Hà Nội có mật độ dân số cao gấp 7 lần cả nước với 6,5 triệu dân, song có tới trên 3,5 triệu xe máy, 350.000 ôtô và 1 triệu chiếc xe đạp, trong khi đó quỹ đất dành cho giao thông chỉ đạt 5-7% (tiêu chuẩn là 20 – 25%). Chừng đó con số thôi đủ hiểu vấn nạn giao thông thủ đô nan giải tới mức nào.
Tuy nhiên, những nguyên nhân trên chưa đủ làm nên bức tranh lạ về giao thông Hà Nội mà nhiều du khách nước ngoài lần đầu tiên trong đời được chiêm ngưỡng. Có một phần không nhỏ tạo nên những gam màu lạ đó chính là ý thức chấp hành luật lệ, là văn hóa khi tham gia giao thông trong mỗi chúng ta.
Nữ nhà báo Nadine người Đức nhận xét trong bài “Vũ điệu giao thông Hà Nội” rằng, “đèn giao thông và vạch sang đường cho người đi bộ ở đây dường như không có tác dụng” và mỗi lần sang đường với cô là “một trải nghiệm sống còn”, nhiều lần cô đã bị kẹt cứng giữa những làn xe lao vun vút, đi tiếp cũng không được mà quay lại cũng không xong.
Trong khi đó, ở thủ đô Berlin (Đức), tôi đã từng hơn một lần vô ý thò chân xuống đường trong lúc đèn xanh dành cho người đi bộ chưa kịp bật, ngay lập tức những chiếc xe hơi từ tốn dừng lại kèm theo một cử chỉ mời sang đường rất lịch sự của người lái. Dù đường phố nước bạn có thời điểm vắng ngắt không chiếc xe nào chạy qua, tuyết rơi trắng xóa lạnh tái tê, nhưng những người đi bộ vẫn nhẫn nại chờ tín hiệu đèn xanh để qua đường.
Có cảm giác chúng ta tham gia giao thông ai cũng vội vàng, dù thực ra nhiều người chưa chắc đã vội. Văn hóa kiên trì, nhẫn nại và tuyệt đối tuân thủ luật lệ giao thông dường như vẫn chưa hiện diện trong mỗi chúng ta ? Còn nhớ cách đây dăm năm, vị Giáo sư Seymour Papert nổi tiếng người Mỹ (Viện Công nghệ Massachusetts) đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu khi băng qua đường phố Hà Nội, ông bị xe máy đâm.
Thật trớ trêu, trước đó, khi quan sát giao thông Hà Nội, chính ông đã tìm thấy một thí dụ sinh động minh họa cho lý thuyết “hành vi hợp trội” - đám đông tự kiểm soát không cần luật lệ - của mình. Sau tai nạn đáng tiếc kể trên, Hà Nội đã xuất hiện nhiều cây cầu vượt dành cho người đi bộ.
Song chừng đó thôi chưa đủ, bởi không phải bất cứ chỗ nào cũng có cầu vượt. Băng qua đường vẫn là nỗi hãi hùng không chỉ đối với người nước ngoài mà ngay cả với không ít người Việt. Trước khi Hà Nội có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, cần từng bước xây dựng một văn hóa giao thông văn minh, lịch sự. Bằng không, những gam màu lạ vẫn cứ xuất hiện trên nền bức tranh giao thông toàn phương tiện hiện đại.
TheoViệt Hùng
BáoTiền Phong
nguồn: http://dantri.com.vn/c202/s202-453111/van-hoa-giao-thong.htm
20 nhận xét:
Em thấy văn hóa giao thông ở tphcm cũng chẳng khá hơn Hà Nội, còn kẹt xe thì cứ giờ tan tầm 17h30 đường Lê Duẩn còn kẹt nữa là.
nhìn vào giao thông, ta có thể biết được trật tự xã hội của 1 quốc gia thế nào...haizzz
Dân Nhật thì dù là ban đêm, dù chẳng có một chiếc xe nào, chẳng có một ai ngay tại ngã tư, nhưng đèn tín hiệu giao thông là đỏ thì họ cũng dừng lại và chờ cho đến khi chuyển sang đèn xanh mới tiếp tục đi. Thêm nữa, người Nhật không bóp kèn inh ỏi khi lái xe như dân Việt mình và đường phố không thấy bóng dáng chú cảnh sát giao thông nào. Thỉnh thoảng mới có một hai chiếc xe đi tuần tra mà thôi. THT nghĩ tất cả đều bắt đầu từ Ý THỨC!!!
Ý thức ít nhiều fụ thuộc vào kinh tế, nên những nước giàu đa fần ý thức người dân rất cao, còn nước nghèo nàn như VN mình ý thức kém là điều hiển nhiên :)
LÒNG TỰ TRỌNG được giáo dục tốt thì người dân làm được chuyện lớn hơn thế này nhiều...
parkson- vincom toàn dân có tiền vào- nhưng vẫn bát nháo...
Parkson em ko biết nhưng VINCOM thì em biết rất rõ; đa phần khách vào VINCOM tham quan hoặc mua sắm hầu hết là dân Châu Á như: Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan (TQ), Việt Kiều & Việt Nam chiếm đa số ^^ ; khách Mỹ hoặc Châu Âu thực chất ko nhiều = khách Châu Á; đa phần khách Châu Âu tụ tập ở khu B2, B3 (tầng hầm ăn uống) là nhiều; nên sự bát nháo mà anh nói là do ý thức dân Châu Á chưa cao mà thui :)
em là tổ trưởng tổ dân phố trong vincom sao biết rành vậy? :-)
Em có pà con xa mở shop trong VINCOM nên lúc trước em là nhân viên bán hàng ở trỏng nên cũng la cà trong VINCOM mòn hết lối đi, mòn hết thang cuốn & thang máy; nên cũng biết khá nhiều chiện bí mật trong VINCOM. :)
tưởng em có shop trong đó chứ
Em có shop trong đó thì đâu fải đi làm thuê cho người ta suốt, hỏng giàu như anh có cty riêng chắc mỗi tháng nằm ngửa mặt đếm tiền mỏi tay heng; nhà em nghèo rớt mùng tơi nên em chưa tự nui nổi bản thân mình nữa là :(
dân kỹ thuật ra làm kd thông thường k giàu. đó chỉ là cách thỏa chí những đam mê của họ thôi.
a cũng thế.
thoải mái là cái sướng nhất của a chứ làm kd cũng nhức đầu nhiều thứ mà
Kd nhìn bề ngoài ai cũng nghĩ dễ nhưng thực chất đúng là nhức đầu, cũng như cái shop trong VINCOM hồi em làm, khách nườm nượp ai cũng nghĩ chắc lời khẩm nhưng thực tế trừ tiền thuê mặt bằng, tiền điện, tiền hoa hồng, tiền lương nhân viên rùi các chi fí fát sinh khác thì chỉ lời chút chút, thậm chí có tháng lỗ ko đủ tiền trả tiền thuê mặt bằng. Nhưng anh kd ẩm thực thì chắc ko đến nỗi :)
ẩm thực cũng như thế thôi e...sáng giờ ở đó cúp điện...lâu lâu gặp khách xộp "hù" 1 trận đòi rửa chén trừ tiền ăn cũng làm nhân viên thót tim kakaka
Anh cứ khiêm tốn woài, em thấy khu ẩm thực trong VINCOM chẳng rẻ chút nào, 1 tô bún riêu ở wán 3 miền hơn 50ng mà khách ăn nườm nượp thì wán anh ko tấp nập em ko tin :-)
quán a nhỏ- trong hẽm- đâu phải ở trong vincom đâu em...sao so được :-)
ko so với VINCOM được nhưng chưa hẳn nhỏ là ko đông khách, em biết 1 số wán tận trong hẻm hóc mờ vẫn đông như nấm :) ; với lại ẩm thực thì thứ 7 & CN chắc chắn là đông khách.
người Việt vẫn chưa quen nhiều với sushi kiểu này- nghĩ đến sushi, đa số liên tưởng ngay đến cá sống...a vẫn còn đang nhức đầu vấn đề này e ơi
Theo em thấy thì thực ra nghĩ đến sushi người ta sẽ biết ngay đó là một món ăn nổi tiếng của Nhật & nghĩ ngay đến chữ mắc chứ ko fải vì sợ cá sống; vì thực tế người Việt mình bây giờ biết & thích ăn đồ sống rất nhiều, như em là con gái mờ cũng rất thích ăn nhiều món sống chấm mù tạt :) ; mỗi tội mấy món đó méc nên ko dám eng thường xuyên thui.
nên ghé gấp gấp thưởng thức...
Đăng nhận xét