Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

DL qua ảnh: Hạ Long- Kỳ quan thiên nhiên (ảnh TLV)




Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết [13] cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc chặn bước tiến của thuyền chiến giặc. Đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đã đâm vào các đảo đá và va chạm với nhau vỡ tan tành.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15km).
Lại có truyền thuyết khác[13] nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

DL qua ảnh: Mênh mênh mang mang-Phù Vân Yên Tử (Ảnh: TLV)




Với độ cao 1.068m Yên Tử được coi là một trong những thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam, hơn nữa Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật Giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.

Trung tâm Phật giáo Việt Nam
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm.

Thắng cảnh
Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, qua thị xã Uông Bí thì rẽ vào đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

Hệ thống cáp treo tại Yên Tử
Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.

Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.

Đường leo lên núi
Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật.

Rừng Trúc ven đường đi
Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã lao mình xuống suối tự vận. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Tiếp đó tới chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự. Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

Đường lên Chùa Đồng
Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.

Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).
(Theo: Lenduong)

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

DL qua ảnh: Nhà thờ đá Sapa (ảnh TLV).




Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn vì nó là hình ảnh không thể thiếu trong khung cảnh thị trấn Sa pa
Hiện nay những tòa nhà, biệt thự cổ ở Sa Pa không còn nhiều. Dấu ấn kiến trúc của người Pháp còn lại vẹn toàn nhất đó là nhà thờ đá Sa Pa.
Nhà thờ xây dựng đầu thế kỷ 20. Trước khi đặt những viên gạch móng đầu tiên cho công trình này, những người kiến trúc sư Pháp đã chọn lựa rất kỹ địa thế để xây dựng.
Nhà thờ Sa Pa toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, có thể phát triển nhiều công trình văn hóa phục vụ cho các hoạt động xã hội. Đặc biệt, nhà thờ ở vị trí trung tâm của thị trấn Sa Pa, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
Việc chọn hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công Giáo: Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên Chúa. Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa Kitô.
Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn…đều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Phần tường của cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho di tích. Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm (nay làm mới). Đặc biệt trần ở phần gác chuông (gần quả chuông) là hỗn hợp của vôi, rơm, sắt, chưa sửa chữa lần nào.
Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ, gồm 5 gian: Gian gần với tháp chuông là phòng nghỉ của Cha xứ, gian gần với cung thánh là phòng của Đức Cha, ba gian giữa là phòng khách.
Nhà thiên thần gồm: một tầng hầm, ba gian tầng trên là nơi cứu chữa người bệnh tật, người lữ hành qua đêm, khu để xác, công trình vệ sinh, bếp ăn…; khu vườn thánh có hai ngôi mộ, 5 cây Kháo Vàng trên trăm, trong đó 4 cây mọc trên đá.
Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m, trong tháp có quả chuông cao 1,5 m, đúc tại năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vang trong vòng bán kính gần 1km. Hiện, trên bề mặt của chuông còn rõ nét ghi đúc, số người quyên góp tiền đúc chuông…Phần giá đỡ chuông bằng gỗ pơmu vẫn giữ nguyên sau lần trùng tu.
Trầm lắng giữa phố núi Sa Pa
Nhà thờ Mân côi giữa khu trung tâm Sa Pa là điểm hẹn của nhiều du khách mỗi khi có dịp đến đây. Tuy qua một số lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên nhưng nhà thờ vẫn giữa được nét duyên dáng và cái hồn của một công trình kiến trúc tôn giáo.
Từ khi được xây dựng đến nay, nhà thờ Sa Pa luôn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây. Ngay phía trước Nhà thờ là khu vực Sân quần và hàng thông lưu niên, nơi đây vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần thường diễn ra các sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”. Với tiếng sáo, kèn lá, đàn môi dìu dặt, tha thiết và những điệu xoè chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữ người Mông, Dao... Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần tạo cho không gian của Nhà thờ thêm lung linh, huyền ảo và có sức lôi cuốn lạ thường.
Bên cạnh đó, do là một công trình được kiến thiết từ rất sớm, cùng với mảnh đất và con người nơi đây, Nhà thờ Sa Pa cũng trải quan nhiều biến cố của lịch sử. Kể từ khi thành lập, nhà thờ Sa Pa luôn có các linh mục ở tại giáo xứ phục vụ bà con giáo dân. Tuy nhiên các năm sau đó, do sự có mặt của quân đội Nhật, các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng của Nhà thờ đã bị ngưng trệ. Những năm sau đó chiến tranh liên miên nên dân chúng phải đi sơ tán, giáo xứ hầu như không còn sinh hoạt, nhà thờ, nhà xứ bỏ hoang. Sau đó, nhà thờ trở thành kho gạo, nhà xứ là trường dạy học.
Bắt đầu từ năm 1995, chính quyền địa phương cho phép trùng tu Nhà thờ lần thứ nhất và giáo xứ tiếp tục sinh hoạt trở lại. Cùng thời gian này, hai họ đạo Hầu Thào, Lao Chải (họ đạo dân tộc thiểu số Mông thành lập năm 1920) cũng được tái lập và bước đầu sinh hoạt. Tuy vậy chỉ vào dịp lễ trọng trong năm mới có các cha đến dâng lễ và cử hành các bí tích phục vụ cộng đoàn. Tháng 5/2006, giáo xứ Sa Pa chính thức có linh mục quản nhiệm và thường trú sau gần 60 năm không có cha xứ. Năm 2006 tiến hành lần trùng tu thứ hai sửa lại mái và nền.
Với nét trầm mặc như bản chất vốn có, Nhà thời Sa Pa vẫn ẩn dấu nhiều bí ẩn còn đang ngủ yên chờ đợi được khám phá.
Nam Trung
Ngôi nhà thờ này nằm ngay giữa Trung tâm thị trấn. Phía trước là một sân vận động rộng. Hằng ngày, người dân tộc tập trung đông đúc ở đây mua bán, trao đổi hàng hóa. Đây cũng chính là nơi mà thứ 7 hàng tuần réo rắt tiếng khèn gọi bạn của những đôi trai gái trong phiên chợ tình mang đầy nét văn hóa dân tộc và hơi thở núi rừng. Những tòa biệt thự rêu phong và cũ kỹ có vẻ đẹp riêng của nó, tạo thành một khung cảnh "nền cũ lâu đài bóng tịch dương" rất đặc trưng. Nhất là khi những bóng dáng xa xưa đó thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ ảo không khỏi khiến lòng người bâng khuâng.
nguồn: wikimapia.org

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

101224- Đố

101224- 1-2-3-4-5-6-7

101223- Chùm ảnh: 10 bùng binh sống động nhất SG về đêm

Bùng binh (vòng xuyến) là nơi giao hội của tất cả các phương tiện giao thông đường bộ, giữa mọi người dân thành phố với nhau. Có lẽ không có bất cứ nơi nào khác trên hành tinh xanh này, xe máy có thể tìm thấy nhiều như ở Sài Gòn.
1. Bùng binh quảng trường Quách Thị Trang, đối diện chợ Bến Thành: đây là một trong những góc phố nổi tiếng nhất Sài Gòn vì có chợ Bến Thành, từ lâu đã là biểu tượng không thể thay thế của Sài Gòn.

Vị trí: Quận 1, giao lộ giữa ... 7 đường: Lê Lợi, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Hồng Thái, Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính, Hàm Nghi, Huỳnh Thúc Kháng.
 

2. Bùng binh đại lộ: nằm ngay "trái tim" của thành phố, tại đây có thể nhìn thấy Nhà hát thành phối & tòa nhà UBND. Khu vực này mỗi ngày có hàng ngàn khách du lịch qua lại.

Vị trí: Quận 1, giao lộ giữa 2 đại lộ Lê Lợi & Nguyễn Huệ - tên 2 vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc VN.
3. Bùng binh 30/4 (tạm gọi) (Q1) : tâm điểm là nhà thờ Đức bà, từ đây có thể nhìn thấy Dinh Thống Nhất, công viên 30/4 & con đường lịch sử cùng tên.

Vị trí: Quận 1, giao lộ giữa 3 đường: Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch & Công xã Paris
4. Bùng binh Hàng Xanh: cửa ngõ vào thành phố từ phía Đông. Cách đây gần 20 năm, lộ giới của con đường Điện Biên Phủ chỉ = 1/4 so với hiện tại.

Vị trí: Quận Bình Thạnh, giao lộ giữa 2 đường: Điện Biên Phủ & Xô Viết Nghệ Tĩnh
5. Bùng binh cầu Điện Biên Phủ: cách bùng binh Hàng Xanh khoảng 1.5km, qua cầu Điện Biên Phủ. Đoạn đường từ đây đến Hàng Xanh tốt đến mức có 1 thời nó là cung đường "tủ" của quái xế, từ 2 bánh đến 4 bánh.

Vị trí: Quận 1, giao lộ giữa 2 đường: Điện Biên Phủ & Nguyễn Bỉnh Khiêm

6. Bùng binh dân chủ: cách trung tâm thành phố khoảng 2.5km, đây là khu vực bùng binh có diện tích rộng nhất trong số 10 bùng binh của bộ ảnh.

Vị trí: giao điểm giữa Q1 -Q3 - Q10 và 6 đường: Cách mạng tháng 8, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên, 3 tháng 2, Nguyễn Thượng Hiền
7. Bùng binh Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng): cách "trái tim" thành phố 1km, nằm ở vị trí có thể kẹt xe bất cứ lúc nào, tại đây có thể thấy khách sạn New World, khu vực này có rất nhiều tiệm bán xe máy dọc đường Lý Tự Trọng - còn gọi là khu Gia Long (tên cũ)

Vị trí: Q1, giao lộ giữa 6 đường: Cách mạng tháng 8, Lê Thị Riêng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm Hồng Thái, Lý Tự Trọng
8. Bùng binh ngã 7: cách "trái tim" thành phố 3km, nhìn như một bông hoa sáng tuyệt đẹp & cũng hàng ngày chứng kiến "giao thông mắc cửi" của Sài Gòn

Vị trí:
Q10, giao lộ giữa 4 đường: Lý Thái Tổ, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự
9. Bùng binh cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh: bùng binh "trẻ" nhất Sài Gòn & khu vực xung quanh cũng đang dẫn hoàn thiện, nhìn như phượng hoàng đang tung cánh bay về phía Tây thành phố - Thủ Thiêm, đang phát triển từng ngày.

Vị trí:
Q. Bình Thạnh, giao lộ giữa 2 đường: Nguyễn Hữu Cảnh & Ngô Tất Tố
10. Bùng binh ngã năm chuồng chó: cách xa trung tâm thành phố nhất trong số 10 bùng binh, đây là đầu mối giao thông về khu vực Tây Sài Gòn, nhìn cảnh đường phố & người ngồi kín vỉa hè có thể thấy được sự đông đúc của dân cư thành phố.

Vị trí: Q. Gò Vấp, giao lộ giữa 5 đường: Nguyễn Kiệm, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Nghi, Trần Thị Nghĩ, Nguyễn Oanh, Quang Trung

Nguyễn Thế Dương

nguồn:http://dantri.com.vn/c202/s202-446079/chum-anh-10-bung-binh-song-dong-nhat-sai-gon-ve-dem.htm

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

101223- Khung cửa mùa Đông - Ảnh: tylevang

101223- Nhiều di sản thế giới bị đe dọa

Hiện tượng trái đất ấm lên khiến nhiều kim tự tháp bị chôn vùi dưới cát, xác ướp trong băng phân hủy và những ngôi đền sụp đổ.
Các kim tự tháp tại Meroe, Sudan đang lún dần xuống cát bởi biến đổi khí hậu. Ảnh: abc.net.au.

Henri-Paul Francfort, một nhà khoa học làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), nói với AFP rằng, do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng dần, các khối băng trên thế giới tan chảy, sa mạc mở rộng, mực nước biển tăng và sức mạnh của các cơn bão cũng tăng. Chẳng hạn, sự tan chảy của tầng đóng băng vĩnh cửu dưới lòng đất đang đe dọa những xác ướp cổ đại tại dãy núi Altai, vùng Siberia, Nga.

Giới khoa học cảnh báo hiện tượng nước biển dâng sẽ xóa sổ hàng loạt di chỉ khảo cổ dọc bờ biển, trong đó những hòn đảo thuộc Thái Bình Dương đối mặt với nguy cơ lớn nhất. Tại Tanzania, hiện tượng xói mòn ở bờ biển phá hủy một bức tường của pháo đài Kilwa – công trình do thực dân Bồ Đào Nha xây dựng trên bờ biển của một hòn đảo vào năm 1505.

Ở Bangladesh, thành phố Panam, kinh đô của vương quốc Bengal từ thế kỷ 15 tới thế kỷ 19, thường xuyên hứng chịu những trận lụt. UNESCO đưa Panam vào danh sách 100 di sản bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.

Ngôi đền Tabasqueno tại Mexico. Ảnh: megalithic.co.uk.

Dominique Michelet, một nhà khoa học khác của CNRS, cho rằng sự gia tăng các sự kiện thời tiết bất ngờ - như bão – cũng là mối nguy đối với các di sản. Theo ông, thành phố Chan Chan tại Peru, đang bị hủy hoại bởi lũ lụt. Chan Chan từng là kinh đô của đế chế Chimu xưa.

Tương tự, ngôi đền Tabasqueno tại Mexico – di sản nổi tiếng còn sót lại từ nền văn minh Maya – bị phá hủy nghiêm trọng bởi hai cơn bão vào năm 1995.

“Các nhà khảo cổ đã cố gắng gia cố ngôi đền, nhưng do nước chiếm tỷ lệ quá lớn ở bên dưới nên nó sụp vào bên trong”, Michelet nói.

Cát là một trong những kẻ thù đáng sợ nhất của các địa điểm khảo cổ trong bối cảnh sức mạnh của các cơn bão ngày càng tăng. Chẳng hạn, tại Sudan, các đụn cát nhấn chìm những kim tự tháp trong thành phố Meroe – kinh đô của một vương quốc hùng mạnh từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên tới thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Tại Oman, hai siêu bão Gonu (năm 2007) và Phet (năm 2009) đã vùi lấp hoàn toàn những địa điểm khảo cổ có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 5 và 6 trước Công nguyên dưới cát.

Michelet cảnh báo rằng việc UNESCO xác định những di sản có nguy cơ biến mất bởi biến đổi khí hậu là cần thiết, song chưa đủ.

“Khảo cổ là một phần của ký ức nhân loại. Vì thế loài người cần thực hiện các giải pháp triệt để nhằm bảo vệ các di sản khỏi tác động của biến đổi khí hậu”, Francfort phát biểu.

Minh Long

nguồn: http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/12/3BA2468A/

101223- Bất động sản 2010: “Chóng mặt” và “toát mồ hôi”

Nhìn lại một năm qua không ít người khỏi giật mình khi giá đất tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội tăng “chóng mặt”, thậm chí những người có thâm niên đầu cơ BĐS cũng phải “toát mồ hôi”.
Mặc dù đã xây xong nhưng các căn biệt thự này vẫn chưa có người mua bởi giá của nó vượt quá khả năng của đa số người có nhu cầu

Khu vực nào giá đất tăng mạnh nhất?

Theo khảo sát, khu vực giá đất tăng mạnh nhất trong năm 2010 thuộc về khu vực phía Tây. Đơn cử việc Ba Vì trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư kể từ khi đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được công bố, nhiều người kỳ vọng việc đầu tư BĐS theo kiểu “đi trước đón đầu” sẽ thu lợi nhuận cao khi quy hoạch được triển khai khiến giá đất ở khu vực này “nóng” từng ngày.

Khi cơn sốt lên tới đỉnh điểm, hàng trăm người đổ xô đi lùng mua đất để lướt sóng thì giá đất khu vực này bị đẩy lên đến mức khó tin khi một số mảnh tưởng chẳng có giá trị gì lại lên đến tiền tỷ.

Khi “sốt tan sóng lặng” nhà đầu tư lại nghe nghóng được thông tin trụ sở bộ ngành sẽ đặt tại Mỹ Đình, cộng với việc Đại lộ Thăng Long - Con đường dài và hiện đại nhất Việt Nam và đường Lê Văn Lương kéo dài được thông xe khiến khu vực này được thổi thêm một “luồng sinh khí” mới.

Hai bên Đại lộ là hàng trăm dự án bất động sản lớn nhỏ khác nhau có thể kể sơ qua như: Khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ, Geleximco, Nam An Khánh, Bắc An Khánh, Khu đô thị Miêu Nha, khu đô thị mới Splendora (Hoài Đức - Hà Nội); dự án Khu nhà ở Đại Mỗ; tổ hợp khách sạn Dầu khi…

Hạ tầng tốt khiến giá đất khu vực này liên tiếp lập kỷ lục. Tại khu đô thị Tân Tây Đô, giá đất đầu năm đưa ra là 22 triệu đồng/m2, cuối năm giá đất tăng lên 60 triệu đồng/m2. Dự án Lê Trọng Tấn Geleximco đầu năm được bán với giá 50 triệu đồng/m2 thì cuối năm giá các ô liền kề mặt đường 42m Lê Trọng Tấn cũng đã tăng lên 100 triệu đồng/m2.

Tại khu đô thị mới An Hưng, đầu năm giá đất chỉ khoảng trên 40 triệu đồng/m2, nay đã có giá trên 60 triệu đồng/m2 (giáp mặt đường nội bộ khu dân sinh) và lên tới trên 100 triệu đồng/m2 (giáp đường lớn từ 30 m trở lên). Giá đất tại Khu dự án Văn Phú còn cao hơn: giáp đường dân sinh khoảng 70 triệu đồng/m2, còn giáp đường lớn trên 30 m lên tới trên 130 triệu đồng/m2.

Đường Lê Đức Thọ giá đất đã ở mức 350 triệu - 370 triệu đồng/m2, đất khu vực trong ngõ thuộc các làng Phú Đô, Phú Mỹ, Đình Thôn cũng có giá từ 70 triệu - 100 triệu đồng/m2.

Không chỉ dừng lại ở phía Tây, 4 quận nội thành Hà Nội là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng giá đất cũng “trên trời” với giá bình quân là từ 500 triệu - 700 triệu đồng/m2.

Xét về giá trị thì đầu tư ở phía Tây tốt hơn, tuy nhiên nếu về lợi nhuận thì khu vực Mê Linh, Đông Anh là có lợi nhuận hơn cả. Trong năm nay, giá đất khu vực này cũng có nhiều biến động.

Tại Mê Linh, giá dao động đầu năm là 6,5 - 17 triệu đồng/m2 vào cuối năm. Khu vực Đông Anh giá đất được nhích dần lên bởi cầu Nhật Tân đã chính thức khởi công xây dựng nên giá đất cũng dao động từ 10 - 30 triệu/m2 tùy từng khu vực.

Không vội mải mê chạy theo cơn lốc đầu tư vào khu vực phía Tây, các nhà đầu tư lại chuyển hướng sang khu vực phía Đông bởi hạ tầng giao thông khu vực này đang phát triển nhanh chóng.

Chính lý do trên khiến giá đất thổ cư lại thêm một đợt “sóng” mới. Giá đất làng Trạm - Long Biên (cách cầu Vĩnh Tuy 300m) giá 35- 38 triệu đồng/m2. Đất nền khu Tư Đình, đường 40m giáp sân bay Gia Lâm, có khu sinh thái sân golf giá khoảng 35 triệu đồng/m2.

Khu Thạch Bàn giá khoảng 30 triệu đồng/m2. Giá đất tăng gấp 3 lần so với thời điểm đầu năm 2010. Hay giá đất Ngọc Thụy (Gia Lâm) đã lên tới 35 - 40 triệu đồng/m2. Khu vực Đa Tốn đã tăng lên đến 15 - 16 triệu/m2.

Biến động mạnh - Vì sao?

Trong mấy năm gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh, thay vì đầu tư vào vàng và chứng khoán, nhiều các nhà đẩu tư đã chuyển sang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Theo ông Nguyễn Trung Vũ - Tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Thế Kỷ, thời điểm hiện tại vàng và chứng khoán luôn có những biến động phức tạp.

Theo kinh nghiệm của phần lớn nhà đầu tư bất động sản khi đầu tư vào vàng và chứng khoán họ đều không thành công. Trong khi đó, bất động sản đem lại không ít lợi nhuận, điều đó chứng tỏ bất động sản luôn là kênh đầu tư hấp dẫn và ít rủi ro. Chính yếu tố đó đã thu hút ngày các nhiều các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Đoàn - Chuyên gia nhận định thị trường BĐS cho rằng, nguyên nhân lớn dẫn tới sự biến động giá đất năm nay có 2 vấn đề lớn là chính sách tiền tệ và chính sách quản lý vĩ mô.

Ngoài tác động của giá vàng, giá đô la Mỹ tăng, kéo theo lo ngại về sự mất giá của VND, thì nguyên nhân cơ bản vẫn là do đây là thời điểm cuối năm, các khoản lợi nhuận đã có thể hạch toán vì vậy nhu cầu mua BĐS như một hình thức cất giữ tiền an toàn của người dân gia tăng.

Về giá đất liên tục bị đẩy lên cao, ông Đoàn cho rằng, đây là điều đương nhiên bởi thực tế, mỗi căn hộ cần bán sẽ qua các kênh trung gian khác nhau và qua mỗi kênh, giá lại bị đẩy lên để môi giới hưởng chênh lệch. Càng để lâu và qua nhiều kênh, giá đất càng bị thổi cao.

Để kiềm chế nạn đầu cơ, đẩy giá đất lên cao, theo ông Đoàn, Nhà nước cần quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thông tin rộng rãi tới toàn thể nhân dân nói chung, cũng như nhân dân Thủ đô nói riêng, về quy hoạch các dự án khu đô thị, khu dân cư, lộ trình xây dựng, thực hiện các dự án này.

Tránh tình trạng mập mờ trong thông tin để giới đầu cơ lợi dụng. Nếu làm được như vậy sẽ góp phần rất tích cực và hiệu quả trong việc kiềm chế giá đất bùng phát.

Ở một khía cạnh khác, một trong những nguyên nhân chính khiến giá đất tăng mạnh là do “dư âm” của việc thông đường cùng với tiến độ xây dựng tại các dự án tăng giá khá nhanh khiến các nhà đầu tư “đổ xô” đầu tư vào những khu vực này.

Điển hình là việc thông xe Đại lộ Thăng Long và đường Lê Văn Lương kéo dài khiến đất phía Tây lên “như diều gặp gió”. Hay việc đưa hai cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy vào sử dụng và mới đây là việc thông xe cầu cạn Pháp Vân đã nối cầu Thanh Trì với tuyến đường vành đai 3 Hà Nội, tạo lộ trình khép kín Nội Bài - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Pháp Vân - Cầu Thanh Trì, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Mỹ Đình lên cầu Thanh Trì, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thông liên kết giữa các chùm đô thị phía Đông và phía Tây của Thủ đô.

Theo Lưu Vân
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

101222- Những bìa tạp chí thời trang đẹp nhất năm 2010

Một năm đã trôi qua với hàng trăm bìa báo đẹp của các tạp chí hàng đầu thế giới và dưới đây là những bìa tạp chí thời trang vừa được bình chọn là đẹp nhất năm 2010.

 
 

 

Bìa tạp chí Vogue Ý với gương mặt siêu mẫu Kristen McMenamy; Nhiếp ảnh gia Steven Meisel
 

Bìa tạp chí  Harper's Bazaar Anh quốc với gương mặt siêu mẫu Natalia Vodianova; Nhiếp ảnh gia Michelangelo Di Battista
 

Bìa tạp chí Industrie với gương mặt NTK danh tiếng Marc Jacobs; Nhiếp ảnh gia Patrick Demarchelier
 

Bìa tạp chí Zoo với gương mặt Daphne Guinness; Nhiếp ảnh gia Bryan Adams
 

Bìa tạp chí Vogue Paris với 2 gương mặt là NTK Tom Ford và siêu mẫu Daphne Groeneveld; Nhiếp ảnh gia Mert Alas - Marcus Piggott
 

Bìa tạp chí Harper's Bazaar với gương mặt ca sỹ Katy Perry;  Nhiếp ảnh gia Alexi Lubomirski
 

Bìa tạp chí L'Officiel với gương mặt MC Alexa Chung; Nhiếp ảnh gia Guy Aroche
 
Sigourney Weaver, Jane Fonda, Susan Sarandon trên bìa tạp chí V; Nhiếp ảnh gia Inez van Lamsweerde & Vinoodh Matadin
 

Bìa tạp chí Vogue với gương mặt nữ diễn viên Anne Hathaway; Nhiếp ảnh gia Mario Testino
 

Bìa tạp chí Jalouse với gương mặt Ashley Smith; Nhiếp ảnh gia Paul Schmidt
 

Bìa tạp chí The Gentlewoman với gương mặt  Phoebe Philo; Nhiếp ảnh gia David Sims.

 

 

Vĩnh Ngọc (Tổng hợp)

nguồn: http://dantri.com.vn/c23/s23-445704/nhung-bia-tap-chi-thoi-trang-dep-nhat-nam-2010.htm

‎101222- Bang chủ

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

101221- Khám phá 1 trong 10 ngôi nhà kì dị nhất thế giới tại Đà Lạt

Đến Đà Lạt, dạo qua đường Huỳnh Thúc Kháng, du khách sẽ có dịp ngắm nhìn một ngôi nhà rất đặc biệt, có tên là Crazy House - một công trình kiến trúc độc đáo được People’s Daily bình chọn là 1 trong số 10 ngôi nhà kì dị nhất thế giới.

Crazy House (Ngôi nhà điên) được xây dựng từ năm 1990 trên khuôn viên rộng gần 1.900m2, ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng (TP Đà Lạt, Lâm Đồng). Chủ nhân ngôi nhà là Tiến sĩ - Kiến trúc sư Đặng Việt Nga.

 

Bà là người rất yêu Đà Lạt, chính cảnh đẹp và con người hiền hòa nơi đây đã ảnh hưởng đến ý tưởng thực hiện ngôi nhà này của bà. Qua đó, chủ nhân ngôi nhà muốn kéo con người gần gũi hơn với thiên nhiên.

 

Ban đầu công trình kiến trúc độc đáo này có tên là Biệt thự Hằng Nga, sau đổi thành “Crazy house” hay “Ngôi nhà kỳ dị”.

 

Crazy House không theo trường phái kiến trúc nào mà rất độc đáo, nhìn bên ngoài trông cả khu nhà như một khối thân cây khổng lồ xù xì, vặn vẹo, với nhiều hình khối lồi lõm, những đường cong uốn lượn, những hình dạng kỳ dị...

 

Bên trong ngôi nhà thu hút sự tò mò của du khách bởi những bậc thang ngoằn ngoèo quấn quanh, những căn phòng với hình thù kì lạ như những hốc cây, quả bầu, những con vật gấu, cọp, đại bàng, kangaroo... Bước vào căn phòng, du khách có những cảm giác lạ lẫm, bí hiểm, ấm cúng đan xen.

 

Từ những căn phòng du khách cũng có thể đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh TP Đà Lạt thơ mộng, yên bình.

 

Cùng PV Dân trí khám phá một trong những ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới:

 


Nơi bán vé được thiết kế độc đáo


Quang cảnh bên ngoài Crazy House


Bức tường nhiều hình khối lồi lõm








Những kiến trúc độc đáo




Cầu thang




Những căn phòng tạo cảm giác huyền bí nhưng rất ấm cúng


Hình mạng nhện trong căn phòng


Lò sưởi hình Kangaroo


Toàn cảnh ngôi nhà trong bản vẽ


Từ Crazy House có thể phóng tầm mắt thưởng ngoạn cảnh đẹp thơ mộng của TP. Đà Lạt


Với kiến trúc độc đáo, Crazy House được coi là một trong 10 ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới.

 

Nguyễn Thành Chung

nguồn: http://dantri.com.vn/c132/s132-437042/kham-pha-1-trong-10-ngoi-nha-ki-di-nhat-the-gioi-tai-da-lat.htm