Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Di sản Sài Gòn: Lăng Ông- ảnh TLV




Lăng Lê Văn Duyệt một di tích kiến trúc nghệ thuật

Lê văn Duyệt sinh năm 1763 tại tổng Long Hưng, tỉnh Định Tường, nay là huyện Cái Bè (Tiền Giang).


Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã trở thành huyền thoại pha trộn giữa ảo và thực. Tả quân Lê Văn Duyệt theo phò Nguyễn Anh từ những năm còn bôn ba chạy trốn quân Tây Sơn. Được phong nhiều chức tước, có quyền sinh, quyền sát, trong tay. Từng hai lần làm Tổng trấn thành Gia Định (lần thứ nhất 1813-1816, lần thứ hai 1820-1832), và cũng là vị tổng trấn cuối cùng thành Gia Định. Ông có khả năng về quân sự lẫn chính trị, ngoại giao, là một vị quan thanh liêm, cương trực. Dưới thời ông làm tổng chính trị, ngoại giao, đất Gia Định thái bình, dân chúng yên ổn làm ăn, kinh tế phát đạt. Đặc biệt ông có nhiều ưu đãi cho Hoa kiều nhập cư, làm ăn buôn bán...

Lê Văn Duyệt mất ngày 30-7 âm lịch, năm Nhâm Thìn (20-8-1832), tại Gia Định, hưởng dương 69 tuổi, mộ được đặt tại làng Bình Hoà (Gia Định). Năm 1835, do tư hiềm cũ và nhân cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê Văn Duyệt), vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng ngôi mộ, dựng bia đá lên trên có khắc tám chữ: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Mộ bị cuốc phẳng, xiềng xích sắt. Năm 1841, Thiệu Trị lên ngôi vua, cho xoá bỏ xiềng xích, đắp lại mộ. Đến đời vua Tự Đức, mộ được xây lại, đồng thời miếu thờ cũng được xây cất.

Ngày nay, khu lăng mộ toạ lạc tại số 126 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), trên một gò đất cao hình lưng rùa. Khuôn viên lăng hiện nay còn lại 18.500m2, được giới hạn bên ngoài bằng bức tường có chu vi 500m, cao 1,2m. Bức tường được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng. Cổng tam quan được đặt ở hướng nam, trên cổng được đắp nổi hàng đại tự bằng chữ Hán: “Thượng công linh miếu”. Cổng tam quan của lăng có lúc đã từng được chọn là biểu tượng của vùng đất Sài Gòn-Gia Định xưa.

Lăng mộ và miếu thờ Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng trên một trục chính từ cổng tam quan vào, Nhà bia-Lăng mộ-Linh miếu. Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung ca tụng công đức của ông đối với triều đình và nhân dân.

Phần mộ gồm hai ngôi: Tả quân và phu nhân Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp lên bệ hình chữ nhật. Phía trước có một sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong hình chữ nhật.

Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng là đến khu vực linh miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt tín gưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt. Bố cục của linh miếu gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân thiên tỉnh. Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy đông lang và tây lang.

Hơn một thế kỉ qua, lăng miếu Lê Văn Duyệt đã được xây dựng và hoàn thiện như ngày nay. Đây là một công trình kiến trúc thể hiện tài năng và quá trình sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Công trình còn thể hiện những ý niệm của Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo đã được Việt hoá một cách chọn lọc. Chính vì những giá trị lịch sử và nghệ thuật đó mà lăng Lê Văn Duyệt được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật (ngày 16-11-1988).

Từ khi mất, trong dân gian đã xem ông như một vị thần. Vì việc thờ cúng và tế lễ tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần. Lễ giỗ Lê Văn Duyệt được tổ chức tại lăng ông vào các ngày 29 và 30 -7 và mồng 1-8 âm lịch hằng năm. Trong lễ giỗ, ngoài phần lễ bái theo nghi thức cổ truyền Nam Bộ, còn tổ chức xây chầu hát bội. Nơi trình diễn là sân khấu được dựng ngay trong gian tiền điện, diễn xướng với nhiều nhân vật, nhiều tích trò... Đây là một lễ hội lớn của đất Gia Định xưa và Nam Bộ ngày nay. Người đến chiêm bái còn có tục “xin xăm” với hi vọng tìm một lời giải đáp về sự may mắn tránh rủi ro về gia đạo, nhân duyên, cầu tài, cầu phúc, cầu lộc... Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch. Đây chính là hội xuân có lễ dâng hương cầu chúc năm mới. Nhân dân quanh vùng về đây rất đông để vui chơi, cầu phúc và nhớ ơn công đức của Tả quân Lê Văn Duyệt.

Võ Thanh Phụng
nguồn: http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=22&ID=1570

24 nhận xét:

Tuong Vu nói...

Rất nghệ thuật, anh TLV ui!!

Tuong Vu nói...

Nice pic!!

Tuong Vu nói...

Dấu thời gian??

Ty Le Vang nói...

cám ơn đồng chí vktuong :-). hôm nào nhậu hén hihi

Tuong Vu nói...

Hai người mẫu đẹp!! :)

Tuong Vu nói...

Coi cái gì mà chăm chú dzậy ta??

Tuong Vu nói...

Người mẫu này thấy quen quen, hihi :) :)

Ty Le Vang nói...

cái này gọi là bon chen chui vào ngồi ké mà k biết ngồi làm gì hehehe

eternity . nói...

nhiếp ảnh gia này sướng nha, lúc nào cũng có sẳn ngưòi mẫu để chụp, mà ko cần trả thù lao

eternity . nói...

nhưng tất cả đều nhìn về 1 hướng. Nghi là đang coi quánh lộn

eternity . nói...

Nhớ quá,hồi xưa 1 thời lê la ở đây

Ty Le Vang nói...

ờ ờ :-)

Ty Le Vang nói...

ham chơi từ dạo ấy à? kinh khủng khiếp thê

Ty Le Vang nói...

chắc coi chim

Ty Le Vang nói...

4/7 mấy đứa bên mỹ họp mặt hoành tráng, tổ chưa xuyên lục địa kìa...e tham gia đi

eternity . nói...

"ờ ờ..." cho qua hả

eternity . nói...

mấy đứa đó là ai?

Ty Le Vang nói...

chớ sao?

eternity . nói...

người ta đi học

Ty Le Vang nói...

hưng pn, phụng n1, nga a6....làm nồng cốt

eternity . nói...

ko quen, ko care hehe

Ty Le Vang nói...

trớt quớt thiệt hehehe

eternity . nói...

hì hì

Ty Le Vang nói...

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_Duy%E1%BB%87t