Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Những khoảnh khắc khó quên trong thế giới phim hoạt hình cho thiếu nhi

Nụ hôn thức tỉnh trong 'Sleeping Beauty', cảnh chàng Aladdin đưa công chúa Jasmine đi vòng quanh thế giới trên thảm thần hay màn thả đèn trời trong 'Tangled' đều để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho người xem.
> 46.000 cây đèn trời cho cảnh lãng mạn trong 'Tangled'

1. Bạch Tuyết ca hát trong "Snow White and the Seven Dwarfs" (xem video)

Cảnh ca hát nổi tiếng trong
Cảnh ca hát nổi tiếng trong "Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn".

Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn ra đời năm 1937 là tác phẩm hoạt hình dài đầu tiên của Walt Disney và mở màn cho trào lưu sử dụng các màn ca hát, vũ đạo trong phim. Một khoảnh khắc kinh điển của phim là khi Bạch Tuyết cùng các con thú rừng dọn dẹp nhà cửa cho 7 Chú Lùn trong giai điệu rộn ràng của bài hát Whistle While You Work. Sau này trong bộ phim hiện đại Enchanted, trường đoạn nhân vật Giselle hát Happy Working Song lúc dọn nhà chịu ảnh hưởng rất nhiều từ màn ca hát của Bạch Tuyết năm xưa.

2. Nụ hôn Spaghetty trong "Lady and The Tramp" (xem video)

Nụ hôn Spaghetty trong
Nụ hôn Spaghetty trong "Tiểu thư và Chàng lang thang".

Nụ hôn đầy bất ngờ và trong sáng giữa hai nhân vật Lady và Tramp khi đang ăn mỳ Spaghetty ở sân sau một nhà hàng Italy là nụ hôn nổi tiếng nhất trong các phim hoạt hình. Trong giai điệu đầy quyến rũ của ca khúc Bella Notte do hai người đầu bếp thể hiện, Lady và Tramp mơ màng nhìn lên bầu trời đêm đầy sao, để rồi khi môi chạm môi vì chung sợi mỳ, cả hai đều e thẹn, ngượng ngùng. Đến nay, những nụ hôn của hoàng tử, công chúa Disney hay thậm chí là cú "khóa môi" của chằn tinh Shrek trong phần một vẫn chưa sánh được với nụ hôn trong Lady and The Tramp.

Cảnh này còn được xếp vào 10 nụ hôn nổi tiếng nhất trên phim ảnh, đứng cùng khoảnh khắc say đắm của Scarlett O’Hara và Rhett Butler trong Cuốn theo chiều gió, Jack và Rose trong Titanic, nhân vật của Demi Moore và Patrick Swayze trong Oan hồn...

3. Nụ hôn thức tỉnh trong "Sleeping Beauty" (xem video)

Nụ hôn thức tỉnh trong
Nụ hôn thức tỉnh trong "Công chúa ngủ trong rừng".

Trong Sleeping Beauty, công chúa Aurora bị mụ phù thủy Maleficient phù phép nên chìm vào giấc ngủ kéo dài cả thế kỷ và chỉ có nụ hôn của tình yêu thực sự mới làm cô thức tỉnh. Sau rất nhiều khó khăn và thử thách, cuối cùng hoàng tử Phillip cũng đánh bại được Maleficent và đến trao cho Aurora nụ hôn đầu tiên ngọt ngào. Nụ hôn này không chỉ khiến Aurora tỉnh lại và còn đem sự sống đến cả vương quốc đang chìm trong bóng tối.

4. Nàng Tiên Cá thổn thức sau khi gặp con người trong "The Little Mermaid" (xem video)

Nàng tiên cá khoe giọng hát trong trẻo, ngọt ngào với ca khúc
Nàng tiên cá khoe giọng hát trong trẻo, ngọt ngào với ca khúc "Part Of Your World".

Sau khi gặp gỡ với con người và chứng kiến các thủy thủ ca hát, nhảy múa vui vẻ thế nào, nàng tiên cá Ariel đã bày tỏ mơ ước của mình trong ca khúc Part of Your World. Cô muốn rời biển cả để khám giá những điều thú vị ở thế giới loài người. Giọng hát trong vắt như pha lê của nàng tiên cá chinh phục bất cứ ai từng xem bộ phim hoạt hình nổi tiếng này. Part Of Your World cũng là ca khúc được yêu thích nhất trong The Little Mermaid.

5. Màn khiêu vũ trong "Beauty and The Beast" (xem video)

Màn khiêu vũ lãng mạn trong
Màn khiêu vũ lãng mạn trong "Beauty and The Beast".

Khoảnh khắc khi quái vật xấu xí nhưng lịch lãm trong bộ vest khiêu vũ với người đẹp Belle trong câu hát ngọt ngào "Tale as old as time..." đã trở thành hình ảnh kinh điển và đáng nhớ nhất trong Beauty and The Beast. Khung cảnh lãng mạn này từng làm thổn thức trái tim bao thế hệ người xem nói chung cũng như những ai yêu thích hoạt hình Walt Disney nói riêng. Tại Oscar năm 1992, Beauty and The Beast đã giành tượng vàng cho Bài hát trong phim hay nhất.

6. Aladdin đưa Jasmine đi vòng quanh thế giới trên thảm thần trong "Aladdin" (xem video)

Hình ảnh đẹp nhất trong phim hoạt hình
Hình ảnh đẹp nhất trong phim hoạt hình "Aladdin".

Khi giai điệu bản tình ca A Whole New World vang lên giữa bầu trời hàng triệu vì sao sáng, chàng Aladdin và công chúa xinh đẹp Jasmine leo lên chiếc thảm thần và đi khám phá cả thế giới. Cả hai đi qua những cung điện dát vàng, những dòng suối trong mát, những con thuyền buồm căng phồng trong gió, những sa mạc rộng lớn... Đây được coi là khoảnh khắc đẹp và lãng mạn nhất trong phim hoạt hình Aladdin.

7. Cảnh kết phim "The Lion King" (xem video)

Cái kết hoành tráng và xúc động của
Cái kết hoành tráng và xúc động của "Vua Sư Tử".

Sau khi đánh bại ông chú độc ác Scar, sư tử Simba trở về quê hương trị vì núi rừng và hội ngộ với bạn gái Nala. Khi một "tiểu sơn lâm" mới chào đời, núi rừng lại rung chuyển, vạn vật lại ngân nga ca khúc Circle of Life, tất cả đều cúi xuống chào đón gia đình của chúa tể sơn lâm - người đem tới một cuộc sống hòa bình cho muôn loài. Khung cảnh hiện lên hùng vĩ, hoành tráng giữa một không gian rộng lớn đã làm nên một Vua Sư Tử không thể nào quên của Walt Disney.

8. Sắc màu của gió trong "Pocahontas" (xem video)

"Colors of The Wind" từng giành giải Oscar cho "Bài hát trong phim hay nhất" vào năm 1996.

Được sản xuất vào năm 1995, Pocahontas là câu chuyện về tình yêu giữa một thuyền trưởng người da trắng với cô gái da đỏ. Với niềm tin và tình yêu, họ đã xóa bỏ những giới hạn ngăn cách về chủng tộc, địa vị và đem đến sự bình đẳng. Khi giai điệu Colors of The Wind vang lên giữa núi rừng sâu thẳm, lời ca ý nghĩa của ca khúc này đã thức tỉnh thuyền trưởng John Smith trước những hành động tàn phá thiên nhiên.

9. Vũ điệu đom đóm trong "The Princess and The Frog" (xem video)

Hình ảnh đầy xao xuyến của vũ điệu đom đóm trong
Hình ảnh đầy xao xuyến của vũ điệu đom đóm trong "Công chúa và Chàng ếch".

Bộ phim Công chúa và Chàng ếch năm 2009 là tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Disney với dòng phim hoạt hình 2D truyền thống và tìm về thế giới cổ tích kỳ diệu. Dù hoạt hình 3D lúc này đã trở nên thịnh hành và chiếm thế thượng phong nhưng những hình ảnh đồ họa vẽ tay 2D của Công chúa và Chàng ếch vẫn có sức hấp dẫn mãnh liệt với hàng triệu người.

Khi chú đom đóm Ray cất tiếng hát dành tặng cho người tình trong mộng là ngôi sao Evangeline trên bầu trời, khán giả như đắm chìm vào một không gian lãng mạn, huyền ảo đầy xao xuyến mà chỉ có thể có ở những bộ phim hoạt hình của Walt Disney.

10. Cảnh thả đèn trời trong "Tangled" (xem video)

Cảnh quay kinh điển trong
Cảnh quay kinh điển trong "Người đẹp tóc mây".

Người đẹp tóc mây (Tangled) là bộ phim hoạt hình thứ 50 của Walt Disney và được dàn dựng với công nghệ 3D. Một trong những cảnh quay ấn tượng nhất trong phim là khi hai nhân vật chính ngồi trên thuyền cùng ngắm hàng trăm nghìn cây đèn trời được thả từ hoàng cung vào đúng ngày sinh nhật thứ 18 của công chúa Rapunzel. Có tới 46.000 cây đèn trời đã được sử dụng để tạo nên cảnh quay lãng mạn này.

Cảnh quay Rapunzel và Flynn ngồi trên con thuyền cùng hát I See The Light giữa không gian mênh mông hàng chục nghìn cây đèn trời sáng rực trong đêm đã trở thành hình ảnh khó quên đối với bất kỳ ai từng xem Tangled.

Nguyên Minh

nguồn: http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2012/06/nhung-khoanh-khac-kho-quen-trong-hoat-hinh-disney/

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Sự thối nát của cái chân què

Chuyện mấy người mẫu, nghệ sĩ công khai phô trương lối sống xa hoa, trụy lạc... đã gây sự phản cảm trong dư luận. Tuy nhiên, từ góc độ lịch sử xã hội và con người Việt Nam, muốn tìm tới một cách lý giải khác về hiện tượng này.
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn.
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn.
Tưởng cứ che đi là cái dở biến mất

Vừa rồi có chuyện một cô người mẫu trả lời phỏng vấn, công khai nói về lối sống làm gái bao. Ông nghĩ gì về vấn đề này?

Việc họ công khai như thế cũng có cái hay. Bởi vì lâu nay những chuyện đó vẫn có, nhưng chưa được nhìn nhận, nghiên cứu, đánh giá đúng mức. Giống như chuyện "nhà nghỉ" chẳng hạn, đến bây giờ chúng ta vẫn cứ cấm đoán. Với cái dở ta cứ che đi hoặc tự che mắt mình lại coi như không nhìn thấy, tưởng rằng làm như thế là nó không có nữa.
 
Đó là một thứ sĩ diện hão huyền. Nếu biết chấp nhận và nhìn thẳng vào những cái dở có thật, ta sẽ có khả năng phân tích mổ xẻ các hiện tượng xã hội để tìm cách chỉnh sửa, thay đổi.

Ông không lên án lối sống này?

Làm sao không lên án được? Tôi chỉ muốn nói đồng thời với việc lên án những biểu hiện hư hỏng ấy, chúng ta phải hiểu nguyên nhân của nó, việc lên án mới có ý nghĩa.

Những người đó có những điều đáng trách. Nhưng ở họ cũng đáng thương. Họ chỉ là nạn nhân của những sự thác loạn ở bao kẻ khác. Đó là những kẻ bằng những thủ đoạn đen tối, kiếm ra cơ man nào là tiền của và nay khao khát hưởng lạc. Đám người này đang ngày một đông lên và cũng trâng tráo hơn bao giờ hết. Chính họ đã thúc đẩy, lôi cuốn, tác động vào chị em, làm cho họ ngày càng hư hỏng thêm.
 
Sự xuất hiện một đội ngũ hùng hậu những chân dài, gái bao, kỹ nữ... kia chẳng qua chỉ là dấu hiệu sự khủng hoảng của xã hội, là biểu hiện của muôn vàn những hư hỏng khác đang được giấu giếm. Họ đáng trách một thì xã hội đáng trách mười.

Như vậy là đổ lỗi cho xã hội. Ở đây nhiều khi là sự lựa chọn của cá nhân?

Cho tôi lấy ví dụ: Ở khá nhiều cơ quan nhà nước bây giờ, nếu anh không tham gia vào guồng máy xoay sở kiếm chác một cách bất chính, tức là làm phiền người khác, nên thường bị họ cô lập và nếu anh không tự cuốn xéo thì họ cũng sẽ tìm cách tống anh đi để tiện hành động.

Vậy đằng sau những lựa chọn cá nhân, suy cho cùng, bao giờ cũng có lý do xã hội.

Càng cấm họ càng làm

Tôi muốn nói tới việc ta đưa hiện tượng các cô này lên khác nào cổ suý cho lối sống hưởng thụ, trụy lạc? Lớp trẻ sẽ coi đây như là tấm gương để học theo thì sao?

Bạn nghĩ như thế tức là bạn vẫn cho rằng lớp trẻ căn bản là tốt rồi, chuyện này nếu mà ta che đi được thì nó sẽ đỡ. Nhưng theo tôi cuộc sống hằng ngày thiếu gì những chuyện còn hư hỏng hơn thế. Trong đầu óc lớp trẻ con nhà đại gia, chuyện bố mẹ nó có lương thiện hay không, đồng tiền cho nó ăn tiêu kiếm ra bằng cách nào... chúng hiểu hết.
 
Chúng ta đang sống trong cái biển hư hỏng, trụy lạc, mà chuyện mấy cô gái bao kia chỉ là bề nổi. Cho nên đừng cường điệu hóa nó quá mức, đừng tưởng là dẹp yên chuyện này tự khắc cuộc sống trở nên lành mạnh hết.

Dù sao thì vẫn phải cấm những chuyện lên báo mà khoe khoang một cách quá đáng như vậy?

Về lý mà nói thì ai chẳng thấy, là phải cấm, phải phạt. Nhưng vì sao cái hiện tượng này đang ngày một gia tăng và trở nên muôn hình muôn vẻ. Nếu để ý quan sát thì sẽ thấy nhiều lúc con người như muốn thách thức cuộc đời. Càng cấm họ càng làm. Tại sao ư? Vì họ thấy bế tắc quá, bất lực quá mà không có cách gì giải quyết được.
 
"Sau cái thời không biết hy vọng sẽ đến cái thời không biết sợ hãi..." - tôi đã đọc được đâu đó cái nhận xét này và thấy đúng như thế.

Tôi nghĩ, khi đặt ra một lệnh cấm mà ai cũng thừa biết rằng không bao giờ cấm nổi, thì đó chẳng khác gì khuyến khích người ta phạm lỗi thêm?

Như việc phạt mấy cô ăn mặc hở hang đấy. Mới nghe qua thì có vẻ nghiêm. Nhưng rồi cuộc sống có cách vận hành của nó, mọi sự can thiệp nửa vời trước sau sẽ bị vô hiệu hóa. Nói trắng ra là tiền phạt đã có các khách chơi trả, chứ các cô có phải móc túi mình trả đâu. Thậm chí các cô ấy có bị cấm hành nghề nữa thì sẽ có người chạy để giảm án.

Theo ông, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là gì?

Tôi nghĩ, nếu giữa hoàn cảnh mông muội con người phải sống biệt lập trong đói nghèo thì không sao; Một khi đã có sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà không biết làm ăn bằng người, thì sẽ ngày càng tuyệt vọng và người ta sẽ để cho cuộc sống buông thả lôi đi, sẽ tụt dốc rất nhanh, không có thứ phanh nào hãm nổi.

Trong số các nguyên nhân khiến cho cách sống hưởng thụ ngày một phát triển, nên chú ý thêm là - đất nước ta vừa qua một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Nhiều người ra khỏi nó với tâm lý của những người sống sót. Mà khi có cảm tưởng mình là người sống sót, người ta cảm thấy có quyền đòi lại những gì đã mất, quyền được truy lĩnh, quyền làm tất cả mọi thứ để bù lại nỗi gian lao đã phải chịu đựng.

Làm gì cũng được miễn là có tiền nuôi gia đình

Vì những năm chiến tranh ấy, cuộc sống người ta đã đứng bên bờ cái sống với cái chết, đã biết chết rất dễ?

Vì thế nên con người tự cho mình cái quyền làm tất cả để duy trì mạng sống. Người nông dân tự cho phép mình phun thuốc trừ sâu bừa bãi ở các loại rau quả, người buôn bán cho phép mình lưu hành mọi thứ hàng giả... là vì họ thường tự nhủ làm gì cũng được miễn là có tiền nuôi gia đình.
 
Lâu dần cái triết lý đó biến thành thói xấu, biến thành sự coi thường luật pháp, biến thành sự hư hỏng...  Lối sống hưởng thụ chỉ là một khía cạnh của tâm lý hậu chiến

Vậy phải làm sao để thoát ra được?

Theo tôi, cái chính là nhận thức của chúng ta về tình trạng mà xã hội ta đang lâm vào chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Nếu nhận thức được đầy đủ, tôi tin là chúng ta sẽ bớt những những lời rao giảng sáo rỗng đi, để mọi người tự nhìn vào mình mà suy nghĩ về cách sống, lối sống.
 
Chứ như hiện nay, con người không hiểu thế nào là sướng là khổ, chỉ thấy có được cái nhà, cái xe... trông có vẻ hơn người bên cạnh... thế là sướng, là hể hả. Không có tiền thì lừa lọc làm bậy để có tiền. Có tiền rồi thì chơi bời, hư hỏng.
 
Một khi sự mất hết chuẩn mực trong xử sự, sự thiếu hài hoà và sáng suốt trong tư duy, sự hỗn loạn và vụ lợi trong quan hệ... đã chi phối số đông như hiện nay thì mọi tai vạ không đến hôm nay sẽ đến ngày mai.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Sau những thăng trầm lịch sử, nền đạo đức của xã hội ta hiện nay giống như cái chân gãy rồi bó tạm lại, đáng lẽ phải lo chạy chữa nghiêm chỉnh thì lại cứ cố coi là nguyên lành và lờ đi mọi lở loét có thực, thành ra gần như đang có một cuộc tự lừa dối tập thể.
Ngay trong cái chuẩn đạo đức cũ cũng có những cái duy ý chí, tức là mình mong muốn được như thế hơn là có thực. Người mình nhiều khi cứ như người đóng vai ấy, bảo nhau giấy rách cố giữ lấy lề, sự thực là cái lề cũng nát nốt rồi mà ta cứ che đậy, cứ lảng tránh. Một xã hội phi chuẩn và cực kỳ bản năng.
Nhật Minh (thực hiện)
nguồn: http://bee.net.vn/channel/1983/201205/Su-thoi-nat-cua-cai-chan-que-1837231/

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Khu phố Chợ Lớn: Bảo tồn, nhưng tránh thành… bảo tàng

Giữ gìn, bảo tồn khu vực Chợ Lớn không nên chỉ bảo tồn về mặt quản lý đô thị mà cần giữ gìn và bảo tồn các ngôi nhà cổ, các con đường, các giá trị phi vật thể. Đặc biệt phải giữ được cái hồn của các con đường trong khu vực này, đó chính là các khu mua bán, ngành nghề truyền thống… Tránh kiểu bảo tồn, sau đó trở thành một bảo tàng vô hồn. Đó là đa số ý kiến của người dân trên các tuyến đường nằm trong khu vực bảo tồn của dự án “Bảo tồn và cải tạo khu phố cổ người Hoa” có diện tích nghiên cứu 68ha, nơi sinh sống của 440.000 dân.

Một dãy nhà cổ trên đường Triệu Quang Phục (quận 5), khu vực bảo tồn của dự án.

Đời sống người dân không cải thiện thì đừng làm

Đa số người dân tại các khu phố nằm trong khu vực bảo tồn của dự án này khi được hỏi đều rất tự hào về những di tích hiện hữu và vui, vì những căn nhà cổ của họ được bảo tồn. Tuy nhiên, hầu hết người dân ở đây mong muốn, những căn nhà cổ không chỉ được bảo tồn bên ngoài mà sẽ được trùng tu từ bên trong, đồng thời cho phép họ sử dụng các căn nhà cổ vừa làm chỗ ở vừa kinh doanh. Mặt khác, vấn đề được nhiều người dân nằm trong vùng của dự án này quan tâm nhất là bảo tồn nhưng không ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ gia đình. Họ mong không phải di dời và hoạt động kinh doanh của họ được duy trì.

Bà Vũ Thị Duyên (206A, đường Lương Nhữ Học, phường 11, quận 5) cho biết: “Chúng tôi rất vui và hoàn toàn ủng hộ chủ trương này, nhất là bảo tồn, tôn tạo những căn nhà có giá trị lịch sử, trùng tu đình, chùa mang đậm nét văn hoá, tâm linh. Tuy nhiên, cần phải được khảo sát và nghiên cứu kỹ trước khi làm, vì dự án này ảnh hưởng tới không ít người dân”. Đồng quan điểm, một chủ tiệm dược liệu trên đường Triệu Quang Phục, cho rằng nếu đưa vào khu vực bảo tồn, Nhà nước phải giúp đời sống người dân tốt hơn, còn không thì đừng làm. Ngoài ra, nhiều người dân cũng mong rằng, TP.HCM cần đưa ra một kế hoạch cải tạo đồng bộ, bảo tồn được cốt lõi của khu dân cư cổ nhưng cần tránh tình trạng quy hoạch treo. Còn theo bà Huỳnh Thị Thảo, chủ tịch quận 5, đây là dự án thành phố có thuê tư vấn nước ngoài, phía quận không tham gia gì sâu. Tuy nhiên, qua dự án này, quận cũng mong muốn sẽ bảo tồn được những giá trị văn hoá, lịch sử trên địa bàn. Quan trọng là cần phải thực hiện đồng bộ việc bảo tồn và đảm bảo đời sống của người dân không bị xáo trộn. Đặc biệt, làm sao để người dân không thấy bị sức ép khi nhà đất của họ bị hạn chế các quyền lợi.

Cần triển khai ngay biện pháp bảo vệ những công trình cổ

KTS Nguyễn Trường Lưu cho rằng, việc cải tạo và bảo tồn khu phố cổ người Hoa còn qua những trình tự khác nữa, nhưng trong thời gian chờ đợi, cơ quan quản lý các cấp của TP.HCM cần phải triển khai ngay các biện pháp để bảo vệ những công trình cổ, trong đó có những di tích chưa được Nhà nước xếp hạng. Khi chưa có quy chuẩn cụ thể về cấp hay không cấp phép xây dựng nhà dân trong khu phố cổ, UBND TP.HCM cần phải ban hành ngay một số quy định tạm để vừa đảm bảo quyền lợi và nhu cầu sống của người dân, vừa giảm bớt tác động của cơn lốc thị trường bất động sản đối với khu phố cổ đang cần được bảo tồn này.

Bảo tồn nhưng phải giữ được hồn phố cổ

KTS Nguyễn Trường Lưu, phó chủ tịch thường trực hội Kiến trúc sư TP.HCM, một thành viên trong hội đồng thẩm định dự án này, cho biết, số lượng những căn nhà cổ trong khu vực này hoặc đang dần mất đi bởi quá trình đô thị hoá, hoặc đang bị xuống cấp do trùng tu không đúng cách. Vì vậy, đối tượng chủ yếu được bảo tồn là kiến trúc của khu phố cổ. Khu vực này có nhiều khối nhà được xây dựng liền kề chung tường và theo kiểu nhà ống, chỉ cao từ 1 – 2 tầng, được trang trí bởi hoa văn cổ in màu nâu đậm trên trần nhà, cửa sổ được trang trí bởi hình vòm. Những căn nhà này đều được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và những năm 1920, có lối kiến trúc mang đậm bản sắc Trung Hoa nên cũng được chú trọng cải tạo và bảo tồn.

Để TP.HCM phát triển bền vững và hài hoà, không thể bỏ qua yếu tố trùng tu, bảo tồn các khu phố cổ, dấu ấn của một thời. “Bảo tồn là cần thiết, nhưng bảo tồn phải đảm bảo mục đích phát triển. Một đô thị phát triển bền vững, hài hoà phải có quá khứ, hiện tại và tương lai”, ông Lưu nói.

Tuy nhiên, ông Lưu cũng lưu ý, trong việc bảo tồn nhà cổ, di tích lịch sử trong khu vực của dự án cần phải đồng bộ, đó là bảo tồn cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Bảo tồn làm sao để vẫn giữ được cái hồn của những con phố này, đó chính là những ngành nghề đang được người dân kinh doanh. Ví dụ như, phố đèn lồng Lương Nhữ Học, phố nghề thuốc Hải Thượng Lãn Ông… Do đó, thành phố không nên quá cứng nhắc trong việc bảo tồn. Mỗi một công trình cần có sự chủ động và cách ứng xử riêng. Nhiều di tích nằm trong diện trùng tu, thành phố đang lúng túng trong việc nên giữ lại cái gì khi bảo tồn, nhưng sau khi có đánh giá tổng thể, nhiều chuyên gia cho rằng, cái nào giữ được thì giữ, còn không thì làm mới hoàn toàn vì cái trang trí phù hợp cho hôm nay thì tương lai sẽ là bản sắc.

“Tuy nhiên, bảo tồn thế nào thì bảo tồn, mục đích cuối cùng vẫn phải vì cuộc sống của người dân nơi đây”, ông Lưu nhấn mạnh.

bài và ảnh: Đoàn Quý

Ba điểm nhấn trong bảo tồn và cải tạo khu phố cổ

Dự án “Bảo tồn và cải tạo khu phố cổ người Hoa” của TP.HCM, nằm trong khu vực Chợ Lớn (bao gồm quận 5, 6, 10 và một phần quận 11, nơi tập trung rất nhiều người Hoa). Trong đó, có ba khu vực được xem là điểm nhấn cho toàn bộ không gian khu phố cổ Chợ Lớn. Khu vực 1 rộng 4,2ha được giới hạn bởi các tuyến đường Tháp Mười – Lê Tấn Kế – kênh Hàng Bàng – Bãi Sậy – kênh Hàng Bàng – Trần Bình. Khu vực 2 rộng khoảng 4,6ha được giới hạn bởi các tuyến đường Phù Đổng Thiên Vương – Nguyễn Trãi – Lương Nhữ Học – Trần Hưng Đạo. Trong khu vực này, đường Triệu Quang Phục sẽ trở thành xương sống, hai bên hành lang xây dựng phố đi bộ, phía giữa đường hạn chế giao thông, có điểm đỗ xe hai bên. Còn khu vực 3 rộng khoảng 5,2ha được giới hạn bởi các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông – Vạn Kiếp – đại lộ Võ Văn Kiệt…

nguồn: http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/164394/Bao-ton-nhung-tranh-thanh%E2%80%A6-bao-tang.html

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Đề xuất 'biến' khu Chợ Lớn thành phố cổ

Khoảng 440.000 dân sống trong khu phố cổ Chợ Lớn (quận 5 và 6, TP HCM) sẽ phải cam kết không xây nhà cao thêm hoặc cơi nới mở rộng. Đổi lại, họ sẽ hưởng lợi từ việc kinh doanh, giá trị nhà đất, môi trường sống...

TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kiến trúc Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết, trong tuần tới sẽ báo cáo UBND TP HCM dự án "Ý tưởng thiết kế đô thị bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn".

Sơ đồ khu phố cổ Chợ Lớn.
Sơ đồ khu phố cổ Chợ Lớn.

Theo dự án, khu phố cổ Chợ Lớn rộng 68 ha bao gồm các phường 10, 11, 13, 14 (quận 5) và phường 1, 2 (quận 6), được giới hạn bởi các tuyến đường Tản Đà - Nguyễn Trãi - Phù Đổng Thiên Vương - Hồng Bàng - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Phú Hữu - Tháp Mười - Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe -Phạm Đình Hổ - Bãi Sậy - đại lộ Võ Văn Kiệt.

Ba khu vực làm điểm nhấn cho toàn bộ không gian khu phố cổ Chợ Lớn là chợ Bình Tây (khu vực 1); khu vực gồm nhiều đình, chùa bao quanh tuyến đường Triệu Quang Phục (khu vực 2) và khu vừa bảo tồn vừa phát triển, cho phép xây nhà cao tầng xung quanh đại lộ Võ Văn Kiệt (khu vực 3).

Theo ông Tuấn, sở dĩ phải bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn vì hiện nay tại khu vực này thiếu chỗ để xe, mở rộng đường quá sát công trình cổ, người dân cơi nới thêm chiều cao nhà, đặt biển quảng cáo quá lớn che khuất các công trình cổ, nhiều công trình xây mới phá vỡ tầng cao dãy nhà cổ... Ngoài ra, đây là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch vì có nhiều đình, chùa, lễ hội...

Vị phó giám đốc nêu, khi dự án hoàn thành, người dân sống trong khu phố cổ Chợ Lớn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi. Cụ thể, việc kinh doanh sẽ phát đạt hơn khi có nhiều du khách nước ngoài đến tham quan. Nhiều nhà dân sẽ có lợi từ việc cho thuê phòng nghỉ, giá trị nhà đất tại khu bảo tồn sẽ tăng lên.

Ngoài những cái lợi về kinh tế, người dân còn được hưởng lợi về môi trường sống như mặt tiền của các phố sẽ khang trang, ánh sáng đầy đủ, an ninh hơn... "Cái được lớn nhất là người dân sẽ được quan tâm một cách chuyên nghiệp của các nhà bảo tồn. Họ sẽ xác định cho người dân biết cái gì là cái có giá trị", ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, người dân sống trong khu phố cổ Chợ Lớn sẽ phải cam kết không được xây nhà xây cao hoặc cơi nới hơn so với hiện tại. Trường hợp xây mới cũng phải theo kiến trúc hài hòa, đồng bộ với cả khu phố cổ. "Trong vòng bán kính 50 m quanh các di sản quan trọng như đình, chùa... người dân sẽ không được xây quá 5-6 tầng, không được đặt các biển quảng cáo che khuất công trình và không được sửa nhà bằng những vật liệu không phù hợp...", ông Tuấn nói.

Những ngôi nhà trên đường Trịnh Hoài Đức (
Đường Trịnh Hoài Đức (phường 13, quận 5) bên cạnh những ngôi nhà vừa mới được cải tạo là những ngôi nhà cổ. Ảnh: Tá Lâm.

Cũng theo ông Tuấn, đề án này đã tính đến bài toán giao thông. Khi bắt đầu xây dựng ý tưởng, tổ tư vấn đã xin ý kiến phản biện của các cơ quan chức năng như Sở Giao thông Vận tải TP HCM. "Như ở khu 3 khi hoàn thành thì tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông sẽ được thu hẹp lại, tạo một khuôn viên hành lang xanh ở giữa và xây dựng một bãi xe ngầm phía dưới con đường này", ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nhấn mạnh, đây mới là ý tưởng nên chưa tính toán kinh phí thực hiện và cũng chưa tính đến phương án giãn dân khi các thế hệ gia đình cùng chen chúc trong ngôi nhà không được mở rộng thêm như tình trạng người dân sống tại phố cổ Hà Nội đang gặp phải.

"Sự phân hóa trong gia đình và cấu trúc xã hội sẽ thay đổi trong tương lai. Xu hướng tách hộ và trẻ lập gia đình xong không muốn ở chung với bố mẹ gia tăng trong tương lai sẽ làm giảm bớt áp lực về dân số. Do đó, tôi vẫn bảo vệ quan điểm giá trị của phố cổ không nhất thiết phải đưa vấn đề tăng thêm áp lực về dân số vào", ông Tuấn khẳng định.

Theo ông Tuấn, người nghĩ ra ý tưởng bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn là ông Phạm Doãn Thuật, nguyên giám đốc trung tâm nghiên cứu kiến trúc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM. Sau 4-5 năm theo đuổi, đề án này cuối cũng cũng được hoàn thành. Đơn vị tư vấn là Công ty DCU (Tây Ban Nha).

Chi tiết 3 khu vực làm điểm nhấn cho toàn bộ không gian khu phố cổ Chợ Lớn:

Khu vực 1 rộng 4,2 ha được giới hạn bởi các tuyến đường Tháp Mười - Lê Tấn Kế - kênh Hàng Bàng - Bãi Sậy - kênh Hàng Bàng -Trần Bình. Tại đây, dự án sẽ tăng diện tích không gian công cộng chợ Bình Tây, nâng cấp quảng trường phía trước chợ, mặt đường cho người đi bộ, tổ chức bãi đậu xe và phân bố hợp lý các tuyến giao thông. Đối với kênh Hàng Bàng sẽ được khôi phục lại bằng cách nạo vét, cải tạo để thành một điểm du lịch hấp dẫn.

Đối với khu vực 2 rộng khoảng 4,6 ha được giới hạn bởi các tuyến đường Phù Đổng Thiên Vương - Nguyễn Trãi - Lương Nhữ Học - Trần Hưng Đạo. Đây là nơi có nhiều đình, chùa, hội quán mang nét đặc trưng của người Hoa như chùa Tam Sơn, đình Minh Hương, hội quán Phú Nghĩa... và nhiều lễ hội mang tính đặc trưng riêng như Tết Trung Thu, Nguyên Tiêu, lễ chùa Thiên Hậu, Quan Âm... Do đó, dự án sẽ nhấn mạnh đến giữ gìn và củng cố các di sản văn hóa, phát triển du lịch. Một số tuyến phố sẽ trở thành phố đi bộ gồm đường Nguyễn Án và Phú Định. Trong khu vực này, đường Triệu Quang Phục sẽ trở thành xương sống, hai bên hành lang xây dựng phố đi bộ, phía giữa đường hạn chế giao thông, có điểm đỗ xe hai bên.

Đối với khu vực 3 rộng khoảng 5,2 ha được giới hạn bởi các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông - Vạn Kiếp - đại lộ Võ Văn Kiệt. Với mục tiêu tạo môi trường phát triển mới, tạo vùng đệm giữa dải phát triển và khu vực di sản bảo tồn, phía mặt tiền đường Võ Văn Kiệt sẽ được phép xây nhà cao tầng, còn phía trong từ đường Trần Văn Kiều trở vào sẽ trở thành khu cách ly có kiểm soát chiều cao.

Tá Lâm

nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/05/de-xuat-bien-khu-cho-lon-thanh-pho-co/

Phong thủy và Thiết kế – đi tìm tiếng nói chung?

Phong thủy là một môn khoa học…; Phong thủy là nghệ thuật tổ chức không gian sống…; Phong thủy là nghệ thuật bài trí…; Phong thủy và kiến trúc không thể tách rời v.v… Và Chuyên gia Phong thủy khác với Thầy Phong thủy, cũng nhưKiến trúc sư khác hoàn toàn với Thợ vẽ nhà…
-
Có rất nhiều định nghĩa và cách thức đề cập đến Phong thủy. Tên gọi, khái niệm “Phong thủy” đã rất quen thuộc trong đời sống, không phải là một điều gì quá xa vời, cao siêu. Bài viết này không đi sâu vào các vấn đề khoa học phong thủy; các phương pháp xây dựng cơ sở hình học kiến trúc qua phong thủy, hay giải pháp cụ thể của phong thủy trong kiến trúc nhà ở; mà nói về câu chuyện thường gặp ở góc độ xã hội: Phong thủy và Thiết kế.
-
Cầu thang “đổ” thẳng ra cửa là một điều phạm trong phong thủy.

-

Phong thủy – một nhu cầu thực tế

Bây giờ làm nhà, mấy ai không đi… hỏi “thầy”? “Thầy” ở đây được hiểu là thầy phong thủy (khác cấp độ với chuyên gia phong thủy), và chủ nhà hỏi về vấn đề phong thủy cho ngôi nhà mình, cuộc đất của mình để xây nhà. Chuyện này không phải là mới; từ xưa vấn đề phong thủy trong xây dựng công trình, nhà ở đã được quan tâm, ở cả tầng lớp vua quan, nhà giàu quyền quý cho đến thường dân, và mức độ quan tâm cũng phân theo đẳng cấp công trình và vị thế chủ nhân. Tuy nhiên hiện nay, mối quan tâm tới phong thủy, và yêu cầu chặt chẽ về phong thủy đã phổ biến hơn rất nhiều trong đại chúng. Đa số những người làm nhà chưa hiểu bản chất của phong thủy là gì, nhưng cũng cứ phải tới thầy để thầy coi, để thầy phán; và mang tâm thế thụ động, tin tuởng, chịu đựng tới mức nhẫn nhịn, mù quáng. Phong thủy là một môn khoa học, cứ hiểu theo cách như thế, thì bản thân nó là một chuyên ngành riêng, một nhánh hẹp, người hành nghề phong thủy xưa là thầy địa lý; chứ đâu phải “thầy” nào cũng có khả năng “phán” hay giải quyết vấn đề phong thủy. Nhưng nhu cầu về vấn đề này rất lớn, và trong bối cảnh kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung; nên nhiều “thầy” vốn xuất thân là thầy tướng số, tử vi… cũng hành nghề phong thủy. Đã có kiến trúc sư, chuyên gia phong thủy thực sự thốt lên rằng bây giờ… loạn phong thủy!

Cầu thang – một bộ phận của ngôi nhà cũng rất được quan tâm ở góc độ phong thủy.

Kinh tế phát triển, mặt bằng đời sống đi lên, việc xây một ngôi nhà không phải là điều quá khó khăn nữa. Ngày càng có nhiều những ngôi nhà ở tư nhân được xây dựng, bằng tiền của chính chủ nhân. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Khi người chủ có tiền, họ mong muốn những điều tốt đẹp cho ngôi nhà của mình, cho không gian sống của mình, họ đầu tư chăm chút (bằng cả tiền bạc, công sức và thời gian) cho việc xây nhà cũng là điều dễ hiểu.

Bên cạnh việc thuê kiến trúc sư thiết kế, thuê cả nhà thầu chuyên nghiệp thi công; thì một việc quan trọng nữa không thể bỏ qua: đó là xem phong thủy. Xem phong thủy trở thành thói quen, thành nếp nghĩ, thậm chí trở thành một… căn bệnh phổ biến, tràn lan trong việc xây dựng nói chung, từ nhà ở, công trình công cộng cho tới cả việc sắp đặt nội thất. Và phong thủy đã trở thành một yếu tố tham gia cùng câu chuyện thiết kế của nhà chuyên môn – là kiến trúc sư. Nhiều “thầy” cũng “võ vẽ” mặt bằng, mặt đứng… để đáp ứng luôn yêu cầu cho chủ nhà trên cơ sở phong thủy mình đưa ra, nhằm đưa tới một dịch vụ từ A đến Z; còn nhiều kiến trúc sư cũng phải tìm đến những tài liệu phong thủy để nghiên cứu tìm hiểu, với mong muốn chủ động hơn trong công việc thiết kế của mình…

Những vấn đề “thầy” thường xem xét

Trong ngôi nhà ở gia đình, tuỳ cách xem, phương pháp riêng của từng thầy phong thủy, cùng với yêu cầu của chủ nhà (cả phạm vi và mức độ đối với công trình), nhưng có thể thấy “mẫu số chung” thường liên quan tới phong thủy. Đó cũng là cơ sở cho việc thiết kế kiến trúc nhằm tận dụng và phát huy lợi thế, ưu điểm; cũng như hạn chế, khắc phục, triệt tiêu những yếu tố bất lợi, gây hại:

– Các không gian, bộ phận kiến trúc.

– Hướng đất, nhà: đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của phong thủy và luôn là câu hỏi đầu tiên của chủ nhân đối với thầy phong thủy. Hướng tốt hay xấu, hướng hợp hay không hợp (mệnh, tuổi chủ nhân) nhiều khi quyết định tới giải pháp quy hoạch – kiến trúc, thậm chí là cả kế hoạch dự án. Có rất nhiều trường hợp chủ nhà quyết định… không xây nữa, đơn giản chỉ vì cuộc đất không hợp hướng (nhà phố thì không thể xoay được).

– Cổng, cửa: cổng và cửa chính là những nơi quan trọng, là bộ mặt của công trình, là lối ra vào thường xuyên, liên quan đến sinh hoạt và tất nhiên là những nơi cần xem xét. Hệ thống cửa (cửa đi, cửa sổ) còn được coi là nơi dẫn khí trong công trình.

Không gian bếp, một trong những nơi được xem xét phong thủy hàng đầu trong quá trình thiết kế.

– Bể ngầm: trong công trình nhà ở gia đình, bình thường và tối thiểu là có một bể ngầm chứa nước sạch và một bể phốt chứa chất thải. Bể nước sạch được coi là yếu tố dẫn tài lộc vào (nước cấp), bể phốt là nơi chứa và xả thải chất bẩn, các yếu tố bất lợi ra khỏi nhà.

– Cầu thang: Vvề cấu trúc không gian, cầu thang được coi là xương sống của ngôi nhà. Ở mặt khác, cầu thang được coi là hình tượng thanh long, lại là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thủy theo dịch học

– Bếp: nằm trong “chuỗi hệ thống” môn – táo – chủ. Không gian bếp và vị trí, hướng bếp nấu rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và cả tín ngưỡng. Bếp là nơi chứa yếu tố “hoả” của ngũ hành. – Phòng ngủ và phòng làm việc: là những không gian được mọi người cho là liên quan tới sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, sự thuận lợi trong công việc, làm ăn; thành đạt trong học tập, công danh sự nghiệp của người sử dụng.

– Phòng thờ, bàn thờ: đây là không gian truyền thống gắn liền với văn hoá, phong tục, tín ngưỡng. Có thể có rất nhiều không gian mà chủ nhà không quan tâm tới vấn đề phong thủy nhưng phòng thờ, bàn thờ nhất thiết phải được xem xét thật kỹ.

Đầu giường tránh có cửa sổ, khoảng trống. Trong trường hợp có mặt thoáng có thể khai thác ánh sáng và thông thoáng từ phía này, nên đẩy cửa sổ sang hai bên.

Những “kiểu” xem xét

Những “kiểu” cần xem xét là những cách thức, thông tin được xem xét và yêu cầu cụ thể đối với những không gian, bộ phận kiến trúc đã nêu ở trên; hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau. Mỗi đối tượng đều có tiêu chí xem xét riêng, cụ thể là:

– Hướng: đối với hướng nhà, hướng cửa, hướng bếp nấu, hướng đặt bàn thờ, giường ngủ…

– Vị trí: cổng, cửa chính, các không gian sử dụng và sinh hoạt (phòng khách, phòng ngủ, bếp nấu, phòng vệ sinh…), các bộ phận công năng và kỹ thuật (cầu thang, bể ngầm, bể mái…) đặt trong tương quan với nhau và với tổng thể công trình.

– Kích thước, số lượng: cửa, bậc thang…

– Hình dáng: mặt bằng công trình, hình thức kiến trúc tổng thể, hình thức mái, các chi tiết trang trí…

– Màu sắc: tổng thể công trình hoặc các bộ phận kiến trúc tuỳ theo từng không gian cụ thể nhằm đạt tới yếu tố đắc lợi, phù hợp mệnh, tuổi chủ nhân (và các thành viên khác trong gia đình) trong quan hệ ngũ hành (tương sinh – tương khắc).

Tủ giày đóng vai trò như một bình phong chắn phía cửa vào không gian phòng ăn và bếp ở phía trong ở một căn hộ chung cư.

Phong thủy và thiết kế – đi tìm tiếng nói chung?

Xem ra, với những vấn đề cần quan tâm và các “kiểu” quan tâm như ở trên thì phong thủy quả thật là một trở ngại lớn với người thiết kế, là sự thách đố với kiến trúc sư – nếu phải giải quyết toàn diện. Gần như mọi ngóc ngách trong ngôi nhà, mọi bộ phận kiến trúc đều có những yêu cầu về phong thủy, thì việc xâu chuỗi dữ kiện để đưa ra một giải pháp khoa học kiến trúc đã là quá khó, nói gì đến sự sáng tạo? Đấy mới là mảnh ghép rời rạc, chưa kể những vô lý và mâu thuẫn giữa phong thủy với… phong thủy, giữa phong thủy với kiến trúc hay các yếu tố xã hội khác. Tất nhiên không phải chủ nhà nào cũng yêu cầu kỹ đến thế, nhưng cũng không ít chủ nhà yêu cầu… kỹ hơn và chính xác hơn – không có chỗ nào là không yêu cầu về phong thủy.

Câu chuyện phong thủy và thiết kế thường là câu chuyện các kiến trúc sư hay phàn nàn, than thở cùng nhau. Có nhiều chuyện thật mà nghe không biết cười hay mếu. Có chuyện “thầy” bắt chủ nhà phải mở cửa chính ở hông nhà chứ không được mở ra ngõ (vì không được hướng), mà nhà mặt tiền có hơn 3m và chỉ có một mặt thoáng ra ngõ; có chuyện thầy bảo phải xây năm tầng, chứ không được xây bốn tầng vì số 4 là xấu (mà nhu cầu và tài chính của chủ nhà chỉ đủ xây bốn tầng); chuyện thầy đặt hoạ đồ bát quái, tính cửu cung và yêu cầu phòng này phải chỗ này, phòng kia phải chỗ kia… mà phòng vệ sinh thì đẩy ra mặt tiền, phòng khách thì sâu tít vào trong; rồi có chuyện thầy bắt tất cả nước thải phải thoát về… đằng sau nhà, mà sau nhà không có cống… Tất cả những chuyện đó nói bao nhiêu cũng không hết.

Người trót đi xem thầy thi luôn mang tâm lý cả nể, sợ sệt, hoang mang. Sợ nhất là bị phán kiểu doạ dẫm: nếu không làm theo thì nào hoạ hại, lục sát, cô quả, tử biệt… toàn là những từ Hán – Việt đọc lên đã thấy ghê rồi. Thế nên ai cũng một điều, hai điều thưa thầy, mong thầy… cứu giúp. Chả biết thầy “cứu giúp” như thế nào nhưng kiến trúc sư thì ngán ngẩm lắc đầu, bó tay!

Đường lượn, một cách tránh cho lối đi từ cổng vào không đâm thẳng vào sảnh.

Đi tìm một tiếng nói chung giữa phong thủy và chuyên môn thiết kế kiến trúc quả là khó! Ở góc độ tâm lý, ai đưa ra ý kiến, quan điểm thế nào đều cố gắng minh chứng là mình đúng; nếu bị thuyết phục hay phủ nhận đồng nghĩa với việc thừa nhận trình độ hạn chế của mình. Để có một tiếng nói chung trên tinh thần tích cực, hoà hợp, người làm phong thủy cần phải hiểu các nguyên tắc khoa học của kiến trúc – xây dựng, các nhu cầu thực tiễn của người sử dụng, kể cả các vấn đề kỹ thuật hay pháp lý xây dựng liên quan, đó mới đích thực là chuyên gia phong thủy chứ không chỉ là “thầy” phong thủy.

Và người làm kiến trúc không thể đặt phong thủy sang một bên mà cũng phải hiểu nó để vận dụng vào kiến trúc. Thực tế là nhiều kiến trúc sư đã phải tìm hiểu, nghiên cứu về phong thủy để hỗ trợ tốt trong công việc chuyên môn thiết kế của mình. Khi đó, phong thủy và kiến trúc sẽ được giải quyết hợp lý, khéo léo chứ không phải là sự chắp vá, khiên cưỡng. Cũng có rất nhiều trường hợp, từ những yêu cầu về phong thủy, kiến trúc sư đã đề ra được những giải pháp, ý tưởng kiến trúc hay, sáng tạo. Trường hợp này lại là một thuận lợi trong quá trình tư vấn, thiết kế đối với chủ nhà.

Về mặt khoa học mà nói, không ai, không kiến trúc sư nào dám khẳng định phong thủy là vô lý, vô căn cứ. Về mặt xã hội thì ai cũng có một niềm tin, một tín ngưỡng của riêng mình ở mức độ nào đó. Và nhu cầu phong thủy trên thực tế cũng là mơ ước chính đáng về những điều tốt lành, cuộc sống tốt lành mà thôi, không phải là xấu. Cái chính là thái độ ứng xử của mỗi người, mỗi thành phần tham gia trong câu chuyện xây nhà, dựng cửa.

Thái độ ứng xử

Câu chuyện nhu cầu thực tế về phong thủy, và những vấn đề liên quan tới thiết kế nêu trên, đã dẫn tới nhiều cách ứng xử khác nhau. Có thầy phong thủy yêu cầu nhiều, bị chủ nhà phản đối (với sự tư vấn của kiến trúc sư) đã phải xuống nước, giảm đi những yêu cầu (bị cho là) không cần thiết hoặc vô lý. Có chủ nhà xem thầy này, thấy không ổn với nhu cầu về kiến trúc, lại chuyển sang xem thầy khác (tất nhiên là để tìm kết quả khác như ý), hoặc đổi kiến trúc sư sao cho đáp ứng được yêu cầu của mình về thiết kế trên cơ sở phong thủy.

Bình phong trong một nhà phố hiện đại, ngăn cách khoảng không gian liên thông giữa nhà sảnh để xe, vườn và trong nhà.

Chuyện phong thủy và thiết kế nhiều khi còn gây ra xung đột trong gia đình, bởi có người tin, người không tin; người chấp nhận bất hợp lý về kiến trúc để đạt yêu cầu phong thủy, người lại không chấp nhận.

Về phía kiến trúc sư thì đa dạng hơn nữa…

+ Có người cực đoan, kiên quyết nói không với phong thủy, không nhận thiết kế cho những khách hàng có yêu cầu về phong thủy, đó là những kiến trúc sư có “level” thấp.
+ Có kiến trúc sư lại chiều khách tới bến, yêu cầu thế nào cũng vẽ được (bất luận kết quả thiết kế về chuyên môn ra làm sao), đó là những kiến trúc sư không có tự trọng.
+ Có người thì mềm mỏng và khéo léo, chấp nhận những gì có lý (và có thể giải quyết được) và từ chối những gì vô lý gây ảnh hưởng tới công năng và thẩm mỹ kiến trúc, đó là những kiến trúc sư giỏi nghề.
+ Lại có người đưa ra nguyên tắc với khách hàng là: xem phong thủy kỹ đi, xem cho hết, khi đã triển khai thiết kế là không có sửa đổi nữa, đó là những kiến trúc sư thiếu trách nhiệm.
+ Lại cũng có người giành quyền chủ động ngay từ đầu (với vốn hiểu biết về phong thủy nhất định) tạo được niềm tin nơi khách hàng, và chủ động biến tấu để giải quyết vấn đề phong thủy và thiết kế song song, sao cho không “đá” nhau, đó là những kiến trúc sư ôm đồm…

Một vài trong những thái độ và cách làm trên thể hiện tính thụ động, không chuyên nghiệp và không đi đúng bản chất vấn đề, mang tính đối phó nhiều hơn. Thầy phong thủy, giỏi đến mấy, lên đến cấp độ chuyên gia phong thủy, chắc chắn cũng không thể thiết kế kiến trúc như kiến trúc sư. Và số kiến trúc sư am hiểu sâu sắc về phong thủy, giải quyết được phong thủy và thiết kế nhuần nhuyễn chắc là không nhiều, nếu không muốn nói là cực hiếm.

Nhu cầu về phong thủy thì có thật và rất lớn, điều đó ai cũng rõ. Nhưng mọi người, nhất là kiến trúc sư – với vai trò tư vấn, phản biện và định hướng xã hội, cần phải hiểu rằng: phong thủy là khoa học – nghệ thuật tổ chức không gian cư trú phù hợp môi trường tự nhiên và xã hội, nhằm đạt tới sự an lành và bền vững. Rất nhiều những yếu tố phong thủy tương đồng, quan hệ chặt chẽ với vấn đề khí hậu và vật lý kiến trúc, văn hoá và tâm sinh lý con người..

(Source: Phong Thủy Học tổng hợp)

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Tuyệt lạ những hộp cơm trưa của trẻ em Nhật

Trẻ em mang cơm hộp đến trường là hiện tượng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, những hộp cơm trưa do các bà mẹ Nhật Bản chuẩn bị cho con đến trường đong đầy yêu thương và kỳ công đến kinh ngạc.

Trong văn hóa ẩm thực Nhật, hình thức của món ăn được coi trọng hàng đầu. Văn hóa này thấm sang cả những hộp cơm trưa (bento) mà người Nhật mang theo mỗi ngày.

Với những hộp cơm dành cho trẻ mang đến trường, các bà mẹ Nhật còn cầu kỳ hơn nữa, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn với trẻ em. Thậm chí có bà mẹ mất hai giờ đồng hồ cho việc trang trí.

Dưới đây là những hình ảnh hộp cơm của trẻ em được làm bằng cả tấm lòng yêu thương của người mẹ Nhật dành cho con cái, đa dạng từ hình ảnh các con vật dễ thương đến hình ảnh người nổi tiếng. Nguyên liệu sáng tạo từ những thực phẩm hàng ngày như cơm, rong biển, các loại rau và trứng luộc.




























  • Hương Giang (Tổng hợp từ BBC, New York Time, cutestfood.com)
  • nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/72864/tuyet-la-nhung-hop-com-trua-cua-tre-em-nhat.html

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

DL qua ảnh: Bình Ba- chợ cá




Ảnh: Tỷ Lệ Vàng
Buổi họp chợ diễn ra mỗi ngày, từ 4-5 giờ sáng...rất nhộn nhịp và thú vị.

DL qua ảnh: Bình Ba- yên bình




Vượt sóng gió ra đảo Bình Ba
Vào thời điểm này trong năm, biển dậy sóng, từng đợt gió bấc thổi mạnh nên thuyền đi từ đất liền ra đảo hơi chao đảo song vẫn khá an toàn.
Gọi là Bình Ba vì đây chính là hòn đảo chắn sóng, giữ sự bình yên cho vịnh Cam Ranh. Theo người lớn tuổi đã có thâm niên sống ở Bình Ba (Cam Bình, Cam Ranh, Khánh Hòa), đảo này đã có người sống từ thời vua Gia Long. Nhưng mãi đến sau những năm 1975 thì cư dân trên đảo mới bắt đầu tấp nập. Mọi người đổ xô nhau lên đảo để làm ăn và đánh bắt.
Mỗi ngày, du khách có thể đến đảo Bình Ba từ cảng cá Ba Ngòi vào lúc 10 giờ sáng và 2 giờ chiều. Thời gian từ Ba Ngòi đến Bình Ba mất khoảng 2 tiếng. Trước khi đến đảo, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt hảo của thiên nhiên với những bãi biển xanh trong vắt, bãi cát trắng trải dài, màu xanh của cây cỏ chen lẫn màu của đá, không gian tĩnh lặng...
Lên đảo còn thú vị hơn. Nếu bãi Nồm, bãi Nhà Cũ của đảo Bình Ba chỉ đẹp như tranh thì tại bãi Chướng có hai dòng nước nóng lạnh. Đứng ở điểm này sẽ bắt gặp dòng nước lạnh, nhưng chỉ cần nhích vài bước chân thì sẽ cảm nhận dòng nước ấm đang chảy qua.
Đến đây, người thích mạo hiểm, có thể men theo sườn núi khám phá các di tích đã hoang phế như ụ đại pháo, lô cốt phòng thủ… Người thích thiên nhiên thì đi dọc theo bãi biển ngắm những vỏ ốc ngũ sắc tuyệt đẹp, những khối đá nhấp nhô dưới ghềnh, những vách đá dựng đứng cùng một số hang động gợi trí tò mò.
Thú vị nhất khi đến Bình Ba là câu cá cùng sự hiếu khách của người dân nơi đây. Bất cứ lúc nào, hay lang thang khu vực nào của đảo, bạn đều nhận được lời mời đến bè cá tôm hay đến nhà để thưởng thức các món hải sản. Có lẽ cuộc sống ngư phủ khiến con người nơi đây phóng khoáng, hiếu khách.
Ở đảo không có quán ăn hay dịch vụ phòng nghỉ nên du khách cần mang theo hành trang khi dã ngoại. Bạn có thể thoải mái nhóm một đống lửa rồi nghỉ qua đêm ngoài trời tại bãi Nồm hay có thể nghỉ nhờ qua đêm ở nhà dân.
Linh San
Theo Bưu điện Việt Nam
nguồn: http://www.zing.vn/news/choi-vui/vuot-song-gio-ra-dao-binh-ba/a101800.html

DL qua ảnh: Bình Ba- muôn màu tam cấp




Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Những trang bìa nude nóng bỏng

Cùng ngắm hàng loạt những tên tuổi nổi tiếng trong làng giải trí thế giới từng nude trên trang bìa các tạp chí.


 Christina Aguilera dons her birthday suit for the July issue of W Magazine.
Ca sĩ Christina Aguilera

 Kim Kardashian's outfits often leave little to the imagination. And now it'll be even easier to picture the bosomy reality star naked: she appears nude in upcoming November issue.Okay, so she's not totally naked. Though Kardashian's clearly in her birthday suit, there's (in)convenient text over her key areas on the mag's cover. And inside the issue, she's covered in silver body paint from the shoulders down. Still, the images are far from being PG-13.W, which calls Kardashian the 'Queen of Reality TV,' selected the bombshell to be featured in its third annual 'art issue' along with Pee-wee Herman and Johnny Knoxville, among others.
Cô nàng "siêu vòng 3" Kim Kardashian

 Don't know who Kelly Brook is? Well, you do now. The British bombshell, who stars in the upcoming thriller 'Piranha 3D,' has embarked on her self-described 'naked month,' stripping down for not one, but two magazine covers, including this Love magazine spread . She also has an underwater nude scene in 'Piranha 3D.'
Người mẫu Kelly Brook

 Victoria's Secret model Adriana Lima is no stranger to stripping down for sexy photo shoots -so it was no surprise when the Brazilian bombshell took it even further by baring it all for V Magazine' 'Sexy Body Issue,' which hit stands July 8.But Lima wasn't the only one showing off her killer curves for V. The issue has four other covers ...
Thiên thần Victoria's Secret Adriana Lima

 Australian model Miranda Kerr graces the 'green issue' of Rolling Stone wearing nothing but her birthday suit. Why, you might ask? Well, to save the koalas, naturally. PETA would be so proud!
Miranda Kerr

 Stunner Natalia Vodianova graces the cover of British Vogue's June issue in the buff, naturally, touting her slimming secret -- babies! She reportedly tells the magazine that early in her modeling career she had trouble landing gigs, until she had her first kid at 19. 'I guess the stress on the body was extreme and I suddenly just turned into this stick,' Vodianova said. Er, good for you.
Siêu mẫu Natalia Vodinanova

 Newlywed Gisele Bunchen may bare her million-dollar body for the May cover of Vanity Fair magazine, but the Brazlian beauty is offically off limits.
Gisele Bundchen

 Heidi Klum bares more than her soul in the March issue of GQ Germany.
Heidi Klum

 As evidenced by her turn on the January 2009 cover of GQ, Jennifer Aniston has used this particular publicity strategy before.
Jennifer Aniston

 Ms. Aniston's nemesis Angelina Jolie hasn't shied away from the spotlight either. She appeared barely covered on the June 2007 cover of Esquire.
Angelina Jolie


Lindsay Lohan


Britney Spears

Jennifer Lopez - Stuff Magazine [United States] (September 2001)
Jennifer Lopez


Eva Mendes

 Actress Jessica Alba on the March 2005 cover of GQ.
Jessica Alba

 Actress Megan Fox on the October 2008 cover of Maxim.
Megan Fox


Paris Hilton


Hai kiều nữ Hollywood Scarlette Johansson và Keira Knightley chụp cùng nhà tạo mẫu Tom Ford.

ngoisao.vn