi đát, trong đó có việc nâng đường - nâng nhà cứ đua nhau không biết đến bao nhiêu cho vừa.

Ông Nguyễn Trọng Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - đưa ra một ví dụ khác về sự thiếu tuân thủ cốt nền, đó là bao nhiêu năm nay, hầu như các đơn vị thi công khi tu sửa, nâng cấp đường đều nâng đường cao dần lên để chống ngập, mà không nghĩ đến việc đảm bảo một mặt phẳng dốc nghiêng để thoát nước. Cứ nâng đường một cách vô tội vạ, rồi đến một lúc chính con đường lại trở thành gờ chắn dòng thoát nước trong khu vực.

Kỹ sư Phan Phùng Sanh - Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM: Cần nghiên cứu áp dụng cách sửa đường mới

Để sửa đường nhựa ở đô thị, ở ta thường áp dụng các biện pháp sau: Một, phương pháp đơn giản, nhanh và rẻ nhất là xử lý những nơi bị lún rồi trải lên đường cũ lớp bê tông nhựa đường mới, lu lèn, cốt nền đường nâng cao làm cho nền nhà ở hai bên đường trở nên thấp, buộc hàng trăm gia đình phải nâng cao nền nhà của mình, nếu không tầng trệt nhà sẽ trở thành ao. Cách này làm mất lòng dân, hết sức tốn kém, nhà ngày càng thấp. Hai, bóc hết lớp mặt đường cũ, xử lý những nơi bị lún rồi trải lại lớp bê tông nhựa đường mới, lu lèn theo yêu cầu của thiết kế. Phương pháp này tốn rất nhiều thời gian và tiền của, lại gây ô nhiễm môi trường, song không làm tăng cốt nền đường.

Tuy nhiên, hai phương pháp nói trên đều có hạn chế. Một phương pháp mới là ứng dụng công nghệ tái tạo Fortress (Mỹ) vào việc sửa chữa đường nhựa cũ ở đô thị. Theo đó, cần bóc hết lớp mặt đường cũ đến độ sâu theo yêu cầu thiết kế, xử lý những nơi bị lún. Đá, đất, xi măng, nhựa đường... bị bóc lên sẽ được nghiền đạt kích thước theo yêu cầu, pha trộn với một chất nhũ tương đặc biệt trở thành hỗn hợp được tái chế sử dụng lại. Ưu việt của công nghệ này là không làm tăng cốt nền đường nên nhà dân hai bên đường sẽ không phải lo thành ao chứa nước; sử dụng lại toàn bộ vật liệu cũ giúp tiết kiệm tài nguyên; thời gian thi công nhanh, sau khi lu lèn, đường đạt cường độ sớm và thông xe ngay sau khi xây dựng. Để ứng dụng được công nghệ này cùng với một số công nghệ tiên tiến khác của Mỹ về làm đường thì cần phải có sự hợp tác, hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài và phải có đầy đủ thiết bị chuyên dùng.     
Đình Mười (ghi)

Nguyễn Đình Mười -  Phương Thanh

nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200944/20091029233855.aspx

091029- Thuế chuyển nhượng bất động sản: Mạnh ai nấy “lách”

Nộp 25% của phần chênh lệch giữa giá bán và giá gốc hoặc là 2% trên tổng giá trị hợp đồng - chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản đang đứng trước nguy cơ không đạt được mục tiêu, bởi chính những quy định được xem là “nửa vời” đối với người nộp thuế.
Nhiều ngôi biệt thự có giá trị thực hàng tỷ đồng nhưng trên hợp đồng chuyển nhượng có khi chỉ vỏn vẹn tiền trăm triệu - Ảnh minh họa.

Thoạt đầu, ai cũng cho rằng, quy định theo hướng mở như trên sẽ tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Tuy nhiên, chỉ sau một tháng có hiệu lực, những quy định “mở” này đã vô hình trung tạo kẽ hở cho cả người dân lẫn doanh nghiệp lách luật, đưa các giao dịch chuyển nhượng trên thị trường nhà đất đứng “ngoài vùng phủ sóng” của luật thuế này.

Biệt thự 700 triệu

Không mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu giá trị thực chất của một giao dịch nhà, đất sau khi chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản có hiệu lực từ ngày 26/9/2009. Có mặt tại các trung tâm giao dịch nhà đất hiện nay, khó có thể tìm thấy một bản hợp đồng nào có giá trị trên vài tỷ đồng.

Đơn giản là bởi, đa phần các giao dịch chuyển nhượng, mua bán nhà đất hiện nay đều chọn cách nộp thuế 2% trên tổng giá trị tài sản được giao dịch.

Để có thể lách được tối đa khoản thuế 2%, các bên liên quan sẽ tìm cách thay đổi giá trị trên hợp đồng mua bán, chuyển nhượng của căn nhà, lô đất làm sao càng thấp càng tốt.

Trường hợp của anh Nguyễn Mậu Thuần (Thanh Xuân, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Căn nhà mặt ngõ đường Vũ Trọng Phụng của anh được rao bán với giá 5 tỷ đồng và đã có người đồng ý mua mức giá đó. Nếu bản hợp đồng chuyển nhượng được lập với giá trị 5 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc anh Thuần sẽ phải nộp một khoản thuế 100 triệu đồng (2% của 5 tỷ đồng).

Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa khoản tiền phải nộp, chủ nhà và khách hàng đã thỏa thuận ghi vào hợp đồng bán nhà với giá 1 tỷ đồng. Với thỏa thuận này, anh Thuần chỉ phải nộp có 20 triệu đồng thay vì 100 triệu tiền thuế chuyển nhượng bất động sản.

“Hầu hết những người nào bán nhà, đất hiện nay không ai dại gì mà khai đúng giá trị của bản hợp đồng. Tôi thấy đây là luật thuế đúng với nghĩa vì “quyền lợi” nhân dân nhất từ trước tới nay”, anh Thuần vui sướng ra mặt.

Tuy nhiên, những trường hợp khai như anh Thuần là còn có vẻ quá “hiền”. Ông Phạm Mạnh Dũng, Trưởng phòng Môi giới bất động sản của Công ty Đầu tư và Xây dựng Tân Thành Minh còn cho biết, có rất nhiều giao dịch biệt thự có giá trị thực hàng chục tỷ đồng, nhưng khi viết trong hợp đồng, nhiều căn đã được đẩy xuống... 700 triệu đồng.

Thậm chí, theo anh Dũng, đa phần các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng qua công ty này của doanh nghiệp hiện nay vẫn ‘ngoài vùng phủ sóng” của thuế. Các khách hàng khi mua nhà của các chủ đầu tư, để tránh phải nộp thuế sang tên khoảng 100 triệu đồng/căn, họ đã chấp nhận không đứng tên căn nhà mà thực hiện một động thái đơn giản nhưng khá hiệu quả là “ủy quyền công chứng”.

Khách hàng sau khi mua nhà đến phòng công chứng sẽ được chủ đầu tư ủy quyền lại cho một cá nhân khác tiến hành chuyển nhượng lô đất, căn nhà đó. Kết quả là cả chủ đầu tư và khách hàng đều “né” được thuế. Tất nhiên, để “nắm đầu cán”, khách hàng vẫn phải yêu cầu chủ đầu tư có một bản thỏa thuận về tính pháp lý của hợp đồng và căn nhà đó.

Thất thu do… thuế

Một chuyên viên của một sàn giao dịch có uy tín tại Hà Nội nói, việc khai man giá trị hợp đồng chuyển nhượng để trốn thuế của người dân hiện nay là khá phổ biến.

Theo ông Lương Khắc Kiên, Phó chi cục trưởng Chi cục thuế quận Ba Đình, vẫn biết tình trạng người dân khai sai so với giá trị thực của căn nhà, lô đất khi bán, song lại không có cơ chế nào để kiểm soát và xử phạt, vì cơ quan quản lý cũng chỉ căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ do hai bên nộp lên, dù đã có công chứng.

Cũng theo chuyên gia này, do mua bán nhà đất là hợp đồng mua bán dân sự, phần lớn được thực hiện bằng tiền mặt trao tay nên việc xác định giá mua bán thực tế là rất khó khăn, dẫn đến tạo kẽ hở cho người dân khai báo sai giá trị của bất động sản chuyển nhượng.

Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Cúc lại cho rằng, khi tính thuế chuyện nhượng bất động sản, luật chỉ ấn định giá chuyển nhượng chứ không ấn định giá vốn của bất động sản. Điều này vô hình trung đã không bắt buộc người dân khai đúng giá thực chất của bất động sản tại thời điểm chuyển nhượng, dù giá đó có thể đúng với nhiều năm về trước.

Theo bà Cúc, tùy vào những trường hợp và hợp đồng cụ thể mà người dân và doanh nghiệp sẽ chọn cách nộp thuế sao cho có lợi nhất và có thể “lách” được tối đa. Cụ thể, đối với những hợp đồng nào mà chủ bán không thu được lãi nhiều từ việc chuyển nhượng thì họ sẽ chọn nộp 25% tổng giá trị chênh lệch khi chuyển nhượng. Nhưng nếu hợp đồng đó có lãi nhiều, họ sẽ tìm cách khai sai giá trị căn nhà, lô đất và đăng ký nộp 2% thuế trên giá trị tài sản đó.

Còn theo một chuyên viên Cục Thuế Hà Nội, luật quản lý thuế hiện nay đã quy định, mua bán hàng hóa với giá trị trên 50 triệu đồng mới được khấu trừ thuế. Chỉ sau một thời gian thực hiện, quy định này đã hạn chế đáng kể tình trạng tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp và kê khai khống giá trị hàng hóa.

Chính vì vậy, theo vị này, để hạn chế tình trạng lách thuế chuyển nhượng bất động sản hiện nay, Nhà nước cần có những chế tài bắt buộc mua bán nhà, đất cũng phải được thực hiện giao dịch qua ngân hàng, nhằm giảm thiểu tình trạng khai sai giá trị khi chuyển nhượng bất động sản.

Theo Từ Nguyên
VnEconomy

nguồn: http://dantri.com.vn/c76/s76-358865/thue-chuyen-nhuong-bat-dong-san-manh-ai-nay-lach.htm