Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

101031- Tự xử...trước 31/10




saigon
nhiếp ảnh gia: chàng trai 4 tuổi thiếu 1 tháng
máy ảnh: nokia n95

101031- Phong thủy xây nhà trong mắt... chủ cửa hàng xây dựng

Từ khi đời sống kinh tế của đa số bà con mình khấm khá lên, nhà cửa được xây cất mới rất nhiều. Có lẽ do khá giả nhanh quá, không ít chủ hộ hình như không còn tin vào mình nữa mà tin vào "mạng tuổi", "ngày giờ", "số đo" huyền bí... hơn là tin vào điều  kiện thuận lợi do sắp xếp khoa học trong xây dựng...

Bài viết này không hề bác bỏ thuật phong thủy nhưng nêu ra những thất bại, buồn bực của các gia chủ khi nhờ "thầy" chỉ dẫn cất nhà, từ mạng tuổi, hướng nhà, ngày giờ... đến số đo, vị trí bếp lẫn vị trí hầm cầu!

Phong thủy ở đâu thì không rõ nhưng ở chỗ tôi (Mỹ Tho, Tiền Giang), không ít nhà đưa cái hầm cầu ra ngay phòng khách, từ nhà vệ sinh ra hầm cầu dài trên 10m, ống dẫn ngoằn ngoèo.

Kết quả nhà chỉ mới ở vài năm thì cầu nghẹt. Thế là phải mời thợ đến đục phá lung tung, chưa kể sau này rút hầm cầu thì phức tạp vô cùng. Giàu sang đâu chưa thấy chỉ thấy tốn tiền sửa chữa, rồi bao nhiêu sự phiền toái... Hồi xây dựng ông thầu có ý kiến thì gia chủ nói "Thầy chỉ...".

Một ngôi nhà đập cầu thang, xây lại theo số đo mới của thầy (ảnh chỉ mang tính minh họa) - Ảnh: M.C.

Cách đây trên 10 năm, tôi bên thợ sắt quen anh thợ mộc tay nghề kém, đã vậy sáng xỉn chiều say, lại thêm hai bà vợ thay nhau lục túi... Nhưng anh ta có năng khiếu ăn nói rất  khéo, có duyên, thế là anh đứng ra nhận thầu xây cất. Bất ngờ hơn, một hôm tôi thấy anh ta ngồi chễm chệ trên xe hơi của... gia chủ, thắt lưng đeo cái la bàn to để đi xem phong thủy cho miếng đất chuẩn bị xây dựng (!).

Nói là thầy địa lý , nhưng chưa ông nào biết Mỹ Tho mình nằm ở vĩ tuyến mấy (để xác định vị trí mặt trời theo mùa), chế độ gió mùa ra sao (để xác định hướng cửa sổ thích hợp). Còn về khí động học thì các ông mù tịt..., cứ dựa theo sách bên Tàu vốn có một vị trí địa lý khác xa.

Kết quả: hướng bố trí cửa, nhà... không được thông thoáng, ở rất bí hơi. 

Xây nhà ở không được còn gì là phong thủy!

Gia đình làm cơ sở gia công cửa sắt - nhôm nên tôi có điều kiện gặp nhiều chuyện buồn cười về xây dụng.

Chẳng hạn có thầy vẽ cho chủ nhà sơ đồ mặt bằng xây dựng hẳn hoi, yêu cầu kích thước phòng khách, buồng ngủ, bếp.. hẳn hoi. Thầy ra "toa" số đo từng bộ cửa. Nghe theo thầy, thợ xây cứ xây, thợ cửa cứ hàn. Chiều dài nhà, trừ đi các phòng, cuối cùng là WC còn 70cm, ấy vậy mà chủ nhà đặt cái cửa ngang 83cm thì làm sao tôi gắn vào đây (!).

Có thầy coi cả chiều cao nhà, bố trí cầu thang, số bậc... Ác thay, mỗi lần bước lên cầu thang gia chủ chịu khó cúi đầu, nếu không đầu sẽ đụng vào cây đà xiên ngang...

Tin tuyệt đối vào các số đo phong thủy của thầy, có nhà mất cân đối kiến trúc nghiêm trọng. Nội thất kiến trúc, bố trí thiếu khoa học. Gia chủ ở một hồi mất vui, mệt mỏi lại sinh bệnh.

Phong thủy bao gồm mọi mặt, từ tuổi, hướng, số đo, thời khắc xây, kể cả màu sắc trang trí, suy cho cùng là làm cho gia chủ tiện lợi, thoải mái, khỏe mạnh, vui vẻ... (từ đó thịnh vượng lên); trái kết quả này là không phải phong thủy đích thực, là tiền mất, tật mang.

Ác cái là mỗi ông thầy có một "sách" riêng. Thầy ở phường 5 nói khác, thầy Long An nói khác, thầy Chợ Gạo nói khác. Tôi thấy có một gia chủ bất an nên đi coi thầy xong, thấy thầy phán không vừa ý liền coi ông thầy khác. Về so lại, nếu theo ý ông này thì nằm ở cung "sanh tang" của ông kia, nếu theo ông kia thì nằm ở cung "tử biệt" của ông này (!).

Toàn chuyện chết chóc, biết vậy không thèm đi, mỗi ông cúng hết 500.000 đồng chứ ít sao!

An thì cũng được nhưng bất an tốt sao nổi

Thật ra, khi cất nhà mới bà con mình đi xem thầy, cúng bái thổ thần, thổ địa, ông bà đất đai... cũng tốt, coi như phù hợp phong tục tập quán của ta. Theo tôi, phong thủy như vậy dựa trên tâm lý cũng tốt thôi.

Hoặc bố trí kiến trúc thì theo quy trình kỹ thuật của thợ xây dựng, phù hợp kiến trúc tự nhiên (theo thầy, bởi nếu xây nhà chệch hướng với miếng đất thì nhà mất hết giá trị); cái nào không cần kỹ thuật mà có tốn kém chút ít thì cũng nên theo "thầy". Thí dụ nhà chỉ cần bảy đòn tay (cung bệnh), nhưng thầy cho con số chín đòn tay (cung sinh) thì cũng mua thêm hai cây, chắc mái nhà hơn chứ hại ai!

Tuy nhiên, đi coi thầy, thậm chí nhiều thầy, theo kinh nghiệm của tôi chỉ khổ thêm thôi, tâm bất an thêm thôi vì hình như mỗi thầy phán mỗi phách, biết nghe thầy nào cho đúng phong thủy! Có khi làm theo thầy thì ở không được vì... kỳ cục quá, bất tiện quá.

Xây nhà mà ở bất an, sửa tùm lum, thậm chí ở không được thì còn gì là phong thủy nữa.

Một chủ cửa hàng xây dựng ở Mỹ Tho (Tiền Giang)

nguồn: http://tuoitre.vn/Ban-doc/408500/Phong-thuy-xay-nha-trong-mat-chu-cua-hang-xay-dung.html

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

101031- Giấc mơ trên thác Bear Run

Ngôi nhà nằm trên dòng thác - Ảnh: N.TẬP

Hai “cựu” kiến trúc sư cùng học khóa 97 (ĐH Kiến trúc TP.HCM), tốt nghiệp rồi
cùng... bỏ nghề sang Mỹ học ngành khác. Vào một ngày đẹp trời, “thằng Cali” bay
sang “thằng Texas” cùng làm một cú “roadtrip” (lái ôtô du lịch xuyên bang). Khi
tính điểm đến, không hẹn mà gặp, cả hai cùng nói: “Nhà trên thác”.

Đơn giản, bởi đó là một trong những kiệt tác kiến trúc vĩ đại
nhất của thế giới thế kỷ 20.

Tháng 11-1934, chuyến tham quan thác nước Bear Run (bang
Pennsylvania) đã để lại một cảm xúc đặc biệt cho kiến trúc sư lỗi lạc nhất nửa
đầu thế kỷ 20 Frank Lloyd Wright. Và ý tưởng cho một không gian sống với tiếng
róc rách của thác nước đã dần hình thành...

Trong lá thư gửi cho thân chủ nói về căn nhà tương lai, ông viết:
“Tôi muốn ngài ở cùng thác nước, không chỉ ngắm nhìn nó mà thật sự sống trong
nó”. Cũng may cho Frank Lloyd Wright (hay là cho cả chúng ta?), thân chủ Edgar
J. Kaufmann... gật đầu.

Tham quan theo suất

Từ ngày đầu tiên mở cửa cho khách tham quan (năm 1964), đến nay
đã có hơn 6 triệu lượt người đến nhà trên thác. Chỉ tính riêng tiền vé tham quan
đã thu ngót nghét cả trăm triệu USD. Vào thời điểm xây dựng, ngôi nhà trị
giá khoảng 155.000 USD. Theo thời giá năm 2010, giá trị ước tính cho nhà
trên thác vào khoảng 2,4 tỉ USD.

Đến đây, mọi nhu cầu của khách tham quan đều được đáp ứng.

Đối với khách bình thường, vé tham quan là 18 USD. Muốn chụp hình
nội thất, vui lòng bỏ ra 65 USD. Dân chuyên nghiệp muốn chụp hình? Tốt thôi, bên
cạnh một loạt thủ tục và điều khoản rất chi tiết về bản quyền, khách phải trả
gần 100 USD cho một giờ chụp. Muốn có một tour tham quan thiết kế riêng (bao gồm
cả một bữa ăn trong phòng ăn nhà trên thác)? Luôn sẵn sàng với giá tối thiểu
1.000 USD cho nhóm từ 2-6 người.

Một góc nhà với phong cách kiến trúc độc đáo - Ảnh: N.TẬP

Trước đây nhà trên thác thuộc sở hữu của gia đình Kaufmann. Từ
năm 1964, nó được công nhận là di tích lịch sử quốc gia (Ủy ban bảo vệ miền tây
Pennsylvania có trách nhiệm quản lý và giữ gìn). Tiền thu được từ bán vé, bản
quyền hình ảnh và các dịch vụ liên quan được dùng để duy tu, bảo dưỡng không chỉ
công trình mà còn cảnh quan xung quanh.

Tất cả phải được bảo dưỡng “nguyên bản” ở mức tốt nhất có thể như
khi nó vừa ra đời (năm 1939). Tiền vé bao gồm phần thuyết minh của người được
đào tạo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để điều tiết lượng khách và dễ quản lý, bảo vệ
công trình, khách tham quan phải vào theo suất, thậm chí đặt chỗ trước.

Tìm lại giấc mơ xưa

Được một lần trong đời chiêm ngưỡng nhà trên thác là giấc mơ của
biết bao thế hệ kiến trúc sư. Tham quan công trình mà như đi thăm người bạn cũ
đã quá thân thuộc thời sinh viên, từng chi tiết, ngóc ngách đều thuộc như nằm
lòng. Tuy nhiên, có đến tận nơi, sờ tận tay, nghe hướng dẫn viên giải thích mới
vỡ ra nhiều điều.

Điều gì làm nên kiệt tác? Ngoài tài năng xuất chúng còn là sự
nghiên cứu kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Du khách ngạc nhiên khi thấy mọi chiếc ghế trong nhà đều được làm
ba chân. Sao không phải là bốn? Đơn giản, ba điểm (kiềng ba chân) sẽ luôn tạo
thành một mặt phẳng, vì thế nó sẽ dễ cân bằng hơn ở mặt sàn gồ ghề của công
trình (vốn là những phiến đá tảng ngay tại thác nước).

Trần nhà được cố ý làm thấp để “ép” tầm nhìn ra ngoài cửa sổ, mở
bung ra cánh rừng bạt ngàn. Không làm những mảng kính lớn, Frank Lloyd Wright
“cắt” tòa nhà ra thành muôn vàn ô cửa kính nhỏ. Mỗi ô cửa chính là một khung
tranh cho cả thiên nhiên rộng lớn bên ngoài. Chỉ với thao tác đơn giản, những
“khung tranh kính” đó sẽ đồng loạt mở ra để người trong nhà không chỉ được ngắm
mà còn được nghe cả tiếng suối róc rách, tiếng gió xào xạc qua những tán lá,
được ngửi mùi cỏ cây, mùi sương sớm...

Dù đã hơn 70 tuổi (khởi công năm 1935, hoàn thành 1939) nhưng nhà
trên thác vẫn rất hiện đại bởi màu sắc, cách bố trí và những đường nét kiến trúc
mạnh mẽ, phóng khoáng.

Để xây dựng công trình, Frank Lloyd Wright cho mở hẳn một mỏ đá
gần thác nước để cung cấp vật liệu tự nhiên. Không những thế, những bức tường,
cột, lò sưởi được cố ý không tô trát, giữ nguyên cấu tạo tự nhiên, sần sùi của
vật liệu. Vì thế, công trình rất “ăn rơ” với rừng cây, thác nước xung quanh.

Hôm đó, hai gã đàn ông “băm mấy nhát” biến đâu mất. Chỉ còn lại
hai thằng sinh viên kiến trúc năm nhất ngày nào đang say sưa sống lại giấc mơ
xưa.

"Tranh thủ” bán đủ loại sách, đồ lưu niệm về nhà trên thác và kiến trúc sư lỗi
lạc Frank Lloyd Wright

Ừ, thời sinh viên đã xa ngái, nhưng giấc mơ những ngày xưa cũ giờ
đã thành hiện thực...

NGUYỄN TẬP

nguồn: http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=408396&ChannelID=100

 

 

 

101030- đẹp nhỉ

101030- Phi đội lướt sóng bất động sản

Có máu liều cùng với đầu óc phân tích nhạy bén, đội lướt sóng bất động sản hay còn gọi nhóm chuyên hớt váng thị trường có thể dễ dàng kiếm lời hàng hàng tỷ đồng trong thời gian ngắn.
> Giá đất Hà Nội 'nóng' quanh trục đường mới thông

Thị trường bất động sản chưa hoàn toàn khởi sắc ngoại trừ một số khu vực giá đất tăng như Long Biên, Đông Anh và quanh các tuyến đường mới khởi công Văn Khê, Văn Phú, Dương Nội. Chưa đủ sức mang lại hơi ấm mới cho thị trường địa ốc Hà Nội nhưng đất quanh khu vực này đang là điểm ngắm của nhiều dân đầu tư trong đó có cả những tiểu đội chuyên lướt sóng.

Chị Trần Hà, "thủ lĩnh" của một đội lướt sóng cho hay, nhóm của chị gồm 6 người làm nhiều ngành nghề khác nhau. Từ đầu năm đến nay, đội này đã lướt được 10 nơi và thu được gần chục tỷ đồng. Bí quyết của chị là săn lùng đất giá rẻ khi thị trường trầm lắng và săn thông tin quy hoạch từ khi còn đang trên giấy tờ.

Chỉ cần biết chắc chắn tuyến đường nào được khởi công, nhóm của chị Hà sẽ bám sát từng khu vực. Nắm được thông tin Chính phủ phê duyệt 5 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội trong đó đi qua Đông Anh, chị đã hướng đến khu vực này.

Chị Hà tính toán, khi được đầu tư tuyến đường sắt, giá đất sẽ lên. Một trong các khu chị đang hướng đến là vùng Võng La, Kim Chung… “Rẻ nhất là mua đất xen kẹt sau đó làm thủ tục chuyển đổi mục đich. Trong trường hợp chưa bán được ngay, chúng tôi dự kiến xây nhà cho thuê để giữ đất”, chị Hà tiết lộ.

Ảnh: Hoàng Hà
Lướt sóng tạo ra dòng tiền quay vòng nhanh và tạo ra cơ hội ngay nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo chị Hà, lướt sóng ở khu vực nội đô tương đối khó vì giá đất quá cao nên chị chọn vùng ven. Năm 2010, nhóm chị Hà khá có duyên với vùng đất Đông Anh. Ngay từ đầu năm, khi sóng địa ốc chưa tới khu này, cả phi đội của chị đã gom góp được gần 2 tỷ đồng nhằm Vân Nội- thuộc khu vực chỉ giới hành chính của cầu Nhật Tân thẳng tiến. Ôm 200 m2 với giá 8 triệu đồng mỗi m2, chỉ sau một tuần, giá bán ra đã lên tới 12,5 triệu mỗi m2. Vậy là chỉ trong 1 tuần, cả đội đã lãi được gần 1 tỷ đồng.

Sau đó, chị tiếp tục mua 2 miếng đất rộng gần 500 m2 ở khu Bắc Hồng, Xuân Canh với giá 10,8 triệu đồng mỗi m2. Hơn 2 tuần sau, chị đã bán trao tay với giá 13,5 triệu đồng mỗi m2. “Mức giá này vẫn rẻ hơn các nhà đầu tư bán ra khoảng 1 triệu đồng. Lãi ít nhưng cần phải đẩy hàng đi gấp để quay vòng vốn nên chúng tôi vẫn bán”, chị chia sẻ. Vừa bán xong thì bong bóng xì hơi, cả đội thở phào nhẹ nhõm.

"Điều quan trọng là biết đón đầu thông tin. Cả nhóm có 6 người thì có tới 4 người làm nghề văn phòng. Còn lại 2 người chuyên lăn lộn lân la tìm hiểu thị trường. Chỉ cần có lãi là bán nên khả năng lỗ rất hiếm", chị Hà bật mí.

Đánh đông dẹp Bắc từ Ba Vì cho đến Long Biên, rồi lan sang cả khu vực Mê Linh, phi đội Hải "bay" là biệt danh bạn bè đặt cho nhóm đầu tư của anh Mạnh Hải. Nhóm có 4 người, trong đó chỉ có anh Hải là người duy nhất liên quan đến bất động sản. Thường xuyên thiết kế nhà theo yêu cầu, xem thế đất và có bạn bè làm trong lĩnh vực đất đai nên anh nắm thông tin khá "nét". Sau khi lướt sóng đất khu vực Ba Vì và chung cư Nam Cường, phi đội của anh cũng có vài tỷ đồng làm vốn.

Sau hơn một tháng trời nghe ngóng, phi đội của anh đang mua gom đất thổ cư ở khu vực Phú La (Hà Đông) và Ngọc Thụy (Long Biên), nơi có tuyến đường vừa được thành phố phê duyệt. Theo anh Hải, sau khi quả bóng Ba Vì xì hơi, sẽ rất khó để xảy ra một cơn sốt tương tự trên thị trường địa ốc Hà Nội. Do đó, hầu hết các đội lướt sóng đều thận trọng hơn.

“Chúng tôi đã phân tích kỹ thị trường và quyết định đầu tư vào đất thổ cư, đất xen kẹt, hoặc cùng lắm là đất dịch vụ và “bỏ qua” đất ruộng. Giá cả có đắt hơn nhưng vẫn yên tâm trong trường hợp bước sóng dài”, anh Hải nhận xét.

Nếu như trước đây vài năm khu vực Hà Đông và Long Biên giá đất chưa tới 10 triệu mỗi m2 thì nay dao động quanh mức trên dưới 30 triệu đồng tùy khu vực. “May mắn là đầu tháng, vừa thiết kế nhà cho một gia đình ở khu vực Hà Đông. Gia đình này lại đang muốn cắt 3 lô đất để bán nên chúng tôi mua luôn. Nhóm của tôi lại nhờ họ giới thiệu mua thêm 3 lô đất trong làng nên không bị đắt”, anh Hải chia sẻ.

Nhà đầu tư này nhẩm tính, với 6 lô đất hiện có, anh có thể lãi gấp 2-3 lần. Càng để lâu lãi càng cao, song theo anh, chỉ cần thị trường sôi động, phi đội của anh sẽ xả hàng để tiếp tục quay vòng vốn.

Song không phải lúc nào phi đội lướt sóng cũng gặp may mắn. Anh Hải Vỹ, thành viên của một nhóm lướt sóng cho hay, trong cơn sốt đất Hà Nôi vừa qua, cả đội của anh đã bị vỡ mộng ngay ở chân núi Ba Vì. Cũng phân tích kỹ lưỡng thị trường nhưng anh lại là người lướt cuối cùng. Khi giá đã bi đẩy cao và chưa kịp rút thì quả bóng xì hơi. "Đối với thị trường địa ốc chưa minh bạch như hiện nay, chỉ có những đội lướt sóng đợt đầu theo kiểu hớt váng thị trường mới có thể thu lãi lớn. Những người chậm chân sẽ lạnh đủ”, anh Vỹ chia sẻ.

Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc công ty Archi Land Việt Nam nhận xét: "Lướt sóng tạo ra dòng tiền quay vòng nhanh và tạo ra cơ hội ngay. Nhưng không bắt đúng điểm sóng, nhà đầu tư dễ phải ôm hàng hoặc buộc phải bán tháo để bảo toàn vốn và đây là một cuộc chơi mạo hiểm".

Hoàng Lan

101030- Download video từ các website chia sẻ

Có nhiều cách để download video từ các website chia sẻ, đặc biệt là từ Youtube. Tuy nhiên, vừa download, vừa chuyển đổi định dạng, lại hỗ trợ download đồng thời nhiều file thì không phải phần mềm hay công cụ nào cũng có thể làm được.

Sử dụng phần mềm Internet Download Manager, bạn có thể dễ dàng download mọi định dạng video từ website. Tuy nhiên, IDM lại là phần mềm có thu phí. Nếu bạn muốn một phần mềm miễn phí có thể thực hiện điều tương tự, ClipGrab là một giải pháp.

 

ClipGrab là phần mềm miễn phí, không chỉ cho phép người dùng download video từ các website chia sẻ hàng đầu hiện nay, mà còn cho phép xuất raf ile video download được dưới nhiều định dạng khác nhau, thuận tiện cho việc sử dụng sau khi download.

 

Download phần mềm tại đây.

 

Trong quá trình cài đặt, tại bước 3, phần mềm sẽ yêu cầu người dùng cài đặt thêm thanh công cụ của phần mềm. Bạn nên chọn ‘ClipGrab Installation without Toolbar’ để bỏ qua thanh công cụ này.
 


 

Sau khi cài đặt, biểu tượng của phần mềm sẽ xuất hiện trên khay hệ thống.
 
Sử dụng phần mềm khá đơn giản, bạn chỉ việc copy đường link của trang web có chứa đoạn video cần download, dán đường link này vào khung ở trên giao diện chính của phần mềm.
 


 

Ở phần tùy chọn bên dưới, bạn có thể chọn định dạng của file video download được (ở mục Format, nếu muốn, bạn chọn định dạng MP3 để lưu lại dưới dạng file âm thanh, điều này hữu ích trong trường hợp bạn muốn download nhạc từ Youtube để nghe trên máy nghe nhạc hoặc điện thoại).

 

Mục Quality để chọn chất lượng file video. Chất lượng càng cao thì dung lượng file download được sẽ càng lớn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng để chọn chất lượng và dung lượng cho phù hợp.

 

Nhấn nút ‘Grab this Clip!’, một hộp thoại hiện ra để đặt tên và chọn đường dẫn để lưu file video. Chọn vị trí rồi nhấn nút Save để bắt đầu quá trình download.
 


 

Trong khi quá trình download file đang diễn ra, bạn có thể tiến hành tương tự để download đồng thời nhiều file, thay vì phải chờ đợi để download lần lượt từng file.
 


 

Trong trường hợp muốn lưu toàn bộ các file video download được vào một thư mục cố định để bỏ qua bước chọn vị trí lưu file, bạn chọn tab Settings trên giao diện chính phần mềm. Tại tab Target Path, nhấn nút Browser để đánh dấu vị trí lưu file sau khi download và đánh dấu vào tùy chọn ‘Never ask for file name’.
 
 

 

Với việc hỗ trợ chuyển nhiều định dạng file, những file video sau khi download có thể được sử dụng trên máy tính hoặc trên các thiết bị giải trí, máy nghe nhạc…

 

Hiện nay, trên lý thuyết ClipGrab hỗ trợ download video từ các website: YouTube, Clipfish, Collegehumor, Dailymotion, MyVideo, MySpase, Sevenload, Tudou, Vimeo.

Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết, với video từ các website khác, bạn vẫn có thể thử dán đường link vào ClipGrab để kiểm tra xem phần mềm có khả năng nhận diện và download hay không. Nếu có, bạn vẫn có thể tiến hành download như bình thường.

 

Với tính năng hỗ trợ download đồng thời nhiều file, phần mềm là công cụ đắc lực cho những ai thường xuyên download video từ các dịch vụ chia sẻ, đặc biệt là download từng phần nhỏ của 1 bộ phim dài mà không cần phải chờ đợi và download lần lượt.

 

Phạm Thế Quang Huy

nguồn: http://dantri.com.vn/c119/s119-433080/download-video-tu-cac-website-chia-se.htm

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

101025- Logo xe hơi: Quá khứ và hiện tại

Qua thời gian, logo của một số hãng xe hơi gần như giữ nguyên, trong khi một số thay đổi tới mức hầu như không còn bóng dáng thiết kế ban đầu.
 >> Lịch sử logo Ferrari
 >> Ngộ nghĩnh logo “nhái”

Logo thường là thứ đầu tiên bạn dùng làm căn cứ để xác định một chiếc xe thuộc hãng nào. Và thiết kế logo tốt nhất là cái khiến cho ngay cả những người không am hiểu về ô tô cũng có thể nhận ra.

 

Mỗi logo có nét độc đáo và tinh tế riêng, được thay đổi qua thời gian phát triển của thương hiệu.

 

Mọi người thường cho rằng thiết kế logo tròn của BMW bắt nguồn từ lịch sử công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không. Nhưng thực tế không phải vậy. Ý tưởng kết hợp logo với lịch sử hoạt động trong ngành hàng không của công ty chỉ là do công ty quảng cáo của BMW dựng lên.

 

Hãy cùng nhìn lại sự thay đổi của 14 logo xe hơi nổi tiếng qua những hình ảnh dưới đây:

 

Audi:

 

BMW:
 

 

Cadillac:
 

 

Fiat:

 

Ford:

 
Mazda:

 

Mercedes-Benz:

 

Volkswagen:

 

Peugeot:
 

 

Saab:

 

Buick:

 

Alfa Romeo:

 
Aston Martin:

 

Renault:

 
Nhật Minh

Theo Jalopnik

nguồn: http://dantri.com.vn/c111/s111-431927/logo-xe-hoi-qua-khu-va-hien-tai.htm

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

101025- Chóng mặt với Giao thông!!! te tua thiệt (Phần 2)

They should pay you to enter these interchanges
There is a difference between "going mental" and making mental calculations how to get out of this traffic mess... at least we hope there is.
The complexity of modern interchanges can be daunting .Here is an exaggerated vision of what the future may look like:


And this is present day in Japan (does that make your heart beat faster?)


But here are a few more that definitely ask to be included into the
"Most Complex Junctions" Hall of Fame:
- Shanghai, China
(see that little circle on the side: this is a trap for amateur drivers, in which they swirl around forever)

- Taganskaya Square, Moscow
(shaped like a huge dumb loaf of bread... and just as unpalatable)

- Tokyo, Japan
(this one's actually quite elegant)

- Arc de Triumph, Paris
(Place Charles de Gaulle - pretty much free-for-all there)

Nice Chicago arrangements:

You also gotta love this one in Minneapolis:(between 35W and 94)

Golden Glades interchange in N. Miami Beach, FL.

Looking like some strands of yarn: Rt. 440 in New Jersey:


Magic Roundabout
Something to shock you into disbelief, and leave you utterly shattered: getting in and out of the "magic mushroom circle" in England:



There are three intersections like this in UK: in Swindon, Hemel and in Cardiff.

A cheat sheet "how to get out" is more helpful:

China is at the forefront of traffic circles (and spiral bridge approaches), as well:


Some vintage visions of intersections
Little did the urban planners of yesteryear and futurist designers imagined how complex our traffic infra-structure would become. The closest perhaps was the "Futurama" display in the 30s:
[365095320_2ab3f2cc16_o.jpg]
Looks actually quite orderly:

There is a highway in my basement
Another solution for the busy intersection: put a "traffic-control" tower smack in the middle (and on top) of it!
This strange concoction comes from "Modern Mechanics" 1932 issue and is called "Safety Tower" - basically a multi-level interchange, with space above it used for businesses and entertainment (including air traffic control beacons!)

Amazingly, same idea came to Russians recently, as they put a huge "flying saucer" mall on top of major intersection:
and of course, a humorous solution (that might just work in Russia, who knows)

Railway intersections: "Diamond Crossings"
Quite a few of them can be found in US, but not that many in the rest of the world. US railway companies liked this kind of intersection which does not allow a train switch to a rival company's tracks.

Here is a couple: in Poland and Russia:



Traffic Jams from Hell
What a better way to greet Monday than to publish a collection of horrendous traffic congestion pictures, which may cause even most patient driver to shudder and say "Boy, am I glad I'm not in this mess right now".
First picture is taken from the window of Red Hat's offices in Sao Paulo, Brazil, followed by various location around the world, with Russia featured quite prominently -






Bucharest, Romania
Unregulated mess somewhere in Russia:



Here is the classic traffic jam that terrorized Moscow Sadovoye Koltzo (ring road) in October 2007:



Continuing well into the night:

This particular congestion is not actually a traffic jam. It happened in Italy during the strike, creating bottle-necks for trucks at the border:
(still very hairy situations with long waits involved) -



Jacek Yerka's unique solution to urban traffic problems, in surreal light:

st