Tại sao không cho quảng cáo trên xe buýt?
Trong phiên thảo luận tổ ngày 7/7, các đại biểu đã có nhiều bức xúc về vấn đề cấm quảng cáo trên xe buýt vì khó quản lý nội dung quảng cáo và ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Các đại biểu đã nhất trí đưa nó vào danh sách các câu hỏi chất vấn yêu cầu Sở Giao thông Vận tải giải trình.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng: “Trong lĩnh vực giao thông công cộng, xe buýt dùng nhiều, tại sao không cho quảng cáo trên xe buýt. Tôi vẫn thấy tiếc vì mất một nguồn thu. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay kinh tế khó khăn, ngân sách chúng ta không đảm bảo, thì đây là một phần bù lỗ đáng kể”.
Những khoảng trống trên thân xe buýt TP đang bị lãng phí?
Đại biểu Đặng Văn Khoa đồng tình: “Nhiều nước, nhiều tỉnh làm; việc quản lý nội dung quảng cáo nằm trong tầm tay chúng ta nhưng tại sao chúng ta không làm? Tôi đề nghị ủy ban nên xem xét lại vấn đề này”.
Đại biểu Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin khẳng định: “Là người làm lâu năm trong ngành quản lý quảng cáo, tôi khẳng định chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nội dung quảng cáo. Vì họ phải nộp mẫu cho cơ quan quản lý cấp phép”.
Trong phiên chất vấn Sở GTVT chiều 8/7, đại biểu Lê Văn Trung nhắc lại câu hỏi này. Đến cuối phiên họp, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Tài chính thức trả lời: UBND TP không cho quảng cáo trên xe buýt không chỉ vì khó quản nội dung quảng cáo trên xe, mà còn vì các nguồn thu chưa được làm rõ ràng.
Ông nhấn mạnh: “100 tỷ đồng thu được là ở đâu? Và không phải nhà nước thu hết số tiền này, vì xe phần lớn là của người dân, họ cũng phải có phần trong con số này. Từ tháng 10/2008, UBND TP đã giao cho Sở GTVT là đơn vị đề nghị làm rõ vấn đề này và Sở Tài chính thẩm định, nhưng vẫn chưa thuyết phục được UBND TP”.
Thu phí để hạn chế xe cá nhân
Đại biểu Võ Văn Sen thì đặt lại vấn đề hạn chế xe cá nhân. Ông cho rằng: Hiện số xe máy của TP đã là hơn 3,8 triệu chiếc, tức 2 người có 1 xe, và vẫn không ngừng tăng lên. Nếu chúng ta không hạn chế từ bây giờ thì sẽ rất khủng khiếp trong tương lai. Và ông đề nghị nên xem xét vấn đề thu phí xe cá nhân.
Theo ông, nhờ đó mà vừa qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể như Chính phủ ra nghị định cho riêng 2 TP lớn là Hà Nội và TPHCM được cho cơ chế khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng và hạn chế xe cá nhân. Vừa qua, trong Bộ Luật Giao thông mới sửa đổi cũng có quy định cho các thành phố lớn được có chính sách riêng để phát triển vận tải công cộng và hạn chế xe cá nhân.
Tuy nhiên, đại biểu Võ Văn Sen vẫn chưa hài lòng. Ông cho rằng: “Sở phải làm quyết liệt hơn, không thể thụ đồng chờ các bộ đồng ý. Phải tổ chức các hội thảo, chuyên đề... để bàn bạc và đưa ra các giải pháp thực hiện cho đến kỳ cùng”.
Phá bỏ những đoạn vỉa hè đã lát bê tông
Việc hàng loạt tuyến vỉa hè bị lật tung lên và lát lại bằng gạch bê tông, giảm diện tích và hạn chế khả năng ngấm nước mưa của đường phố TPHCM vừa qua được nhiều đại biểu quan tâm đến và đưa ra chất vấn ông Trần Quang Phượng.
Các đại biểu cho là cơ quan quản lý là Sở GTVT phải chịu trách nhiệm trong việc này. Vì nó đã được thực hiện một phần khá lớn, nhiều đoạn đã bị bê tông hóa, gây ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa và trữ lượng nước ngầm của TP. Mãi sau này báo chí lên tiếng mới chịu sửa đổi.
Ông Phượng giải thích: “Việc cải tạo vỉa hè đã phân cấp cho các quận huyện, Sở chỉ chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn. Khi sự việc xảy ra, chúng tôi cũng đã kịp thời tham mưu lãnh đạo Thành ủy, UBND TP đình chỉ các công trình này”.
Nhưng đại biểu Võ Văn Sen vẫn chất vấn: “Là Sở quản lý mà không nghĩ ra tác hại của việc lát bê tông vỉa hè, không hướng dẫn các quận huyện thì trách nhiệm thuộc Sở GTVT”. Và ông thẳng thừng đặt câu hỏi: “Phải giải quyết thế nào? Phá làm lại hay cứ để vậy?”.
Tuy nhiên, đại biểu Võ Văn Sen cho rằng: “Chúng tôi kiến nghị phá hết những đoạn đã làm. Vì chương trình lớn của chúng ta là chống ngập nước đô thị mà chúng ta quên vấn đề thấm nước tự nhiên. TP đã có 1 triệu mấy trăm ngàn căn nhà, nay lại bê tông hóa vỉa hè thì làm sao chống ngập?”.
Bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP phải ra “can” để làm dịu nghị trường: “Phá thì cũng rất lãng phí, vấn đề là ở những đoạn mới chúng ta phải rút kinh nghiệm”.
Tùng Nguyên
nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-336052/giao-thong-tphcm-van-nong-vi-nhung-van-de-cu.htm
2 nhận xét:
Chào bạn ty le vang,
Bọn quan chức TP HCM chỉ biết ăn hối lộ thôi, tầm nhìn không quá 1 gang tay. Ở ngoại quốc, ng ta có transport planning tức là quy hoach giao thông, 20, 50 thậm chí 100 năm vì mở dường xa lộ là phải có nhu cầu v.v..City link ở Melbourne này dc quy hoạch 20 năm, thực hiện 10 năm và nay là ko còn kẹt xe gì nữa.
Thân Ái,
Chau Xuan Nguyen
Xin chào,
thật ra ở TP nào cũng có quy hoạch- nhất là giao thông. Quy hoạch có hiệu quả, đạt được kết quả tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó tham nhũng và ăn hối lộ cũng là 1 trong những lý do- tuy nhiên trong giao thông, tham nhũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình- còn về tình hình giao thông te tua như hiện nay do tác động của nhiều yếu tố khác.
Bàn về các vấn đề này thì nhiều thứ để nói lắm- tuy nhiên, theo ý của TLV, hiện nay áp lực và sự phát triển của Xã hội nhanh hơn nhiều so với cách quản lý và hệ thống quản lý hiện nay. Ít nhiều gì cũng lệ thuộc vào những yếu tố sau đây:
1- Đô thị ở VN phát triển đa số theo kiểu vết dầu loang; hệ thống nhà ở và quản lý riêng biệt- mỗi đơn nguyên là 1 đơn vị ở, 1 gia đình, 1 ngôi nhà nhỏ- mô hình này khác hẳn với cách quản lý ở các đo thị khác- mỗi đơn nguyên là 1 blog nhà, 1 chung cư,... Rõ rang mức độ phức tạp ở VN cao hơn nhiều.
2- Hơn nữa, nền kinh tế của VN phụ thuộc rất nhiều vào mặt tiền nhà, lề đường, vĩa hè nên áp lực. Cùng 1 diện tích mà mặt đường ở VN gánh rất nhiều loại phương tiện giao thong, phương tiện kiếm sống của người dân,...
3- Nền tảng phát triển: chính vì theo vết dầu loang nên các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng phải mang tính chắp vá theo. Đã nghèo lại còn sài sang- không có định hướng- mà nói thật, có muốn định hướng cũng khó mà khả thi với cung cách quản lý và tốc độ phát triển hiện nay. Rõ rang 1 khu mới hoàn toàn (như Phú Mỹ Hưng) các vấn đề có lien quan sẽ được xử lý rất đơn giản.
4- Ý thức cộng đồng: tất cả các dự án ở VN đều gặp trở ngại lớn nhất đó là đền bù giải tỏa. Do đó các dự án đều rất chậm triển khai. Hơn nữa, đi đâu cũng gặp trở ngại về chuyện ý thức ,và thiếu sự hợp tác của người dân. Nên tình hình càng rối them.
5- Kinh tế: các dự án lập ra nhiều- nhưng phần nhiều là bị treo (quy hoạch treo) vì thiếu chủ đầu tư. Ý tưởng thì lai láng nhưng năng lực thực hiện có hạn.
Túm lại, TLV cũng nhìn tới nhìn lui nhìn xuôi nhìn ngược các yếu tố có lien quan nên đôi khi cũng chỉ biết thở dài thôi chứ biết làm gì bây giờ.
Mong nhận được ý kiến của bạn.
Chúc vui
Đăng nhận xét