Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011
Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011
Kinh doanh: Cho thuê (hoặc hợp tác) đất ở hoặc làm trang trại
Vị trí: Mặt tiền đường Bàu Lách, thửa 501, xã Phạm Văn Cội, Củ Chi.
Cách khu Công nghệ cao thứ 2 - chuyên về sinh học, thực vật, đang làm hạ tầng (khu 1 ngay Suối Tiên, q.9) - và làng văn hóa các dân tộc ở Củ Chi 2-3 km.
Diện tích: 2267m2 đất trồng cây lâu năm + 300m2 thổ cư.
(rộng 30m- dài 86m- lộ giới dự kiến 23m).
Mục đích: cho thuê để ở hoặc làm trang trại.
Liên hệ: A.Châu - 0913 911 881.
Ghi chú thêm:
1- Hình chụp khu công nghệ cao 2009- bây giờ hoàn chỉnh nhiều rồi.
2- Đất gò- không cần san lấp, thích hợp vào kinh doanh ngay.
3- Rất thích hợp làm vườn ươm, trồng nấm,...
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
110127- Ngắm Sài Gòn tuyệt đẹp từ trên cao
Bạn Nguyễn Thế Dương đã thực hiện những tấm ảnh toàn cảnh (panorama) về khung cảnh đường phố Sài Gòn nhìn từ mười tòa cao ốc trong thành phố.
>> Sài Gòn qua mắt người nước ngoài
"Từ trên cao, quang cảnh đô thị Sài Gòn ngày càng thay da đổi thịt ở giai đoạn phát triển chóng mặt nhất từ trước đến giờ. Có thể nói đây là sự chuyển mình và vùng vẫy của đất nước Việt Nam, một con rồng châu Á không xa.
Chùm ảnh này nằm trong dự án I-LOVE-SAIGON, nhằm quảng bá tới du khách trong và ngoài nước về một Sài Gòn đang phát triển nhanh chóng. Cũng qua đây, mọi người sẽ thấy yêu Sài Gòn hơn và cùng nhau xây dựng thành phố ngày càng hiện đại và tươi đẹp hơn thế nữa", bạn Thế Dương chia sẻ.
Ảnh chụp từ Sailing Tower, quận 1. |
Sài Gòn nhìn từ Diamond Island, quận 2. |
Đường phố nhìn từ Đại học Luật, quận 4. |
Ảnh chụp từ Vincom Center, quận 1. |
Ảnh chụp từ Vincom Center, quận 1. |
Đường phố nhìn từ Kenton, quận 7. |
Ảnh chụp từ Havana, quận 1. |
Ảnh chụp từ Havana, quận 1. |
Dòng sông nhìn từ tầng 50 Bitexco Financial Tower, quận 1. |
Khung cảnh nhìn từ tầng 50 Bitexco Financial Tower, quận 1. |
Ảnh chụp từ tầng 45 Bitexco Financial Tower, quận 1. |
Sài Gòn đêm nhìn từ Saigon Pearl, quận 1. |
Ảnh chụp từ chung cư H3, quận 4. |
Ảnh chụp từ Diamond Plaza, quận 1. |
Chụp từ Thủ Thiêm, quận 2. |
Chụp từ Thủ Thiêm, quận 2. |
Ảnh chụp từ Vincom Center, Quận 1. |
Nguyễn Thế Dương
nguồn: http://ngoisao.net/news/choi-gi/2011/01/160559-ngam-sai-gon-tuyet-dep-tu-tren-cao/
Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011
bộ sưu tập của TLV: bài "River of Wisdom"
River of Wisdom, a giant painting, which depicts many cultural aspects demonstrating the wisdom of Chinese in ancient times. The animated version of it created by modern multimedia technology, which is the star in Chinese Pavilion of Shanghai World Expo 2010, will be exhibiting in AsiaWorld-Expo from 9th to 29th Nov 2010. I guess this could be a great opportunity for those who haven’t been to the Chinese Pavilion of Shanghai World Expo 2010. For more infomation, please check out their website.
link: http://www.allabouthongkong.com/?p=195
Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011
110124- Chiêm ngưỡng những biệt thự hướng biển đẹp nhất thế giới
110124- Khai trương nhà hàng trên “nóc nhà” thế giới
“At.mosphere” có thể phục vụ tới 210 khách. Thực khách chỉ mất 57 giây đi thang máy siêu tốc để lên tới nhà hàng.
Thực đơn tại nhà hàng là các món ăn nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, giá các món ăn tại đây không rẻ chút nào, chẳng hạn như món tôm hùm vùng Maine (Mỹ) có giá 160USD trong khi 150g thịt bò Kobe của Nhật Bản có giá 120USD.
Các khách hàng phải đặt chỗ trước vì nhà hàng dự kiến thu hút rất đông thực khách.
“Chúng tôi muốn thực khách có một trải nghiệm đặc biệt tại nhà hàng để họ muốn quay trở lại lần sau”, Marc Dardenne, giám đốc điều hành tập đoàn Emaar Hospitality, hãng quản lý nhà hàng “At.mosphere”, nói.
Ông Dardenne cũng hi vọng thu hút các khách du lịch giàu có và doanh nhân từ Trung tâm tài chính quốc tế Dubai gần đó.
“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều đề nghị đặt chỗ, đặc biệt là cho phòng ăn riêng biệt dành cho 12 người, nơi sự riêng tư được đảm bảo tối đa”, Christina Sang, giám đốc tổ chức các sự kiện tại nhà hàng, cho biết thêm.
Kỷ lục nhà hàng cao nhất thế giới trước đó thuộc về quán bar CN Tower tại Toronto, Canada, nằm ở độ cao 346m.
Toà nhà chọc trời Burj Khalifa trong lễ khai trương nhà hàng “At.mosphere”.
Một đầu bếp với các món ăn.
110123- Văn hóa giao thông
Hà Nội có mật độ dân số cao gấp 7 lần cả nước với 6,5 triệu dân, song có tới trên 3,5 triệu xe máy, 350.000 ôtô và 1 triệu chiếc xe đạp, trong khi đó quỹ đất dành cho giao thông chỉ đạt 5-7% (tiêu chuẩn là 20 – 25%). Chừng đó con số thôi đủ hiểu vấn nạn giao thông thủ đô nan giải tới mức nào.
Tuy nhiên, những nguyên nhân trên chưa đủ làm nên bức tranh lạ về giao thông Hà Nội mà nhiều du khách nước ngoài lần đầu tiên trong đời được chiêm ngưỡng. Có một phần không nhỏ tạo nên những gam màu lạ đó chính là ý thức chấp hành luật lệ, là văn hóa khi tham gia giao thông trong mỗi chúng ta.
Nữ nhà báo Nadine người Đức nhận xét trong bài “Vũ điệu giao thông Hà Nội” rằng, “đèn giao thông và vạch sang đường cho người đi bộ ở đây dường như không có tác dụng” và mỗi lần sang đường với cô là “một trải nghiệm sống còn”, nhiều lần cô đã bị kẹt cứng giữa những làn xe lao vun vút, đi tiếp cũng không được mà quay lại cũng không xong.
Trong khi đó, ở thủ đô Berlin (Đức), tôi đã từng hơn một lần vô ý thò chân xuống đường trong lúc đèn xanh dành cho người đi bộ chưa kịp bật, ngay lập tức những chiếc xe hơi từ tốn dừng lại kèm theo một cử chỉ mời sang đường rất lịch sự của người lái. Dù đường phố nước bạn có thời điểm vắng ngắt không chiếc xe nào chạy qua, tuyết rơi trắng xóa lạnh tái tê, nhưng những người đi bộ vẫn nhẫn nại chờ tín hiệu đèn xanh để qua đường.
Có cảm giác chúng ta tham gia giao thông ai cũng vội vàng, dù thực ra nhiều người chưa chắc đã vội. Văn hóa kiên trì, nhẫn nại và tuyệt đối tuân thủ luật lệ giao thông dường như vẫn chưa hiện diện trong mỗi chúng ta ? Còn nhớ cách đây dăm năm, vị Giáo sư Seymour Papert nổi tiếng người Mỹ (Viện Công nghệ Massachusetts) đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu khi băng qua đường phố Hà Nội, ông bị xe máy đâm.
Thật trớ trêu, trước đó, khi quan sát giao thông Hà Nội, chính ông đã tìm thấy một thí dụ sinh động minh họa cho lý thuyết “hành vi hợp trội” - đám đông tự kiểm soát không cần luật lệ - của mình. Sau tai nạn đáng tiếc kể trên, Hà Nội đã xuất hiện nhiều cây cầu vượt dành cho người đi bộ.
Song chừng đó thôi chưa đủ, bởi không phải bất cứ chỗ nào cũng có cầu vượt. Băng qua đường vẫn là nỗi hãi hùng không chỉ đối với người nước ngoài mà ngay cả với không ít người Việt. Trước khi Hà Nội có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, cần từng bước xây dựng một văn hóa giao thông văn minh, lịch sự. Bằng không, những gam màu lạ vẫn cứ xuất hiện trên nền bức tranh giao thông toàn phương tiện hiện đại.
TheoViệt Hùng
BáoTiền Phong
nguồn: http://dantri.com.vn/c202/s202-453111/van-hoa-giao-thong.htm
110123- Khoán phạt vi phạm giao thông: Sự bất lực của cơ quan quản lý
Điều suy luận này không hẳn không có lý, bởi nếu trong trường hợp người dân chấp hành đúng luật giao thông, không có vi phạm hoặc ít trường hợp vi phạm hơn “mức khoán” thì cảnh sát giao thông lấy đâu mà phạt? Liệu rồi những cảnh sát giao thông có bí quá mà bắt phạt cả những trường hợp lẽ ra chỉ cần “nhắc nhở”? Hoặc như một số người vẫn nói, cảnh sát giao thông không bắt thì thôi, chứ kể cả “bỗng dưng” thích lên mà kiểm tra thì kiểu gì chả tìm thấy lỗi!
Những người theo trường phái này phân tích: Nhiệm vụ chính của cảnh sát giao thông là ngăn chặn hành vi vi phạm luật, nhắc nhở để người dân hiểu mà tham gia giao thông đúng luật. Tuy nhiên, vì quy định “khoán phạt” này, cảnh sát giao thông ở những điểm ít xảy ra tình trạng vi phạm sẽ cố tình bỏ qua qui định về vị trí đứng tại các chốt, điểm và sẵn sàng “núp bụi rậm” như người dân vẫn nói vui để dễ bề bắt phạt.
Ngoài ra, cũng có thể kể đến việc cảnh sát giao thông sẽ tùy tiện “tuýt còi” dừng người đang tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ, “ăn may” gặp những trường hợp sơ suất để phạt. Điều này sẽ gây phiền hà không ít đến những người nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.
So sánh giữa thực tế vi phạm với số tiền mà cảnh sát giao thông phạt được mang về nộp chắc chắn phải có một sự chênh lệch đáng kể nào đó khiến cho các nhà lãnh đạo ngành này bất đắc dĩ phải nghĩ ra cái kiểu giao “khoán” như thế. “Chỉ nhìn lướt qua trên đường phố cũng đủ thấy tình trạng vi phạm giao thông diễn ra rất phổ biến nên các mức “khoán” này sẽ chẳng thể làm khó cảnh sát giao thông. Có chăng là số tiền “cho vào túi” sẽ ít đi còn số tiền nộp về sẽ tăng thêm - một người dân nói.
Một khảo sát không chính thức cho rằng, trên 50% số người vi phạm giao thông sẵn sàng “đút lót” cho cảnh sát giao thông để được tha. Lý do là bởi số tiền “đút lót” có thể không nhỏ hơn số tiền đáng ra phải nộp, nhưng nó giúp họ tránh được phiền hà như giữ giấy tờ, giữ xe, giải quyết được vấn đề "thời gian"…
Cũng có người lý giải rằng, có thể có những cảnh sát giao thông không ăn hối lộ, nhưng lại mắc “bệnh” lười, ăn lương nhà nước nhưng chỉ thích đứng chơi trong bóng mát, chuyện phiếm với cánh xe ôm hay “buôn” điện thoại mà bỏ qua các vi phạm khiến cho tình hình tai nạn cũng như ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng.
Theo lý giải của lãnh đạo phòng cảnh sát giao thông Hà Nội thì quy định này đưa ra để nhằm "khuyến khích cảnh sát làm tốt nhiệm vụ". Điều này bao hàm rất nhiều ý nghĩa, tuy nhiên, cũng như thực tế về việc cảnh sát giao thông hóa trang mới được thực hiện gần đây tại Hà Nội, xét cho cùng, dù là vì lý do gì thì việc giao “khoán” này cũng thể hiện một sự bất lực trong công tác quản lý của lãnh đạo cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội.
Ý kiến của bạn về vấn đề "Khoán phạt vi phạm giao thông" này như thế nào?
Theo Tuệ Khanh
Báo VnMedia