Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

090801- Hai mặt của sự “bùng nổ” thị trường địa ốc

“Khi một số người có thể kiếm tiền một cách dễ dàng từ địa ốc, thì những người khác nên chuẩn bị tâm thế đón nhận khủng hoảng trong một tương lai gần”.
(ảnh: SGTT).
 
Đó là nhận định của GS. Naushad Ali Azad (Khoa Kinh tế, Đại học Jamia Millia Islamia - ấn Độ) tại buổi diễn thuyết báo cáo chuyên đề về “Khủng hoảng kinh tế toàn cầu - Những bài học cho ngành bất động sản” vừa diễn ra tại Học viện Quản lý Xây dựng và Đô thị - Bộ Xây dựng.

Ông Naushad Ali Azad đã kể câu chuyện có thật diễn ra tại làng Slavic, ngoại ô Thành phố Cleveland (Mỹ), nơi đã từng là niềm tự hào của 34.000 gia đình lao động Ba Lan và Czech cư ngụ.

Thị trấn sầm uất một thời nay được ví như “Ground Zero”- nơi xảy ra thảm hoạ khủng bố tồi tệ ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Phần lớn các ngôi nhà bị bỏ rơi, đổ nát do hệ quả từ việc cho vay dưới chuẩn của thị trường địa ốc Mỹ.

Trong những năm 2002 - 2005, Mark Kellogg, người sở hữu “Kellogg’s Doggs”- một cửa hiệu bán bánh mỳ kẹp xúc xích trên góc phố làng Slavic - đã giàu lên nhanh chóng nhờ việc thu xếp các khoản vay dưới chuẩn cho người dân ở đây.

Với khoản vay này, nhiều gia đình đã chuyển từ ngôi nhà thuê giá 200 - 300 USD/tháng vào sinh sống tại các biệt thự trị giá hàng trăm ngàn USD.

Cùng thời gian này, giá bất động sản cũng tăng lên nhanh chóng. Khi mọi chuyện đổ bể, Kellogg quả quyết rằng, ông ta chỉ nhận lợi ích tối đa (và hợp pháp) từ bối cảnh kinh tế mới, với các khoản cho vay dễ đến, dễ đi do Wall Street tạo nên.

“Các kiến trúc sư thật sự của thảm hoạ trên không chỉ là những người như Kellogg ở Cleveland, mà cả phố Wall, nơi những nhà tư bản kếch xù đang tìm ra những xảo thuật để gặt hái lợi nhuận, mà cho vay dưới chuẩn là một trong số những xảo thuật đó. Sâu xa hơn, không thể không nói đến sự nới lỏng trong chính sách tiền tệ của Chính phủ Mỹ những năm 2001-2005”, ông Naushad Ali Azad kết luận!

Tại Việt Nam, theo báo cáo kinh tế - xã hội của UBND TP Hà Nội năm 2008, mức thu nhập bình quân của người dân Hà Nội là gần 1.500 USD/người/năm (xấp xỉ 200 USD/người/tháng). Trong khi đó, giá một căn hộ hạng trung ở Hà Nội từ 50.000 đến 100.000 USD/căn hộ.

Mặc dù Bộ Xây dựng đã có nhiều biện pháp để bình ổn giá cả thị trường bất động sản, nhưng đến nay, chưa có biện pháp nào phát huy tác dụng. Giá bất động sản, đặc biệt là ở Hà Nội vẫn trong trạng thái “tăng dần đều”.

Giá một mét vuông nhà chung cư tại Dự án Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) năm 2007 giao dịch tự do từ 5,5 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng/m2. Năm 2008 dao động trong khoảng 9-10 triệu đồng/m2 và hiện tại là 13-14 triệu đồng/m2.

Đã có nhiều cuộc kiện tụng giữa chủ đầu tư với khách hàng xung quanh chuyện tăng giá bất động sản. Tuy nhiên, thua thiệt trong các cuộc tranh chấp này phần lớn vẫn thuộc về khách hàng.

Tại Dự án Làng kiến trúc phong cảnh, Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh (Hà Nội), hàng chục khách hàng đang đối mặt với nguy cơ mất trắng số tiền hàng trăm tỷ đồng khi mua đất nền dự án tại đây.

Một công ty dịch vụ thương mại tổng hợp đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với chủ đầu tư hạ tầng Dự án. Sau đó, công ty này thế chấp lô đất cho ngân hàng để vay tiền, đồng thời bán cho người dân.

Đến khi nợ ngân hàng đáo hạn, công ty mất khả năng thanh toán, người dân mới “tá hoả” rằng, các lô đất họ bỏ tiền ra mua đã bị ngân hàng siết nợ! Cơ quan điều tra đã vào cuộc gần nửa năm nay, nhưng chưa đưa ra kết luận về vụ việc này.

Sự nóng - lạnh thất thường của thị trường địa ốc Việt Nam hiện nay có lẽ không phải là một bản sao của thị trường địa ốc Mỹ trước khủng hoảng. Tuy nhiên, ví dụ về việc người ta có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng để rồi người dân ở Cleveland phải chịu thảm hoạ là đáng để suy ngẫm!

Theo Quang Hưng
Báo Đầu tư

nguồn: http://dantri.com.vn/c76/s76-340902/hai-mat-cua-su-bung-no-thi-truong-dia-oc.htm

5 người- ăn hả hê chỉ có 173 ngàn- món lẩu chỉ có 40 ngàn. Rẻ òm. Mời tui đi ăn, tui chỉ chỗ cho kakaka

nhan ngay sinh nhat chuc sinh nhat vui ve nhe sinh nhat- sinh nhat sau cua sinh nhat nho to chuc sinh nhat to hon sinh nhat cua ban cua sinh nhat nhe sinh nhat....-:)

090731- uống trà ở đây khi chán đời thì còn gì bằng nhỉ?!

st

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009

090731- “Co cẳng” qua cầu Đuống

Dù trời nắng ráo nhiều ngày nay, nhưng đoạn đường dưới chân cầu Đuống luôn có một “khúc sông” lầy lội, bẩn thỉu. Xe máy, xe đạp nào đi qua đoạn đường đều kinh hãi, cách an toàn nhất là... “co cẳng” phi qua...

Dưới chân cầu Đuống (thuộc phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội) tồn tại một “khúc sông” có chiều dài chừng 20m, rất nhếch nhác, bẩn thỉu, là nỗi sợ hãi của các phương tiện giao thông khi qua đoạn đường này. Ông Nguyễn Văn Minh, người dân sống ở khu vực này cho biết, “khúc sông” này tồn tại đã 3 năm nay, do cống nước nơi đây bị tắc nghẽn từ lâu mà không thấy một cơ quan chức năng nào đến giải quyết.

Theo quan sát của PV Dân trí, lưu lượng người qua lại trên đoạn đường rất đông. Những người đi xe máy, xe đạp đều co cẳng để không bị nước bẩn dây vào giày và quần. Tuy nhiên, các phương tiện xe tải, xe khách, taxi khi qua đoạn đường trên lại phóng rất nhanh nên không ít người bị nước bẩn bắn vào người, bực tức mà không biết kêu ai.

Chùm ảnh PV Dân trí ghi cảnh người dân co cẳng qua đoạn đường dưới chân cầu Đuống:
 

Dưới chân cầu Đuống là một khúc sông lầy lội, dù trời nắng ráo

Nước bẩn bắn tung tóe khi các phương tiện phóng nhanh qua khúc sông, cách tốt nhất là co chân lên để tránh bẩn

Một chút "suy tư" khi qua "sông"

Một cách co chân độc chiêu

Không co chân thì lãnh đủ

Nhiều xe tải, xe khách phóng nhanh bắn nước tung tóe biến người đi xe máy thành nạn nhân của "khúc sông"

Ai đi qua đoạn đường cũng hoảng sợ vì đoạn đường lầy lội, tội nghiệp nhất là người già và trẻ nhỏ

Theo nhiều người dân, cảnh "co chân qua cầu" đã diễn ra 3 năm nay mà không được cơ quan chức năng giải quyết.
Sông Lam

090731- Khi Kiến Trúc Sư có máu cơ khí...

Thế này thì thành phố te tua mất...

st

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2009

090726- Vỡ hồ chứa nước thải ở Bình Dương

Liên quan đến vụ cá chết hàng loạt trên sông Cầu Đò, Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra và phát hiện Công ty San Miguel Pure Foods Vietnam bị vỡ hồ chứa nước thải chăn nuôi.

Sáng 26/7, ông Huỳnh Công Du, Trưởng Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết: Qua kiểm tra, vụ vỡ hồ đã làm hơn 230.000m3 nước thải chưa qua xử lý tràn ra nhà dân, vườn cao su, sau đó đổ xuống con suối chảy ra sông Cầu Đò-Thị Tính, làm cho con sông có chiều dài hơn 30km này bị nhuộm đen, gây thiệt hại rất lớn. Cho đến sáng 26/7, số cá chết bốc mùi hôi thối vẫn còn dày đặc trên sông Cầu Đò.

Tại hiện trường, một đoạn bờ bao khoảng 30m của hồ chứa nước thải chưa qua xử lý của Công ty San Miguel rộng khoảng 7ha đã bị sạt lở, nước màu đen kịt vẫn còn tuôn chảy từ hồ ra môi trường bên ngoài. “Hiện tại mức độ ô nhiễm cũng như các thiệt hại gây ra cho người dân là chưa thể đánh giá. Ngay sau khi làm việc với công ty, đoàn kiểm tra sẽ tổ chức lực lượng điều tra, nắm tình hình thiệt hại của vụ việc đối với người dân, đồng thời kiểm tra, phân tích mẫu nước thải đổ ra sông để có đánh giá chuẩn xác về mức độ ô nhiễm cũng như các thiệt hại gây ra”, ông Du cho biết.

Được biết, Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN tiếp nhận công ty có hồ chứa nước thải này từ một doanh nghiệp Đài Loan vào năm 2003. Công ty này chuyên sản xuất thức ăn gia súc và chăn nuôi lợn với số lượng lớn. Hiện tại công ty có 6 trại nuôi lợn với số lượng khoảng 68.000 con, mỗi ngày xả ra môi trường khoảng 3.000m3 nước thải. Cũng theo kết quả kiểm tra về môi trường, doanh nghiệp này đã bị đưa vào “danh sách đen” trong “top” 25 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2008.

Cũng liên quan đến vụ vỡ hồ chứa nước thải này, người dân xóm chài ở ấp 2, thị trận Mỹ Phước có 30 hộ dân sinh sống chuyên đánh bắt cá trên sông Cầu Đò - Thị Tính đang hết sức lo ngại về việc ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt gây khó khăn cho cuộc sống của họ sau này./.

TTXVN

nguồn: http://vovnews.vn/Home/Vo-ho-chua-nuoc-thai-o-Binh-Duong/20097/117388.vov