Chúng tôi lấy ví dụ tại hai thành phố của 2 quốc gia châu Á, một là Tokyo- Nhật Bản , nơi có thu nhập/đầu người khá cao và hai là Manila – Philippines, nơi có cuộc sống bình dân khá gần gũi với Hà Nội.
Tháng 10/2011, chúng tôi đến Tokyo và ở trong một căn phòng khách sạn Juraku trong quận khá gần trung tâm. Giá phòng là 100USD/ngày đêm. Phòng có một giường ngủ, nhà vệ sinh và hành lang bé xíu, kích thước phòng là 2,4mx5m=12m2. Bố trí vô cùng tiện nghi và chi li đến từng milimet. Một căn hộ trung binh cho gia đình các bạn Việt Nam học tập và làm việc, hơn 20m2 bao gồm phòng khách, ăn liền với bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinh, tổng diện tích <30m2. Giá thuê 1.000 USD/tháng.
Tháng 10/2011, chúng tôi đến Tokyo và ở trong một căn phòng khách sạn Juraku trong quận khá gần trung tâm. Giá phòng là 100USD/ngày đêm. Phòng có một giường ngủ, nhà vệ sinh và hành lang bé xíu, kích thước phòng là 2,4mx5m=12m2. Bố trí vô cùng tiện nghi và chi li đến từng milimet. Một căn hộ trung binh cho gia đình các bạn Việt Nam học tập và làm việc, hơn 20m2 bao gồm phòng khách, ăn liền với bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinh, tổng diện tích <30m2. Giá thuê 1.000 USD/tháng.
Căn buồng tiện nghi 12m2 giá 100USD, cầu thang máy và cửa hàng mini.
Trên đường phố ta thường gặp những cửa hàng chỉ đủ ghế ngồi ăn như trong các toa tầu. Mặt tiền tầng 1 khéo léo chừa ra một lối đi dẫn vào thang máy, nơi đưa ta đến những căn hộ tí hon cao vút trên đầu. Nhìn bên ngoài, những căn hộ mini ấy có đủ dáng vẻ, nhưng tất cả thấy rõ sự cô đúc tối đa của thành phố có 15 triệu dân ban ngày. Kích thước nhỏ tạo nên sức ép lớn, bật ra những sáng tạo đáng học tập. Mặt bằng tầng 1 ngôi nhà với những cầu thang inox sáng loáng dẫn ta xuống tầng hầm, rẽ bên phải, bên trái và đi vào sâu – đủ bốn phương tám hướng
Mặt tiền với 4 hướng giao thông và bên ngoài chung cư căn hộ nhỏ giá cao khu trung tâm.
Chung cư, căn hộ mini không chỉ ở trung tâm mà ngoại ô thành phố vẫn vậy , giá thuê thấp hơn (50%)
Đến Manila, tôi ở phố Ocampo, quận Malate- trung tâm Manila cổ. Kế bên là Viện Phật giáo to vật vã, giáp phía bên kia là khu ổ chuột, nơi tá túc cả trăm gia đình. Mỗi sáng lũ trẻ túa ra đường đầy vỉa hè.
Manila có nhiều tổ chức từ thiện làm nhà cấp không cho người vô gia cư. Từ những năm 1970, nhiều nghiên cứu nhà ở rẻ tiền, hay dự án nhà ở xã hội đã thử nghiệm rầm rộ. Người ngèo khó ở tại đó , họ vào trung tâm mới có cơ hội kiếm sống.
Nhưng nhiều hơn cả là những khu đất rộng, không xây dựng... đó là sản phẩm của những cuộc đầu cơ đất đai từ những năm 1970- 1980 với những dự án BSD đắp chiếu chờ thời đã 30-40 năm rồi.
Giờ đây Manila đã tỉnh táo hơn nhiều. Sát khu ổ chuột là chung cư “City Land”cao 28 tầng, có hàng trăm căn hộ <25m2, vệ sinh và bếp riêng, giá thuê <300 USD/ tháng. Tầng 1 là siêu thị mini, tầng thượng là nhà giặt, 8-10 thang máy, bảo vệ 24/24... nhưng không có gara. Chung cư luôn kín khách: gia đình trẻ, nhân viên ngoại tỉnh, sinh viên chọn nơi ở này. Tòa nhà khác có căn hộ 45m2 -80m2, giá thuê 500-1.000USD/ tháng cũng sẵn. Nhiều người đến từ Trung Đông mang theo 1 triệu USD. Họ mua liền 6 căn hộ, cho thuê mỗi tháng thu 5.000 USD là sống khỏe. Người đầu tư có lãi, Ngân hàng lớn tài trợ, Chính phủ khuyến khích... Mô hình kinh doanh Win-Win này rất triển vọng, nhân rộng khắp Thành phố và đang quản bá sang các đô thị khu vực.
Căn hộ 22m2 , giá thuê <300USD/ tháng. Căn hộ ghép đôi và vị trí của Tòa nhà tại trung tâm TP Manila.
Các đô thị VN giàu hay nghèo? GDP Việt Nam ta bằng ½ Philippin và bằng khoảng 1/20- Nhật Bản. Tuy vậy các dự án nhà ở thay vì hướng tới hàng triệu người thu nhập 200-300 USD / tháng, thì chỉ ngắm vào khách hàng 1.000 -5.000 USD, số này chiếm mấy phần vạn? Lại nghe đến những tuyên bố VN cần hàng tỷ mét vuông nhà ở khi thị trường BĐS đã không còn cơ ngóc đầu lên được. Tóm lại, nhu cầu căn hộ nhỏ cần nhiều hay ít , khả năng chi trả thực sự của các đối tượng cần nhà ở đã thực sự có trong các chính sách nhà ở đô thị chưa? Đã đến lúc hỏi lại những vị đề ra sáng kiến cấm chung cư mini, căn hộ nhỏ trong đô thị: những kế hoạch đó để phục vụ ai? Chính sách ấy hướng tới cư dân cần nhà ở thực sự, đang vật lộn với cuộc mưu sinh trong đô thị hay cho những những người đang coi đầu cơ BĐS là cuộc chơi cờ bạc đầy rủi ro?
KTS. Trần Huy Ánh
nguồn: http://batdongsan.vietnamnet.vn/vn/doi-song-do-thi/46979/xin-hoi-cac-vi-sao-khong-ung-ho-chung-cu-mini-.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét