Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

110225- chế biến dầu ăn công nghệ mới của tụi china- pà mie ...ngứa mắt thật

Ghê rợn sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Những cơ sở sản xuất dầu ăn trái phép ở Trung Quốc đã vớt dầu cặn từ nước cống hay thức ăn thừa bị các nhà hàng vứt đi, để mang về lọc lấy dầu thành phẩm và bán cho người sử dụng.

Khi nhắc đến dầu ăn được sử dụng trong các quán ăn, ai cũng biết đó là những loại không lấy gì làm sạch sẽ. Tuy nhiên, không phải người nào cũng biết quá trình sản xuất và độ bẩn thỉu của loại dầu đó. Gần đây một cư dân mạng tại Trung Quốc đã chụp được hình ảnh sản xuất dầu ăn "nước cống" ở quê mình và đăng lên cho mọi người cùng biết.

Theo người này, khi chứng kiến tận mắt, người xem mới cảm nhận hết mức độ bẩn thỉu đến kinh hoàng của loại dầu ăn này. “Nguyên liệu” của nó bao gồm nước cống và các loại thức ăn thừa được thu gom từ các nhà hàng. Tất nhiên, người sản xuất phải có quan hệ và không quên đút lót nhà hàng để kiếm lời từ đống dầu bẩn.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Dầu được vớt lên từ nước cống xung quanh các nhà hàng.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Hay thức ăn thừa bị vứt đi.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Nội tạng của lợn cũng được thu gom để làm nguyên liệu sản xuất dầu ăn.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Mang về chắt lọc lấy dầu thành phẩm.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Trong những khu sản xuất vô cùng bẩn thỉu.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Người đàn ông lấy túi ni lông ra từ nồi dầu.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Dầu được lọc ra sau khi đun nấu chất thải.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác
Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Cơ quan chức năng đang kiểm tra một cơ sở sản xuất dầu trái phép.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Dầu bán thành phẩm vẫn còn nhiều tạp chất.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác
Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Phân loại dầu thành phẩm.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Dầu ăn "bẩn" được đóng vào các thùng phuy.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Đem đi giao cho các cơ sở sử dụng.

Hình ảnh sản xuất dầu ăn bằng… nước cống và rác

Và làm thành các món ăn hàng ngày.

Bình An

Theo Huanqiu/Bưu Điện Việt Nam

nguồn: http://www.zing.vn/news/the-gioi/ghe-ron-san-xuat-dau-an-bang-nuoc-cong-va-rac/a107737.html

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

110220- Phát ngôn & Hành động: Rào cản, bất cập và… loay hoay!

Cần phát triển lại... rào cản

Ngày 9-2-2011, VietNamNet có bài viết: Thư gửi tân Trưởng Ban Tổ chức Trung ương- ông Tô Huy Rứa, người nắm giữ khâu trọng yếu quyết định sức mạnh và năng lực lãnh đạo đất nước- đội ngũ cán bộ quản lý các cấp.

Nội dung bức thư của tác giả Quốc Thái đặt ra một loạt những câu hỏi, nhưng là để cuối cùng có một cái kết trả lời ở thực tiễn cho dân an. Đó là làm thế nào đất nước có được một đội ngũ cán bộ cốt cán, quản lý có tầm, có tâm, vì lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân mà hành động? Những câu hỏi đó, xuất phát từ một nỗi lo thường trực, một thực trạng lâu nay -  nhiều cán bộ không những chưa đóng vai trò động lực thúc đẩy xã hội, mà thậm chí có đôi lúc còn là rào cản của sự phát triển.

Lá thư ngắn, nhưng kỳ vọng lớn. Đó cũng chính là kỳ vọng của người dân.

Xã hội ta từng chứng kiến những thăng trầm về tư duy cán bộ.

Trong kháng chiến chống ngoại xâm, người ta coi trọng lý lịch, thành phần gia đình, đến mức thành niềm tin- "người bị bóc lột nhất là người triệt để cách mạng nhất".


Không ai phủ nhận được sự đóng góp của nhiều thế hệ lãnh đạo này trong kháng chiến. Rất nhiều người thực chất đã sống trong sáng, vì lý tưởng thật sự- yêu nước, yêu dân tộc, sống xả thân. Không ít người trong số họ, ngay cả khi hưu trí vẫn sống một cuộc đời thanh đạm. Nếu không có họ, không có nhân dân đi theo họ, dân tộc Việt Nam sao có tự do, độc lập?

Rồi giai đoạn "phá" đi qua, giai đoạn "xây" đã tới. Nhưng không phải "người anh hùng thời đại" nào cũng phù hợp với thời đại mới, với một tư duy tương thích, bởi non sông dễ đổi, bản tính khó dời. Lối tư duy mang nặng ý thức hệ đã để lại không ít hệ lụy, làm thiệt thòi, lãng phí không ít những tài năng lẽ ra có thể giúp ích cho đất nước, cho đời. 

Công cuộc đổi mới buộc tư duy về cán bộ cũng thay đổi - đó là cán bộ phải được đào tạo, có học thức. Đến mức, Thủ đô từng manh nha chủ trương 100% cán bộ cốt cán phải là tiến sĩ.

Thế nhưng, tiêu chí mới này lại tạo ra hệ lụy khác - sự học rởm, bằng thật. Người ta đổ xô đi làm cao học, tiến sĩ để lên chức. Và khi kinh tế thị trường càng phát triển, trong xã hội người ta càng thì thào về một cái chợ âm- dương, ở đó chỉ có mỗi mặt hàng được mua bán - bằng cấp, chức tước. Cái chợ đó không trông thấy, vì không ai biết người mua, kẻ bán là ai, dù nó diễn ra quanh năm. Chỉ có kẻ mua, người bán biết nhau, và tiền mua đích thị không phải hàng vàng mã.

Thực trạng cán bộ ấy, xét cho cùng, dù đã gắng thay đổi, nhưng cốt lõi vẫn là tư duy lựa chọn cán bộ hình thức, quá coi trọng bằng cấp, hư danh. Cách tuyển chọn vẫn chưa đặt tài năng, giá trị và năng lực thực chất con người lên hàng đầu. Thời kia là sự hẹp hòi của bệnh ý thức hệ, thời này là sự hời hợt của bệnh bằng cấp. Khi tư duy về cán bộ trì trệ, sự phát triển xã hội khó mà nhanh.

Đến nỗi, nhiều nhà lãnh đạo lão thành, trước vận mệnh quốc gia đã phải tha thiết: "...Đề nghị chọn vấn đề tổ chức và cán bộ làm khâu đột phá... mà đòi hỏi trước hết là một sự thay đổi lớn về nhận thức và tư duy chọn người".

Có lẽ quá hiểu thực trạng này mà mới đây, tại Hội nghị triển khai kế hoạch bầu cử  đại biểu QH và HĐND, 10/2, Tổng Bí thư - ông Nguyễn Phú Trọng đã phải lưu ý: "Con người là khâu trung tâm. Nên kết hợp thật hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu. Từ tiêu chuẩn mà xây dựng cơ cấu. Chứ không nên quá chú trọng cơ cấu mà quên tiêu chuẩn".

Tiêu chuẩn đã quan trọng. Cách tuyển chọn cũng quan trọng không kém. Bởi như chính Tổng Bí thư đã chỉ ra: "Cuộc bầu cử phải diễn ra dân chủ, đúng pháp luật. Tránh dư luận nhân dân cho rằng có thể đi bầu hộ, một người bầu cho cả gia đình, hoặc chuyện đi bầu chỉ là hình thức vì đã chọn sẵn từ trước".

Chỉ hi vọng rằng, bước vào năm Tân Mão - năm của canh tân, cũng sẽ có sự canh tân thực sự trong tư duy tuyển chọn cán bộ, mà tóm gọn lại là: CÔNG KHAI, DÂN CHỦ, dựa trên thước đo là năng lực và hiệu quả công việc thực tế - như góp ý tâm huyết của nhiều nhà lãnh đạo lão thành và định hướng của người đứng đầu Đảng.

Cần "rào cản" lại... bất cập

Như đã thành lệ, tối Giao thừa Tết Tân Mão vừa qua, hàng triệu khán giả lại say sưa trước màn ảnh nhỏ theo dõi VTV với chương trình Gặp nhau cuối năm khá đặc sắc của các Táo quân, trước khi tiễn năm cũ, đón xuân mới.

Tại tiết mục Táo Idol năm nay, Táo Giao thông (nghệ sĩ Chí Trung) đã làm khán giả cười ngả cười nghiêng về sự hóm hỉnh, sự ngụy biện cãi chày cãi cối của ngành giao thông trước những yếu kém, bất cập của ngành mình.

Nhưng ngay tối mùng 4 Tết Âm lịch Tân Mão, có bao nhiêu người dân ở Đồng Nai đã phải khóc, và hàng triệu người dân cả nước đã bàng hoàng trước tai nạn giao thông đường sắt thảm khốc giữa tàu hỏa và 6 chiếc xe ô tô ở cầu Ghềnh (Đồng Nai), làm 2 người chết, 26 người bị thương. Quả là giữa sân khấu và cuộc đời, bao giờ cũng cách nhau rất xa, thậm chí trái ngược- như nụ cười và nước mắt vậy!

Tai nạn thảm khốc ấy là trái đắng của thói làm việc vô trách nhiệm, sự coi thường luật giao thông...tiếc thay đã thành mãn tính của người Việt Nam. Tại anh, tại ả, tại cả mọi bên.

Những nhân vật chính của vụ việc rồi đây sẽ phải đối mặt với pháp luật: Đó là Nguyễn Văn Túy (lái tàu chính), Nguyễn Xuân Phú (lái tàu phụ của đoàn tàu SE2), 4 nhân viên gác chắn: Bùi Văn Thuấn, Nguyễn Văn Lương, Trần Văn Thời, Trần Viết Hải, nhân viên bảo trì đèn tín hiệu giao thông đường sắt- Tô Quang Toán, tài xế taxi Trần Minh Châu. Riêng tài xế Nguyễn Quốc Hùng - điều khiển xe taxi BKS 56K - 9697 - còn đang được cơ quan chức năng thu thập thêm chứng cứ để xem xét hành vi vi phạm pháp luật của vị này.

Vụ tai nạn tại cầu Ghềnh được lãnh đạo ngành đường sắt cho là 'sự cố hy hữu''

Thế nhưng, còn con đường sắt "ăn nằm" với đường ô tô ở cầu Ghềnh, đang chềnh ềnh ra đó, và ai dám bảo đảm rằng nó sẽ không tiếp tục sinh tai nở nạn, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm đây? Khi mà công nghệ thì lạc hậu, thái độ làm việc của cán bộ, nhân viên tắc trách, tùy tiện? Chẳng lẽ, ngành giao thông vận tải hoàn toàn vô can? Như lời ráo hoảnh, và nhẫn tâm của Táo Giao thông trong Táo Idol: "Anh nào cố tình đi sai luật, cho... đâm chết luôn!". Khổ thay, vụ tai nạn này "Không chết người trai cầm tay lái. Mà chết người vô tội ngồi sau!"(ý thơ Hữu Loan).

Vậy nhưng, tại cuộc họp báo sau đó, ngày 9-2, trả lời báo giới, ông Nguyễn Văn Doanh, Cục phó Cục Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) khẳng định, đó chỉ là "sự cố hy hữu". Và giống như Bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường Phạm Khôi Nguyên từng trả lời trước đây về các bể chứa bùn đỏ: "Về lý thuyết mà nói, là an toàn...", nay Cục phó Cục Đường sắt Nguyễn Văn Doanh cũng khẳng định kiểu lý thuyết: "Nếu tất cả các khâu vận hành trơn tru sẽ không có tai nạn".

Nhưng thực tiễn rất ít khi dành chỗ cho cái chữ "Nếu" mong manh, thưa bác Nguyễn Văn Doanh! Mà thực tiễn luôn biến động, luôn xảy ra những tình huống phải giải quyết, nhất lại là giao thông. Thực tiễn ấy đòi hỏi cái đầu (tư duy) của người làm giao thông phải... đi trước, chứ không phải 2 cái chân.

Và sự cố cầu Ghềnh có phải hãn hữu không? Tiến sĩ Trần Đình Bá, trong một bài viết về thảm họa cầu Ghềnh trên Tuần Việt Nam đã nêu rõ: "Chưa có nơi nào trên thế giới, thảm họa quốc gia về giao thông giữa ĐS và đường bộ hàng ngày xẩy ra như ở Việt Nam: Tàu hỏa tông xe chở đám cưới, tàu hỏa tông xe cựu chiến binh đi du lịch, tàu hỏa tông xe tải, tàu hỏa tông vào xe gắn máy, tàu hỏa tông vào xe công nông, tàu hỏa tông ô tô chở khách làm chết hàng chục người ..."

Vậy mà Cục phó Cục Đường sắt Nguyễn Văn Doanh, trả lời về trách nhiệm của quản lý Nhà nước, lại chỉ thấy ở... người thi hành, không thấy người quản lý đâu cả: "Người thi hành nếu không thực hiện quy định thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật".

Điều không thể hiểu nổi, say sưa "đi tìm giá trị ảo trong siêu dự án ĐSCT 56 tỷ USD" (TS Trần Đình Bá), mà đội ngũ cán bộ có trình độ nghiên cứu khoa học không ít- 300 tiến sĩ- thì khi sự rệu rã của giao thông đường sắt đã nhãn tiền,  Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng mới chỉ hứa hẹn: "Vấn đề này đang được nghiên cứu".

Lại nhớ đến cái điệp khúc của Táo Giao thông khi đang làm những động tác say sưa - đào bới những con đường tử thần: "Em có một ước ao/ Em có một khát khao: Làm giao thông. Làm giao thông..."

Thì nhân dân cũng chỉ muốn gửi tới ngành giao thông vận tải một điệp khúc khác: "Dân có một ước ao/ Dân có một khát khao: Đừng mất bò mới lo làm chuồng. Đừng chết người mới lo làm đường. Ngành giao thông, ngành giao thông..."

Cần khẩn thiết thì...loay hoay

Có một sinh linh, gắn bó bao đời nay với Hồ Gươm, với người Hà Nội, trở thành biểu tượng của hồ, là niềm tự hào xen lẫn sự kính trọng của người dân, và vì thế được coi như một linh vật, được tôn kính gọi là Cụ. Đó là Cụ Rùa Hồ Gươm.

Nếu những năm xa xưa trước đây, Cụ Rùa luôn đem lại cho người Hà Nội cảm giác an lành, sung sướng mỗi khi người ta được chiêm ngưỡng Cụ oai vệ và chễm chệ bò lên thảm cỏ Tháp Rùa lim dim mắt sưởi nắng. Hoặc tình cờ Cụ ngoi lên mặt nước, như muốn nghiêng ngó trời đất, thư thái ngắm nhìn con cháu Cụ lại qua. Thì những năm gần đây, Cụ lại khiến lòng người Hà Nội vốn yêu quý, kính trọng và ngưỡng vọng Cụ trở nên bất an, lo lắng.

Bất an, lo lắng bởi sức khỏe, và tính mệnh Cụ đang bị de dọa.

Mà lỗi đâu phải tại Cụ. Ngược lại, Cụ đang là nạn nhân của chính con người, của đời sống hiện đại, môi trường ô nhiễm, còn con người thì thờ ơ, vô trách nhiệm, kiểu "sống chết mặc bay, tiền ông bỏ túi"...

Từ lâu, báo chí lên tiếng về hiện tượng Cụ Rùa nổi lên trên mặt nước quá nhiều lần- không còn là bình thường, mà ở góc độ sinh học, là bất thường. Khi đó, Cụ không còn là ngắm phố phường, con cháu lại qua. Mà dường như Cụ đang ngóng con cháu hãy giúp Cụ.

Cụ Rùa đang khẩn thiết kêu cứu

Một chuyên gia về loài rùa như GS Hà Đình Đức, và nhiều người dân Hà Nội kinh hoàng nhận ra, mình Cụ Rùa đầy vết lở loét, dấu hiệu rõ ràng nhất của nước hồ nhiễm bẩn quá nặng. Và họ kinh hãi, tự lúc nào, Cụ phải sống chung với loài rùa tai đỏ, một loài sinh vật được xếp hạng là 1 trong số 206 động vật xâm hại môi trường, vì thói ăn tạp hung dữ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bản địa. Những chú rùa bé tí xíu bỗng trở thành mối hiểm nguy cho môi trường sống của Cụ Rùa không lồ và cao niên.

Những bức ảnh của báo chí liên tục chụp được Cụ, lúc thì bị rùa tai đỏ cưỡi trên lưng, như cưỡi thuyền rồng hóng mát, lúc thì Cụ gặm cả dây cao su, lúc Cụ bấu víu vào bờ kè của Hồ Gươm, khắp mình mẩy đầy vết lở loét như bị nấm ăn, trông thật xót thương.

Nhưng GS "Đức rùa" như cách gọi thân ái về ông, và nhiều người dân sốt ruột, lo lắng bao nhiêu về số phận Cụ Rùa, thì cơ quan chức năng dường như lại loay hoay, lúng túng bấy nhiêu.... Cứu bệnh như cứu hỏa, cứu Cụ Rùa còn cần gấp gáp hơn cả cứu hỏa. Vì Cụ không chỉ bị bệnh lở loét, bị thương nặng, mà nhiều chuyên gia nghi vấn, có thể Cụ bị bệnh phổi- xuất phát từ hiện tượng luôn phải nổi lên mặt nước để thở, mà còn vì Cụ là một biểu tượng tâm linh của Hồ Gươm và Hà Nội.

Bàn thảo mãi, người ta cũng được nghe về phương pháp thu gom rùa tai đỏ. Nhưng phải tận tháng 3-2011 cơ! Mà cũng mới chỉ nghe về lý thuyết, chưa biết cách làm có hiệu quả? Mà "về lý thuyết...", thì bao giờ chả hay ho? Chuyện bể chứa bùn đỏ, chuyện đường sắt cao tốc đó. Rồi bây giờ, đến chuyện Cụ Rùa.

Trước sự cấp bách của sức khỏe Cụ Rùa, Sở Khoa học- Công nghệ Hà Nội vừa tổ chức hội thảo quốc tế bàn về các giải pháp cứu Cụ. Nhưng khi Cụ đang cần cấp cứu thì khốn thay, con cháu Cụ lại cứ loay hoay.

Có rất nhiều phương án bàn thảo được đưa ra. Người đòi đưa Cụ lên. Người đòi lọc nước hồ. Người bàn dùng máy bay trực thăng cứu Cụ. Người đòi cho Cụ xơi tam thất. Riêng các chuyên gia nước ngoài cảnh báo, nếu đưa Cụ lên khỏi môi trường, rất nguy hiểm vì có thể Cụ bị sốc.

Giá mà Cụ biết được sự thờ ơ, "Rùa chung không ai khóc", thì Cụ phải "xì- chét" nặng từ lâu!

Cho đến giờ phút này, cũng vẫn chưa có một giải pháp nào được quyết định.

Thương Cụ Rùa quá. Mà cũng tại Cụ. Giá Cụ đổi tên, có khi chuyện cứu Cụ sẽ không "rùa" mà sẽ nhanh hơn. Thế nhưng, có người bảo Cụ có đổi tên chắc cũng không ăn thua.

Bởi ngay tại phiên thảo luận về Dự án Luật Thủ đô của Thường vụ Quốc hội mới đây, Phó Chủ tịch UBND t/p Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã phát biểu: "Nhiều người áp trách nhiệm cho lãnh đạo thành phố nếu có vấn đề gì xảy ra với Cụ Rùa, nhưng không có quy định nào như vậy. Có luật mới, những đối tượng như Cụ Rùa sẽ được cả nước quan tâm".

Cứ như khẳng định của Phó Chủ tịch t/p, thì không chỉ dân Hà Nội  phải đợi Luật Thủ đô, mà chính Cụ Rùa cũng "Hãy đợi đấy!" như tên của một bộ phim hài cho trẻ em, nếu Cụ muốn được quan tâm và bảo vệ.

Chúng con cầu mong Cụ Rùa tai qua nạn khỏi. Nhưng nếu hiển linh, cầu mong Cụ phù hộ cho quốc gia, xã tắc không có dáng đi khoan thai như Cụ trong năm mới Tân Mão này.

Và cầu cho đội ngũ cán bộ không còn ai có phong cách làm việc "thiền" như Cụ.

Chỉ nể người dân Việt chúng ta: Xã hội cần phát triển thì gặp... rào cản. Cần rào cản lại... bất cập. Cần khẩn thiết thì... loay hoay. Vậy mà vẫn là một dân tộc có chỉ số lạc quan vào loại nhất nhì thế giới.

Thế thì, năm mới Tân Mão này, mong người dân Việt chúng ta có chỉ số lạc quan mang phong thái Cụ - chầm chậm, mà thực chất!

nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/?vnnid=9595

110220- 10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Ăn uống có thể là phần hấp dẫn nhất của chuyến du lịch. Nhà xuất bản sách du lịch Lonely Planet đưa ra 10 gợi ý thú vị về món ăn cho bạn khi đi du lịch nước ngoài.

1. Tapas (món ăn mặn) ở Barcelona, Tây Ban Nha

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Patatas bravas (khoai tây dầm nước sốt cà chua cay), calamares fritos (mực rán), boquerones (cá cơm), croquetas de jamon (thịt viên giămbông), chorizo (xúc xích thịt lợn), pimientos asados (ớt xào), albondigas (viên thịt) và berenjenas gratinadas (cà tím nướng pho mát) chỉ là một số ví dụ thơm ngon về tapas - các món ăn nhẹ của Tây Ban Nha.

Thành phố sôi động Barcelona trội hơn hẳn các nơi khác ở Tây Ban Nha trong việc chế biến tapas. Đặc biệt là dọc con phố La Rambla ở trung tâm thành phố lúc tối muộn khi cư dân cũng như khách du lịch thong thả đi từ quảng trường Plaça de Cataluny về phía nam, bạn hãy đặt dao nĩa xuống bàn và gọi tapas với một cây tăm hoặc ăn bằng tay.

2. Pasta (mì ống) ở Naples, Ý

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Các nhà nghiên cứu về ẩm thực vẫn tranh cãi rằng Marco Polo đã đưa mì ống vào Ý bằng cách nhập từ Trung Quốc trong thế kỷ 13, hay người Ý cổ đã biết đến món này từ rất lâu trước đó. Nhưng nói chung mọi người đều nhất trí vào thế kỷ 18 thành phố Naples đã biến hỗn hợp bột - nước thành một kỹ nghệ hoàn hảo và nổi tiếng với tên gọi thủ đô mì ống của thế giới.

Một dịp nào đó khi bạn lang thang trên những con phố rêu phong ở trung tâm lịch sử Naples, hãy thẳng tiến đến trattoria (nhà hàng) gần nhất và thưởng thức một đĩa mì ống. Nếu chú ý bạn sẽ thấy người Naples thường xếp một quả chà là lẫn giữa mì và cà chua nghiền.

3. Doner kebab (thịt nướng xoay) ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Doner kebab truyền thống là một đĩa cơm phết bơ, ở trên là thịt cừu nướng và nhiều nhà hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn phục vụ theo kiểu này. Tuy nhiên, ngày nay nổi bật hơn nhiều là món thức ăn nhanh họ hàng của nó như bánh mì sandwich kẹp thịt ướp được cắt lát từ một xiên thịt nướng xoay đi kèm salad và nước xốt sữa chua.

Một việc phải làm khi bạn ở Istanbul là chén no nê một doner chắc nịch rồi sau đó lang thang quanh nhà thờ Hồi giáo Sultanahmet hoặc dọc cầu treo Bosphorus.

4. Bánh bao hấp ở Thượng Hải, Trung Quốc

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Bánh bao hấp Thượng Hải là món “phải nếm mới tin" và là một trong những món đắt hàng nhất các ngày lễ dim-sum. Những chiếc bánh ngon lành trông giống trái bóng bột bình thường cho đến khi bạn khám phá bên trong bánh với nước dùng nóng có hương vị thịt lợn, cua hoặc rau.

Bất ngờ nhỏ này được thực hiện bằng cách cho vào bánh một chút gelatin cứng, chất này sẽ chảy ra khi bánh được hấp. Để tránh bị bỏng nướu với món xúp nóng này, bạn đừng cắn chặt bánh bao giữa hai hàm răng mà hãy nhấm nháp từng chút một cho đến khi nước dùng chảy ra.

5. Feijoada ở Rio de Janeiro, Brazil

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Những người yêu thích ẩm thực đã tổ chức hẳn một lễ hội riêng để ca ngợi feijoada - bữa trưa truyền thống của Brazil. Đó là món hầm thẫm màu và cay được nấu từ đậu đen, thịt lợn. Feijoada được chế biến để đáp ứng nhu cầu lớn trong các nhà hàng ở Rio de Janeiro, thường chỉ thịt lợn được sử dụng, nhưng cũng có thể có những bộ phận khác như tai, lưỡi và đuôi.

Bạn cần lưu ý rằng bữa ăn thịnh soạn này là một thách thức về tiêu hóa cho bất kỳ cái dạ dày nào, vì thế hãy kiếm một chiếc ghế dài để nghỉ ngơi hơn là vùng vẫy ở biển Ipanema sau khi ăn.

6. Gumbo (xúp mướp tây) ở New Orleans, Mỹ

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Múc ra từng muỗng từ nồi xúp mướp tây đang bốc hơi, bạn sẽ có cảm giác mình đang chạm vào cuộc sống ở New Orleans như khi nghe nhạc jazz, zydeco, swamp blues hoặc nhai rào rạo những chiếc bánh ngọt beignet.

Món ăn được yêu thích của bang Louisiana thực chất là món canh hải sản hoặc thịt hun khói, với nhiều mướp tây hoặc hỗn hợp mỡ nước và bột mì, sau đó phủ lên trên một lớp gạo dày. Nhưng New Orleans còn phục vụ vô số biến thể từ công thức gumbo cơ bản, từ phong cách cổ điển Creole tới kiểu cay Cajun.

7. Couscous ở thành phố Casablanca, Maroc

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Ngay từ giây phút đầu tiên đặt chân đến Casablanca, bạn hãy thẳng tiến về phía đường Boulevard de la Corniche bên bờ sông, chọn một quán cà phê hoặc một nhà hàng hấp dẫn và gọi một tách trà bạc hà cùng một đĩa thức ăn truyền thống của Marôc: couscous.

Couscous được làm từ semolina, một loại lúa mì cứng và được hấp đi hấp lại nhiều lần trong chiếc nồi đặc biệt có tên couscoussier. Sau đó phủ bằng một món hầm cay bao gồm hoặc các loại rau gia hoặc hỗn hợp rau và thịt như gà, cừu và cá.

8. Nasi Goreng ở đảo Penang, Malaysia

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Khách du lịch đã đến Malaysia chắc chắn không ai không biết đến món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn nasi goreng. Món ăn phổ biến trên khắp Indonesia và Singapore này theo nghĩa đen có nghĩa là cơm rang. Nasi Goreng được chế biến bằng cách rang cơm với thịt gà hoặc hải sản, rau, trứng và xì dầu hơi ngọt.

Gần như bất cứ nơi nào phục vụ đồ ăn ở Malaysia cũng có nasi goreng, nhưng ngon nhất là ở những trung tâm đông đúc người bán hàng rong trên đảo Penang. Phương pháp nấu ăn đa dạng kết hợp phong cách Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ đã tạo cho món ăn bình dân này một hương vị đặc biệt.

9. Cà ri ở Mumbai, Ấn Độ

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Cà ri là một hiện tượng trên toàn châu Á, có mặt gần như khắp nơi ở Punjab (bang tây bắc Ấn Độ) và Nhật Bản.

Nhưng Ấn Độ mới chính là quê hương món ăn này, và bạn chỉ thật sự thưởng thức cà ri khi đến thành phố Mumbai (bang Maharashtra) và thỏa mãn khẩu vị của mình với phương pháp chế biến theo kiểu địa phương.

Một món cà ri Mumbai đặc trưng thường có hải sản và dừa trộn với masala (hỗn hợp gia vị). Những gia vị tiêu chuẩn bao gồm nghệ, rau mùi, gừng và ớt đỏ.

10. Hot-dog ở New York, Mỹ

10 đặc sản của các thành phố du lịch nổi tiếng thế giới

Mọi người đều biết ăn uống ở New York có nghĩa là thẳng tiến đến một ngã ba, ngã tư đông đúc giữa các con phố, tìm một xe đẩy kim loại cũ kỹ, được che bằng một chiếc ô sặc sỡ, sau đó gọi một chiếc xúc xích với nước xốt cà chua, mù tạt, hành tây hoặc dưa cải bắp, gia vị hoặc tương ớt.

Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác đặc biệt hơn, hãy đến bán đảo Coney Island ngày 4/7 và tham gia cuộc thi ăn hot-dog với chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh chuyên về hot-dog Nathan's Famous. Kỷ lục hiện nay là ăn 53,5 chiếc xúc xích trong vòng... 12 phút!

Theo aFamily

nguồn: http://www.zing.vn/news/an-ngon/10-dac-san-cua-cac-thanh-pho-du-lich-noi-tieng-the-gioi/a107256.html

110220- Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Trên thế giới có rất nhiều món ăn kỳ quặc được bày bán ngoài vỉa hè, nhiều món không chỉ lạ mà còn rất kinh dị.

Không chỉ tại Việt Nam mà có rất nhiều nước trên thế giới có những món ăn được bày bán ngoài vỉa hè, lề đường. Thực đơn cho những món ăn vỉa hè này là rất đa dạng và phong phú. Từ những món côn trùng như sâu bọ cho đến những con vật đáng sợ như nhện, bọ cạp, thậm chí là nội tạng động vật... cũng được chế biến và bày bán. Tất nhiên có nhiều món ăn không dành cho những người yếu bóng vía, có lẽ chỉ có những ai can đảm mới có thể ăn những món này. Không thể phủ nhân độ ngon của những món ăn vỉa hè này, nhưng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì... phải xem lại.

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Những con chuột được chế biến sẵn

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Côn trùng xiên

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Chuối nướng.

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Món nhện rang ở Campuchia.

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Món kem độc đáo.

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Đủ loại côn trùng xiên tại Trung Quốc.

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Thằn lằn và cá ngựa.

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới
Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Món mũi lợn.

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Đầu vịt

Những đồ ăn vỉa hè lạ lùng nhất thế giới

Chân gà

Theo VCTV

nguồn: http://www.zing.vn/news/chuyen-la/nhung-do-an-via-he-la-lung-nhat-the-gioi/a107244.html

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

110219- Doanh nghiệp đã tìm ra cách xây dựng chung cư mini?

Mới đây, công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn cho biết họ bắt đầu phân phối căn hộ trong dự án chung cư mini đầu tiên tại TP.HCM có tên Vinacomplex III.

Phối cảnh công trình Vinacomplex III.

Theo hồ sơ pháp lý được nhà phân phối này cung cấp thì giấy phép xây dựng công trình này đứng tên một cá nhân, được UBND quận Tân Bình cấp vào tháng 12.2010 với chức năng là nhà ở riêng lẻ, gồm năm tầng cộng với tầng hầm, lửng và sân thượng. Bên cạnh đó, còn có một giấy uỷ quyền được ký giữa chủ sở hữu của khu đất này với công ty TNHH tổ hợp Vina, với nội dung là uỷ quyền cho công ty này quản lý, sử dụng, xin phép xây dựng, hoàn công, cho thuê, bán, hay thế chấp…

Cẩn trọng

Trao đổi với chúng tôi, một đại diện của công ty TNHH tổ hợp Vina, cho biết những người mua căn hộ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (gọi là giấy hồng). Căn hộ sẽ được bàn giao vào tháng 5.2011 với nội thất đầy đủ tiện nghi. Nếu chủ đầu tư giao nhà trễ như cam kết trong hợp đồng là ba tháng, sẽ bồi thường cho khách hàng bằng với số tiền khách hàng đã góp vốn.

Chính vì là trường hợp đầu tiên nên câu chuyện pháp lý cho kiểu chung cư dạng này đã được một số cơ quan chức năng cảnh báo. Theo một chuyên viên tư vấn của một phòng công chứng thì người mua cần phải xác định chung cư mini kiểu như trên là nhà ở riêng lẻ, chỉ cấp phép cho cá nhân, việc mua bán chỉ được thực hiện khi công trình đã được hoàn công. Còn nếu công ty đứng ra xây dựng, bán thì cần xem lại. Bởi vì doanh nghiệp làm chủ đầu tư, xây dựng và bán phải là dự án nhà ở quy mô lớn hơn và phải bán qua sàn. Sở hữu nhà dạng này sẽ có quyền sử dụng đất chung. Nói thì dễ nhưng loại hình nhà ở này rất phức tạp. Người mua căn hộ cần lưu ý trước nhiều vấn đề phát sinh khi thực hiện ký hợp đồng mua chung cư mini. Bởi lẽ, việc cá nhân uỷ quyền cho hai pháp nhân xây dựng và bán chung cư mini còn nhiều điểm chưa chặt chẽ.

Chung cư nhỏ nên nằm trong chung cư lớn

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng chủ trương cho phát triển căn hộ diện tích nhỏ là đúng. Tuy nhiên, ông không ủng hộ việc phát triển các chung cư mini một cách tự phát vì nó sẽ tạo ra một môi trường sống quá cá biệt. Trước hết, phần lớn loại nhà này đều được xây dựng trên diện tích đất nhỏ, nằm rải rác trong các khu phố, thậm chí những ngõ sâu tại khu vực nội thành, những nơi vốn đã quá tải về hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Nay, với việc chồng lên hàng chục căn hộ cao tầng thì chắc chắn hạ tầng tại khu vực đó lại càng chịu thêm sức ép. Và cũng không ai dám chắc những vấn đề như điện, nước, môi trường sống cho người dân sẽ được đảm bảo khi có đến hàng chục người, thậm chí cả trăm người cùng sống trên một diện tích chỉ vài trăm mét vuông đất.

Theo ông Châu, việc phát triển các căn hộ nhỏ, chung cư mini cần phải nằm trong một quần thể dự án chung cư có đủ các loại diện tích và có tiện ích hạ tầng đầy đủ.

Theo nghị định 71/2009/NĐ-CP, chỉ những hộ gia đình hoặc cá nhân mới được xây dựng chung cư mini kiểu như trên. Có phải vậy mà các doanh nghiệp đang tìm cách lách quy định?

Bảo Chương

Công trình Vinacomplex III cao tám tầng, gồm 19 căn hộ, mỗi căn diện tích từ 45 – 64m2; nằm trên đường Cộng Hoà, phường 13, quận Tân Bình, đối diện với khu phức hợp eTown. Giá bán được công bố khoảng 19 triệu đồng/m2, tức khoảng 838 triệu đồng/căn hộ. Mức giá trên đã bao gồm thuế VAT và căn hộ đã hoàn thiện toàn bộ phần nội thất bên trong. Khách hàng cũng được ngân hàng Techcombank hỗ trợ tài chính cho khách hàng khoảng 70% trong thời gian từ 15 – 20 năm. Tiến độ thanh toán được chia làm sáu đợt.

nguồn: http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/137367/Doanh-nghiep-da-tim-ra-cach-xay-dung-chung-cu-mini.html

110219- Sai phạm tại dự án đường cao tốc TP. HCM-Trung Lương

Dự án đường ôtô cao tốc TP. HCM - Trung Lương là dự án đường ô tô cao tốc đầu tiên, do các nhà thầu trong nước tự thiết kế, thi công, có vị trí đặc biệt quan trọng trong quy hoạch đường cao tốc TP. HCM - Cần Thơ. Hiệu quả của dự án đã được thấy rõ từ khi hoàn thành, thông xe từ ngày 3.2.2010 đến nay.

Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc thanh tra mới kết thúc, quá trình xây dựng công trình có số vốn đầu tư khổng lồ này (9.884,5 tỷ đồng, đã điều chỉnh) đã để xảy ra một số sai phạm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện ra nhiều sai phạm trong quá trình thi công đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Ảnh: Đ.L

Ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, theo đánh giá của cơ quan chức năng, chất lượng chuẩn bị đầu tư cho công trình này là thấp. Do cả phía tư vấn lập dự án, tư vấn thẩm định không nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình thiết kế và thẩm định, dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư (tổng vốn đầu tư ban đầu là 6.555 tỷ đồng).

Mặc dù việc điều chỉnh các hạng mục về biện pháp thi công, chỉ tiêu kỹ thuật... được một số bộ, ngành như Tài chính, Kế hoạch - đầu tư, Xây dựng thống nhất đề nghị Thủ tướng chấp thuận nhưng Thanh tra Chính phủ cho rằng, các cơ quan này chưa làm rõ hiệu quả kinh tế của các hạng mục điều chỉnh. Điều này được cho là không đúng với quy định trong nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng, làm tăng tổng mức đầu tư trên 673,7 tỷ đồng.

Trong quá trình thực hiện đầu tư, theo Thanh tra Chính phủ, việc khảo sát địa chất đã không kỹ. Khi tính toán xử lý nền đất yếu của một số hạng mục, các đơn vị liên quan chưa cập nhật hết điều kiện địa chất bất thường dẫn đến kết quả tính toán không phù hợp với thực tế. Khi kiểm tra gói thầu số 7 và số 9, tại một số vị trí trên mặt cắt ngang, chiều dày của đệm cát thoát nước không đảm bảo quy định.

Ví dụ như gói thầu số 9 có chiều dày lớp đất yếu tới 26 m và có mạch nước ngầm nhưng việc khảo sát thiết kế kỹ thuật đã không phát hiện ra.

Cũng theo cơ quan thanh tra, sự thiếu tính đồng bộ và không đủ kích thước chiều cao của dải phân cách đối với đoạn tuyến cầu cạn dẫn đến không chống được vấn đề loá mắt của đèn pha ô tô chạy ngược chiều về ban đêm.

Một vấn đề đáng nói khác là ban quản lý dự án (BQLDA) Mỹ Thuận, đại diện chủ đầu tư đã không chấp thuận cho các nhà thầu khoan khảo sát địa chất trong bước vẽ thi công, theo Thanh tra Chính phủ là sai so với quy định trong thông tư số 06/2006/TT-BXD ban hành năm 2006 của bộ Xây dựng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ xây dựng của dự án.

Trong quá trình thi công, xảy ra hiện tượng lún sụt và sụt trượt tại gói thầu số 7 và số 9, hiện tượng bục đáy trụ T3, cầu Bến Lức của gói thầu số 3 là có nguyên nhân phần nào từ lỗi trên của ban quản lý dự án Mỹ Thuận. Cho đến thời điểm kết thúc cuộc thanh tra (12.2010), một số gói thầu vẫn còn lún khi đưa vào khai thác, sử dụng và người ta vẫn còn phải bù lún bằng bê tông nhựa, hạt mịn.

Một điều “lạ” là công trình được mua bảo hiểm nhưng đến thời điểm thanh tra, BQLDA Mỹ Thuận vẫn chưa làm đủ thủ tục để yêu cầu hãng bảo hiểm AAA thực hiện bồi thường theo hợp đồng.

Nhiều đoạn đường bị sụt, lún trượt khi đưa vào sử dụng. Ảnh: M.L

Đáng chú ý, trong khâu nghiệm thu, thanh quyết toán, BQLDA Mỹ Thuận đã nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu khi chưa đủ cơ sở, có chỗ sai về khối lượng, định mức, đơn giá với số tiền trên 32,7 tỷ dồng. Tại thời điểm kết thúc thanh tra, BQLDA đã thu hồi trên 11 tỷ đồng, bổ sung thủ tục thanh toán khoản tiền trên 6 tỷ đồng nhưng còn lại số tiền hơn 15,57 tỷ đồng, ban này vẫn chưa thực hiện thu hồi.

Một chi tiết đáng lưu ý khác là 4 bộ: Giao thông - Vận tải, Kế hoạch - đầu tư, Tài chính, Xây dựng thống nhất cho phép BQLDA Mỹ Thuận áp dụng tỷ lệ tiết kiệm 2% trong khi còn có những ý kiến khác nhau xác định thời gian hoàn thành dự án (nếu chưa hoàn thành, chỉ được áp dụng tỷ lệ 5%) và nhờ đó đã thanh toán thêm cho các nhà thầu số tiền trên 209 tỷ đồng. Nhưng các cơ quan này đã không báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Được biết, cho đến nay, cuộc thanh tra đã kết thúc, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo kết quả cuộc thanh tra lên Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị nhiều vấn đề như yêu cầu bộ Giao thông - Vận tải chỉ đạo thu hồi của các nhà thầu khi quyết toán số tiền trên 15,57 tỷ đồng; giải trình việc áp dụng tỷ lệ tiết kiệm dự án; giao cho các bộ, ngành liên quan kiểm điểm các cá nhân, tập thể liên quan đến các sai phạm...

Về phía bộ Giao thông - Vận tải cũng có những điều chưa thống nhất với kết luận thanh tra.

Mạnh Quân

nguồn: http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/137197/Sai-pham-tai-du-an-duong-cao-toc-TP-HCM-Trung-Luong.html

110219- Tham nhũng 'chạy đua' cùng đường sắt cao tốc

Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân vừa bị cách chức vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” và đang bị điều tra hành vi tham nhũng. Trung Quốc đang áp dụng một số biện pháp công nghệ cao để phòng, chống tham nhũng.

Một tháng trước khi mất chức, ông Lưu nói Trung Quốc sẽ có 16.000 km đường sắt cao tốc vào năm 2015 . Ảnh: Shepherd Zhou

Chạy theo số lượng

Việc ông Lưu Chí Quân bị sa thải đột ngột khiến nhiều người lo ngại không chỉ vì cương vị quản lý ông nắm giữ mà còn vì sự minh bạch tài chính và chất lượng những công trình công cộng quy mô lớn do cơ quan này quản lý. Đây là quan chức cấp cao nhất bị cách chức vì liên quan tham nhũng kể từ khi Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ bị cách chức năm 2006 và bị kết án 18 năm tù.

Em trai của ông Lưu cũng là quan chức ngành đường sắt ở thành phố Vũ Hán, bị kết án tử hình năm 2006 sau khi tham nhũng hơn 3 triệu USD và thuê sát thủ giết một chủ nhà nghỉ.

Ông Lưu bị cho là có mối quan hệ với Đinh Như Miêu, nữ doanh nhân người Sơn Tây có quyền lực thâu tóm ngành xây dựng đường sắt và chở than. Doanh nhân này cũng đang bị điều tra. Ông Lưu chưa bị cáo buộc tội danh nào cụ thể, và cơ quan thanh tra cũng chưa giải thích lý do ông đột ngột bị tước quyền và điều tra.

Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân vừa bị cách chức.
Trong một bài phát biểu tại Bắc Kinh hồi đầu tuần, Thịnh Quang Tổ, người được cho là sẽ kế nhiệm ông Lưu, nói rằng Bộ Đường sắt sẽ “coi vấn đề chất lượng và tính an toàn của các dự án xây dựng là nhiệm vụ trung tâm”. Bài phát biểu làm dấy lên nghi ngờ rằng, ông Lưu đã cố hoàn thành công trình đường sắt đúng tiến độ nhưng không đảm bảo chất lượng.

Một nguồn tin nói rằng, nền bê tông của hệ thống đường sắt cao tốc không đủ chất tạo độ cứng, nên tàu cao tốc không thể duy trì tốc độ 350 km/h trong vài năm tới. Khoảng 5 năm sau, tàu có thể chỉ chạy được với vận tốc gần 300 km/h vì hệ thống đường sắt không còn thẳng như bây giờ nữa. Những cột bê tông cần lượng lớn tro, một loại phụ phẩm sinh ra trong quá trình đốt than, nhưng tốc độ xây dựng vượt quá xa lượng cung, theo nghiên cứu của Viện Thiết kế Đường sắt Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ để giữ chi phí vật liệu trong nước thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây, trong khi không muốn mua thiết bị chất lượng cao hơn nhưng đắt hơn từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Do đó, hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc được xây dựng với giá rẻ hơn nhiều so với những dự án tương tự ở phương Tây và Nhật Bản. Mỗi dặm đường sắt cao tốc ở Trung Quốc chỉ tốn khoảng 15 triệu USD, trong khi chi phí ở Mỹ là 40 - 80 triệu USD.

Các quan chức Nhật Bản từng lên tiếng cảnh báo vấn đề an toàn của hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc. Yoshiyuki Kasai, Giám đốc Cty Đường sắt Nhật Bản, nói rằng, Trung Quốc đang vận hành tàu cao tốc theo thiết kế của Nhật Bản, nhưng chạy với tốc độ lớn hơn 25%.

Nợ đầm đìa

Theo nhiều nhà phân tích, vấn đề tài chính của ngành đường sắt Trung Quốc cũng đang ở mức nguy hiểm. Họ cảnh báo rằng, kế hoạch xây dựng do ông Lưu đề ra có thể đẩy mức nợ 170 tỷ USD hiện tại của Bộ Đường sắt Trung Quốc lên mức rủi ro hơn.

Một báo cáo năm 2010 của ngân hàng Minsheng (Trung Quốc) cho thấy, khoản nợ của Bộ Đường sắt tương đương 56% tổng giá trị tài sản của ngành và có thể leo lên 455 tỷ USD, tương đương 70% giá trị tài sản, vào năm 2020.

Năm 2009, chi tiêu cho xây dựng đường sắt của Trung Quốc lên tới 88 tỷ USD, và được dự đoán vượt mốc 700 tỷ USD trong thập kỷ này. “Ngành đường sắt Trung Quốc đang bùng nổ với nhiều khoản đầu tư kếch xù mà không được giám sát chặt chẽ. Thật khó có thể tưởng tượng sẽ không có trò gian lận nào”, Dali Yang, giáo sư chính trị ở Trường Đại học Chicago (Mỹ), nhận định.

Ông Lưu được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng từ năm 2003, có công lớn trong việc phát triển đường sắt cao tốc được quốc tế đánh giá cao. Từ khi tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên được mở vào năm 2003, Trung Quốc đã xây dựng 8.358 km đường sắt cao tốc khác, với tốc độ vận chuyển đạt hơn 200 km/h.

Một tháng trước khi mất chức, ông Lưu nói Trung Quốc sẽ có 16.000 km đường sắt cao tốc vào năm 2015. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nhắc đến sự phát triển nhanh chóng của ngành đường sắt Trung Quốc khi thông báo kế hoạch giúp 80% dân số Mỹ được sử dụng tàu điện ngầm trong vòng 25 năm.

Trung Quốc hiện có hệ thống tàu cao tốc lớn nhất thế giới. Thành tích này khiến nhiều nước quan tâm và đã đưa ông Lưu trở thành người bán công nghệ đường sắt tầm cỡ thế giới với nhiều hợp đồng hoặc các cuộc đàm phán dự án đường sắt ở Iran, Nga, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác.

Dùng hi-tech chống tham nhũng

Ủy ban Giám sát Kỷ luật Đảng sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được thành lập ở tỉnh Chiết Giang để giám sát việc sử dụng xe công cho mục đích cá nhân ở 75 cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Ủy ban này ra đời sau khi có nhiều phàn nàn rằng, quan chức dùng xe công vào những lý do không chính đáng, nhất là trong dịp Tết Tân Mão.

Hệ thống chuông cảnh báo tại trung tâm giám sát sẽ reo lên nếu xe đi quá tốc độ hoặc vi phạm luật giao thông rồi ghi vào hồ sơ. Những chiếc xe này đi tới đâu cũng bị giám sát.

Trong khi đó, tất cả tòa án cấp tỉnh ở Trung Quốc mở trang web để công dân báo án tham nhũng lên tòa án, và tòa án có trách nhiệm trả lời trong vòng 10 ngày sau khi nhận được thông tin.

Những “quan chức trần trụi”, thuật ngữ chỉ công chức có vợ đang cư trú ở nước ngoài, sẽ bị giám sát chặt hơn vì có khuynh hướng tham nhũng nhiều hơn, ông Zhang Xiaoying- Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Đảng thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Bắc Kinh, cho biết.

Theo đó, chiến dịch nhằm “giám sát và chỉnh đốn tư cách của công chức” sẽ nhắm vào “quan chức trần trụi” vì đối tượng này dễ chuyển tiền cho vợ con ở nước ngoài mà chính quyền địa phương khó kiểm soát. Nếu bị phát hiện thì họ cũng dễ dàng tẩu thoát.

Thái An
Tổng hợp

nguồn: http://www.tienphong.vn/Quoc-Te/528322/Tham-nhung-chay-dua-cung-duong-sat-cao-toc.html

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

110217- Tiền Việt Nam qua các thời kỳ

20 xu:

5 hào:

1 đồng:

2 đồng:

Dưới đây là hình tiền giấy được phát hành ở Bắc bộ từ năm 1946-1950:

20 xu (1948):

50 xu (1948):

1 đồng (1947):

5 đồng (1946):

5 đồng (1947):

Các mệnh giá trung bình:

10 đồng (1948):

20 đồng (1946):

20 đồng (1947-1948):

50 đồng (1947):

50 đồng (1948-1949):

100 đồng (1946-1947):

100 đồng (1948):

100 đồng (1949):

200 đồng (1950):

500 đồng (1949):

Tiền việt nam thời xưa 1964

10 đồng (1948):

20 đồng (1946):



20 đồng (1947-1948):



50 đồng (1947):

50 đồng (1948-1949):

Tiền giấy được phát hành ở Bắc bộ từ năm 1946-1950:
20 xu (1948):


50 xu (1948):

1 đồng (1947):

5 đồng (1946):

5 đồng (1947):

Những tờ bạc năm 1956

Tiền giấy lưu hành ở miền Nam Việt Nam năm 1964

Tiền giấy lưu hành ở miền Nam Việt Nam năm 1970

Tiền giấy lưu hành ở Việt Nam năm 1972

Tiền hiện nay

Sưu tầm