Theo hồ sơ thiết kế và bản vẽ thi công của công trình, thì đây là căn hộ gia đình diện tích đất 5 x 30m. Trong bản vẽ của hồ sơ thiết kế do công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng và dịch vụ Dương Minh Đức, căn nhà này sẽ được xây dựng một trệt hai lầu và mái tôn che sân thượng.
Trong quy chế của UBND tỉnh Bình Dương ban hành theo quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 16.1.2006 về quản lý xây dựng khu nhà ở Sóng Thần 2: các căn phố liên kế thuộc các lô P1; P2; D1; D2; D3; D4; D5 cho phép tầng cao xây dựng 1 trệt, 1 lầu đến 3 lầu và các căn hộ này được miễn cấp phép xây dựng.
Quy chế cho phép xây dựng tối đa như vậy nhưng trên thực tế căn nhà đã đổ sụp được xây dựng với một trệt bốn lầu…
Tóm lại, các chi tiết cốt thép và thép tại hiện trường vụ sụp đổ – thép chịu lực phi 14 và 16mm, tấm sàn làm theo dạng sàn đúc giả – cho thấy chủ nhà đã muốn chi phí thấp đến mức tối đa.
Thực ra, dù đầu tư tối thiểu như thế, vẫn sẽ không có gì đáng tiếc xảy ra, vì cũng như trường hợp các cây cầu trọng tải 15 tấn phải chịu xe 20 – 30 tấn chạy qua, nhưng do nhà thầu không am tường đất nền, vốn có nhiều biến động ở vùng đất này cũng như TP.HCM – nơi có nhiều vụ sập nhà do nền bị sụt lún – nhà thầu tư nhân giá nào cũng chấp nhận từ ở quê Thanh Hoá vào đã không đủ kinh nghiệm xử lý móng nên căn nhà bị sập do móng bị sụt lún.
KTS Nguyễn Văn Châu khẳng định: “Nếu móng ổn, dù có cơi thêm một hai tầng, vẫn không thể sập”.
Điều đáng nói là người tiêu dùng dịch vụ trong trường hợp này đã chấp nhận một dịch vụ thầu ngoài quê với giá rẻ tối đa. Nhà cung cấp dịch vụ chấp nhận làm theo ý nhà đầu tư – tức chủ nhà, dù không an toàn. Đây là mẫu số chung của những người tiêu dùng mua dịch vụ nhà ở với những nhà thầu tay ngang. Những nhà thầu này thường kiêm nhiều vai: thiết kế, thi công và có khi cả giám sát.
Một mẫu số chung khác nữa, nhiều trường hợp chủ nhà xây dựng sai phép, không phép nên cần làm nhanh càng dễ xảy ra sự cố. Căn nhà của ông Phạm Văn Ổn không ra ngoài mẫu số đó, từ hai tầng cơi lên thêm hai tầng. Theo lời thợ hồ gặp nạn tên Nguyễn Đình Hiểu, người trực tiếp làm việc trong căn nhà, hiện đang điều trị tại bệnh viện Quân đoàn 4 cho biết: “Khi căn nhà xây dựng xong lầu 3 thì bà Tẩm (vợ ông Ổn – chủ nhà) đăng ký dịch vụ karaoke gia đình ở lầu 2 nên đã cho xây thêm tường cách âm tại lầu này, đồng thời triển khai xây dựng tiếp ba phòng trên lầu bốn. Khoảng một tuần, trước khi căn nhà bị sập anh em tôi đã phát hiện toàn bộ bốn lầu của căn nhà đã bị nứt ở ngang đà. Ngày 18.12, bà Tẩm đã gọi chủ thầu lên chỉ từng vết nứt nhưng không thấy có biện pháp khắc phục nào cho đến khi căn nhà đổ sụp xuống…”.
Trong thực tế, đang tồn tại một thị trường cung cấp dịch vụ thượng vàng hạ cám, mà cám nhiều hơn vàng, giá nào cũng nhận. Chỉ cần lật trang báo Mua & Bán ra, người ta có thể hình dung sự bát nháo về giá cả của thị trường này. Một thực tế khác đối ứng với cung này là những nhà đầu tư, người tiêu dùng luôn mang tâm lý chuộng dịch vụ rẻ, bất chấp là rẻ đến một mức nào đó thì họ sẽ rơi vào rủi ro, đặt cược cả sinh mệnh người thân cũng như người làm thuê, như trường hợp ông Ổn. Nếu không có sự điều chỉnh về hành vi tiêu dùng của nhà đầu tư trong lựa chọn dịch vụ chất lượng, nếu không dọn dẹp thị trường, thì giả định rằng ngôi nhà ông Ổn hoàn toàn không sai phạm về mặt pháp lý, thì nó vẫn cứ sập. Và nhiều vụ sập nhà khác vẫn tiếp tục xảy ra.
Trả lời trên giao lưu trực tuyến báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiệp, phó giám đốc sở Xây dựng TP.HCM, nói thêm: “Một vấn đề đáng lo khác là hợp đồng giữa các bên trong xây dựng công trình thường không chặt chẽ, thiếu quy định ràng buộc trách nhiệm khi xảy ra sự cố. Do đó, khi xảy ra sự cố thì rất lúng túng trong giải quyết”.
Cuối cùng, do giá nào cũng chiều, nên các đơn vị xây dựng cũng chưa thực hiện đầy đủ việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm cho bên thứ ba, mặc dù đã được quy định trong luật Xây dựng. Do đó khi xảy ra sự cố, thiếu sự hỗ trợ từ các tổ chức bảo hiểm, vốn có kinh nghiệm trong giải quyết bồi thường.
Công Khanh
Nhà sập do kết cấu không đảm bảo
Ngày 22.12, đoàn kiểm tra của bộ Xây dựng đã đến hiện trường vụ sập nhà tại thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương để khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu hồ sơ liên quan và xác định nguyên nhân dẫn đến sự cố sập nhà.
Trong buổi sáng, đoàn kiểm tra đã làm việc với công ty cổ phần Đại Nam, thanh tra sở Xây dựng, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh và UBND huyện Dĩ An. Các bên liên quan đã cung cấp toàn bộ hồ sơ pháp lý liên quan đến khu dân cư Đại Nam, hồ sơ liên quan đến căn nhà lầu năm tầng bị sập. Ngoài ra, đoàn đã đi khảo sát thực tế hiện trường, ghi nhận các kết quả của đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã thực hiện suốt bốn ngày qua.
Theo thuyết minh đề án của chủ đầu tư, khu dân cư Đại Nam nằm trong khu liên hiệp thành phố mới Bình Dương và nằm trong cụm dân cư Thủ Đức – Dĩ An – quận 9. Toàn khu được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch theo từng cụm biệt lập hoàn chỉnh. Trong đó quy định từng khu nhà phố, nơi thấp nhất là một trệt hai lầu đến một trệt sáu lầu. Trước mắt, bộ Xây dựng cơ bản đồng ý với kết quả báo cáo của sở Xây dựng về việc đánh giá nguyên nhân gây sập căn nhà của ông Ổn là do kết cấu không đảm bảo. Ngoài ra, do kết cấu nhà, khung, sườn, dầm theo tiêu chuẩn nhà cấp 2 và phê duyệt của tỉnh thì khu vực này chỉ được xây nhà phố một trệt hai lầu, nhưng chủ thầu vẫn cố tình xây vượt tầng nên làm giảm khả năng chịu tải, gây nứt lún cục bộ. Riêng việc xây dựng tường chịu lực ở tầng 2 và 3 cũng không đảm bảo yêu cầu đã góp phần phá vỡ liên kết. Tuy nhiên, bộ Xây dựng cho biết cần phải đánh giá lại kết cấu thép hệ khung, tính toán hàm lượng cốt thép vị trí đặt cốt thép và bêtông để xác định khả năng chịu lực của ngôi nhà. Dự kiến trong ngày 23.12 bộ Xây dựng cùng các ngành liên quan của tỉnh Bình Dương sẽ họp để kết luận nguyên nhân gây sập nhà.
Về trách nhiệm quản lý, giám sát quá trình xây dựng và xử lý vi phạm trong xây dựng, một cán bộ của bộ Xây dựng khẳng định chỉ có chính quyền địa phương mới có chức năng, thẩm quyền kiểm tra, xử phạt, ra quyết định cưỡng chế, rút giấy phép, đình chỉ thi công…
Giang Sơn
ColumnId=29&newsid=61018&fld=HTMG/2009/1222/61018
11 nhận xét:
mèn ui- khuôn khổ báo có giới hạn nên nguyên văn câu nói bị làm gọn lại hết rồi...
không khéo mọi người hiểu nhầm ý.
công trình bị sập là do phần khung bên trên mà...:-(
Tóm lại thì nó sập tại thằng thiết kế hay tại thằng thi công, hay là tại không có thằng giám sát?
tại thi công không có bản vẽ nên bố trí sắt thép sai nguyên tắc...
sắt có nhiều nhưng không làm việc đúng nên sập.
nếu làm đúng mà không có giám sát, thì chỉ có nguy cơ bị nứt, võng,...hoặc cũng có thể sập nhưng không nhanh như thế
Chỉ vì tiếc tiền mà để mất một đứa con, bị thương hai đứa, hậu quả thật thảm khốc...
nhà của ông bạn xong chưa- đẹp không? sao không gởi hình chụp lên cho mọi người xem ...
ý là phải đi kiếm thầu mắc cho yên tâm. TLV thầu nè. :P
Nó hơi tốn tiền, năm nay không xây được...
hic hic- là khen hay chê vậy chị :-(
thiết kế ổn rồi? thấy ông bạn không còn than vãn nữa- cũng mừng cho ông bạn :-)
Chấp nhận được, thằng em nó đưa ra mấy cái nhà mẫu, mình chọn rồi nó thiết kế. tuy nhiên cũng chẳng hy vọng gì rẻ tiền.
Thôi thì ráng để dành tiền thêm. Cất cái nhà cũng để nó thiết kế cho đàng hoàng, cãi nó mất công quá.
Thấy cái nhà bị sập cũng lo quá, hổng biết thằng em khảo sát móng kỹ không?
:-)
diện tích lớn quá mà không sử dụng hết công suất cũng lãng phí.
cần góp ý gì thì cứ lên tiếng nhe.
good luck
Đăng nhận xét