Có một tỷ lệ đặc biệt có thể được sử dụng để mô tả các tỷ lệ của mọi thứ trong tự nhiên, từ những kết cấu nhỏ nhất cho đến hạt nhân nguyên tử rồi cả những mô hình tiên tiến nhất trong vũ trụ như các thiên thể lớn. Tự nhiên dựa vào tỷ lệ nội tại này để duy trì sự cân bằng nhưng các thị trường tài chính cũng thể hiện tỷ lệ này. Đó là TLV.
Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay TLV nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. TLV thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, một nhà điêu khắc và kiến trúc sư của đền Parthenon.
TLV là một số vô tỷ:
Các nhà khoa, các nhà toán học và các nhà tự nhiên học biết đến tỷ lệ này đã khá lâu rồi. Nó bắt nguồn từ dãy số Fibonacci, được đặt tên theo người sáng lập dãy số này là nhà toán học Leonardo Fibonacci vào khoảng thế kỷ 12.
Các số này xuất hiện trong một bài toán được trình bày trong cuốn sách Liber Abaci: “Trong một năm, bắt đầu chỉ từ một đôi thỏ, bao nhiêu đôi thỏ sẽ được sinh ra nêu mỗi tháng một đôi thỏ sinh được một đôi thỏ con và cặp thỏ này lại đẻ đưọc từ tháng thứ hai trở đi?”
Dãy số Fibonacci có nguồn gốc từ bài toán trên là một dãy số sao cho mỗi số hạng, kể từ sau số hạng thứ nhất, bằng tổng của hai số đứng ngay trước nó. Dãy số đó là: 1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144....
Dãy số trên có những tính chất đặc biệt đáng chú ý. Thật vô cùng bất ngờ, tỷ số giữa hai số liên tiếp nhau của dãy số đó ngày càng tiến đến số TLV là 1.618 (căn bậc 2 của 5 cộng 1 rồi chia cho 2) và số nghịch đảo của nó là 0.618 (1 chia cho 1.618). Các tỷ số đó là : 1/1, 1/2, 2/3, 3/5, 5/8, 8/13, 13/21, 21/34, 34/55, 55/89, 89/144.
II. Fibonacci trong tự nhiên và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật
Dãy số Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong tự nhiên. Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci. Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong những bông hoa: hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55 hoặc 89. Hoa loa kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa phi yến thường có 8 cánh, hoa cúc vạn thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh. Thật kỳ diệu thay.
Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong các bông hoa hướng duơng. Những nụ nhỏ sẽ kết thành hạt ở đầu bông hoa hướng dương được xếp thành hai tập các đường xoắn ốc: một tập cuộn theo chiều kim đồng hộ, còn tập kia cuộn ngược theo chiều kim đồng hồ. Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ thường là 34 còn ngược chiều kim đồng hồ là 55. Đôi khi các số này là 55 và 89, và thậm chí là 89 và 144. Tất cả các số này đều là các số Fibonacci kết tiếp nhau.
TLV không chỉ xuất hiện trong tự nhiên mà còn xuất hiện trong nghệ thuật như là lý tưởng cổ điển về cái đẹp. Có một điều gì đó thần kỳ bao quanh dãy số Fibonacci. Thực tế, hiện nay Hội Fibonacci đang hoạt động dưới sự lãnh đạo của một linh mục và có trung tâm ở Trường Đại học St. Mary tại California. Mục đích của Hội là tìm kiếm các ví dụ của TLV cũng như của các số Fibonacci trong tự nhiên, trong nghệ thuật và trong kiến trúc với niềm tin rằng TLV là món quà Thượng đế ban tặng cho thế giới này. Như là chuẩn mực của cái đẹp. TLV hiện diện ở nhiều nơi. Ở Điện Parthenon của thành Athens chẳng hạn, tỷ số giữa chiều cao và chiều dài của Điện Parthenon chính là TLV.
Kim tự tháp vĩ đại ở Giza được xây dựng từ nhiều trăm năm trước Điện Parthenon của Hy Lạp cũng có tỷ số giữa chiều cao của một mặt với một nửa cạnh đáy là TLV. Một bản viết trên giấy cỏ Rhind của người Ai Cập có nhắc tới "Tỷ lệ thần thánh". Các pho tượng cổ cũng như các bức tranh thời kỳ Phục Hưng đều biểu hiện các tỷ lệ bằng TLV, một tỷ lệ thần thánh.
Người trung cổ cho rằng một người phụ nữ có dáng đẹp lý tưởng là người có tỷ lệ số đo các vòng (vòng 1, 2, 3) là TLV.
Vậy đó bạn ạ. Những điều kỳ thú của thiên nhiên giúp chúng ta khai thông trí não để có thể khám phá những cái khó hơn trong thực nghiệm cuộc sống. Giờ đây chắc hẳn bạn sẽ tin vào TLV mà chẳng còn hồ nghi chút nào.
Bạn có cần tự chứng minh để làm căn cứ chắc chắn cho những phân tính theo phương pháp Fibonacci sau này chăng? Vậy thì đây, hãy thử đo chiều dài từ vai đến các đầu ngón tai bạn thử xem, lấy kết quả số đo này chia cho số đo chiều dài từ khuỷu tay đến các đầu ngón tay. Thử xem bạn có kết quả thế nào. Hoặc thử đo chiều dài từ đầu đến bàn chân rồi chia kết quả đó cho chiều dài từ rốn đến bàn chân. Thử xem kết quả 2 lần có giống nhau không? Thử xem chúng xấp xỉ 1.618 hay không?
Vậy TLV có thể hiện tốt trong tài chính hay không? Thực ra thị trường có cùng cơ sở toán học giống như những hiện tượng tự nhiên nêu trên.
Khi được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, TLV được diễn giải thành 3 dạng tỷ lệ điển hình: 38.2%, 50.0% và 61.8%. Tuy nhiên có nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết như 23.6%, 76.4%, 78.6%, 161.8%, 423.6%, v.v..
Có 5 phương pháp ứng dụng dãy số Fibonacci chủ yếu trong tài chính là Fibonacci Retracements, Fibonacci Extensions, Fibonacci Fans, Fibonacci Arcs và Fibonacci Time Zones. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu chi tiết từng phương pháp.
Trước khi bước vào nghiên cứu sâu hơn về phương pháp Fibonacci, bạn hãy suy ngẫm lại triết lý của dãy số Fibonacci và TLV để rút ra một điều kỳ thú gì đó cho riêng mình chăng!
nguồn: http://www.thanvang.vn/kien-thuc-tu-lieu/49.html?task=view
4 nhận xét:
đề tài toán học này có vẻ khô khan, em vừa liếc qua đã định bỏ đi, nhưng mà cảm thấy ghét (bản thân) vì hay có tật ngại khó (hihi), lại nhớ đến hồi luyện toán thi đại học, nhớ đến các dãy số thống kê đáng ghét ấy ... nên em quyết định nán lại đọc và xi nghĩ cho hết :)). Thấy nó thật thú vị chứ chẳng khô khan:)
em đang đọc cuốn "the lost symbol", tác giả nói rất nhiều đến các nhà khoa học cổ đại và các phát minh sáng chế của họ, cũng như các lý thuyết chưa được kiểm chứng của họ giờ đây đang chứng minh sự chính xác đáng ngạc nhiên của chúng ... hoặc các nhà khoa học này cũng đã có nhiều dự đoán dưới dạng mật mã đang cần các nhà khoa học tương lai giải mã, v.v. ông cũng nhắc nhiều đến đền thờ Pantheon, v.v. ..... cho nên đọc entry này của anh thật thú vị!
em nghĩ anh sẽ thích cuốn sách này :) chỉ là tiểu thuyết, nhưng tác giả có cái tài lồng ghép sự thật khoa học với các lý thuyết giả tưởng, đọc rất lôi cuốn :)
entry này toàn chữ nên hơi buồn chán khi đọc.
truyện như thế quá lôi cuốn. nếu có thông tin gì hay về TLV, cho anh biết thêm với nhe. cám ơn em
anh lại thích xem phim hơn- chắc già rồi nên nhìn hình ảnh dễ hình dung hơn kakaka
dạ em cũng mù tịt về vụ TLV, nhờ blog anh mà mới biết về nó đó chứ :). nên chắc ko có cửa thông tin cho anh cái gì mà anh ... chưa biết :). Xem phim thì đúng là hấp dẫn lôi cuốn vì vừa có hình ảnh + sound effect :), nhưng cuốn này, khi đọc, em có cảm giác là tác giả tưởng tượng ra các cảnh phim hành động rồi mô tả lại thành lời hihihi. Em nghĩ sắp tới họ sẽ lại làm phim này thôi :)
sáng hôm nay em lẩm bẩm đếm mấy cánh hoa cúc trong siêu thị, mà đang vội nên ko kịp kiểm chứng lý thuyết này :))
hì hì- thế nào cũng có dịp mà hihi
Đăng nhận xét