3 năm trước, tôi ở TPHCM. Có một cửa hàng Gucci rất lớn mới khai trương. Rồi một khoảnh khắc, tôi nhìn vào khung cửa sổ rất lớn của cửa hàng với hình ảnh quảng cáo khổng lồ một phụ nữ hiện đại, giàu có, nhưng trong đó tôi lại nhìn thấy sự phản chiếu một phụ nữ Việt Nam bán rong nhỏ bé, đội nón lúp xúp. Đó là thời điểm tôi bừng tỉnh.
>> Kiến trúc Việt đi về phía vô vọng?
LTS: Giữ được bản sắc cho những công trình kiến trúc đã khó, giữ bản sắc của một thành phố còn "vất vả" hơn rất nhiều. Hà Nội với những thế mạnh về văn hóa, lịch sử, liệu có đang đánh mất mình khi phát triển? GS Michael Douglass (Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu hóa, ĐH tổng hợp Hawaii, Mỹ) là người luôn "cổ súy" cho mục tiêu xây dựng những thành phố sống tốt, thay vì quá chú trọng đến phát triển kinh tế. Tuần Việt Nam đã có cuộc trao đổi với GS sau Hội thảo quốc tế "Hà Nội thiên niên kỷ - thành phố quá khứ và tương lai".
Trở thành tài sản riêng của ai đó?
- GS có quan tâm đến Đề án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và những thảo luận xung quanh đó không?
- Tôi rất quan tâm chứ. Tôi cho rằng tương lai của Hà Nội phải thuộc về những người HN, và bản quy hoạch đang được làm kia phải phản ánh tiếng nói của họ. Nhưng tôi cảm thấy thực tế của bản đồ án này không phải như vậy. Đồ án quy hoạch đã không phản ánh được văn hóa và lịch sử giàu có của thành phố, và có rất nhiều vấn đề còn tồn tại về giao thông, môi trường... cho đến việc giữ bản sắc của thành phố.
GS Michael Douglass- Nguồn: Website ĐHTH Hawaii
Bản thân tôi không chống lại những công trình hiện đại bằng sắt, thép, kính, nhưng phải cân bằng. Siêu thị cũng tốt thôi, nhưng còn chợ thì sao, tại sao không giữ cả hai? Tại sao ta không có thêm cả công viên dành cho công chúng và những phòng tập tiện nghi hay những resort cho những người giàu có? Dường như các bạn đang biến nhiều không gian công cộng thành không gian riêng cho một nhóm người.
Mối lo lắng của tôi là tầm nhìn của ai, tiếng nói của ai đang được phản ánh trong đồ án quy hoạch? Còn chính quyền ở đâu, khi chính những đường phố, những tòa nhà cũng trở thành tài sản riêng của ai đó? Bạn có thể vào trong, nhưng chẳng thể làm gì ở đó, vì nó không phải của bạn. Trong khi chính chợ, công viên cũng như hè phố ở Hà Nội... mới là không gian để con người trò chuyện, chia sẻ, cả với những người quen và người không quen.
Một vấn đề nữa là công bằng xã hội, dường như ở Hà Nội bây giờ thì người giàu có tất cả, còn những người nghèo mất đất, mất cơ hội, mất nguồn sống. Mọi người đều phải được trao cơ hội để có cuộc sống tốt hơn, không thể chỉ tập trung cho những người giàu.
- GS đã có buổi seminar với chủ đề "Hà Nội - thành phố toàn cầu hay thành phố sống tốt". Phải chăng ý GS là Hà Nội đang theo xu hướng thành phố toàn cầu?
- Tôi không biết nhiều về HN như các bạn, nhưng ngược lại tôi nhìn thấy nhiều điều mà các bạn không nhìn thấy. Tôi không dám "bảo" ai đó phải làm gì, mà muốn mở ra những cuộc đối thoại, trao đổi để từ đó các bạn sẽ tìm thấy một tầm nhìn chung. Ở buổi seminar, tôi nhận ra mọi người đến đó đều rất quan tâm đến chủ đề, và đến phần thảo luận thì tôi không phải nói nhiều vì mọi người thay nhau nói rồi. Lẽ ra mỗi 6 tháng, chúng ta phải có một buổi trao đổi, thảo luận tập thể như vậy.
Những con gà sẽ bị ăn thịt
- Ý tưởng về một lựa chọn cho Hà Nội trong GS xuất phát từ khi nào?
- Ồ, một câu hỏi rất thú vị. Khi tôi đến đây lần đầu tiên, tôi nghĩ vấn đề của Hà Nội phải ở hướng ngược lại, thành phố có vẻ "đóng băng", không có nhiều sự phát triển. 10 năm phát triển đầu tiên là quãng thời gian phát triển tốt, mọi thứ thay đổi theo chiều hướng tốt lên, kể cả việc có một vài chung cư cao cấp, khách sạn sang trọng hay siêu thị chẳng hạn. Nhưng sẽ đến một điểm "ngưỡng", có lẽ từ khoảng 4, 5 năm trở lại đây, khi mọi thứ trở nên quá mức. Hà Nội giờ đây ngập tràn hình ảnh của các tập đoàn lớn, giống với bất cứ một thành phố nào.
3 năm trước, lúc đó tôi ở TPHCM. Có một cửa hàng Gucci rất lớn mới khai trương. Rồi một khoảnh khắc, tôi nhìn vào khung cửa sổ rất lớn của cửa hàng với hình ảnh quảng cáo khổng lồ một phụ nữ hiện đại, giàu có, nhưng trong đó tôi lại nhìn thấy sự phản chiếu một phụ nữ Việt Nam bán rong nhỏ bé, đội nón lúp xúp. Đúng thời điểm đó, tôi cảm thấy Việt Nam thu nhỏ lại, Đó là thời điểm tôi bừng tỉnh.
Và bây giờ là câu chuyện quy hoạch Hà Nội, khi mà công ty đang xây dựng những khu đô thị mới lại chính là công ty tư vấn thực hiện quy hoạch này. Đó là sự xung đột, sự đối lập lợi ích rất lớn, sẽ thiếu vắng sự khách quan. Điều này không được phép xảy ra.
Tôi đã từng nói đùa rằng "chúng ta không nhờ những con cáo canh giữ những con gà"
- Ồ, thế thì sẽ chẳng còn con gà nào cả?
- Đúng thế, chắc chắn những con cáo sẽ vui vẻ nhận lời, chỉ có điều những con gà sẽ bị ăn thịt.
Điều bạn cần biết là tại sao tất cả những công ty tư vấn đó lại nồng nhiệt đến Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế này. Ví dụ với các công ty Hàn Quốc, bạn phải biết là ở Hàn Quốc có hơn 500.000 ngôi nhà và căn hộ đang bỏ không, chẳng có người ở. Các công ty đó chẳng có việc gì để làm ở Hàn Quốc, nên phải tìm việc ở nơi khác. Tình trạng đó cũng diễn ra với nhiều công ty của các quốc gia khác. Ở Mỹ cũng có hàng trăm, hàng ngàn trung tâm thương mại đang bị để không. Các bạn phải tỉnh táo với xu thế này.
Ở Việt Nam hiện tại có quá nhiều cơ hội cho các tập đoàn kinh tế kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Chỉ cần mua đất nông nghiệp, rồi xây dựng đô thị trên đó. Chẳng phải làm gì nhiều, chỉ xây vài ngôi nhà hiện đại và bảo bạn bỏ tiền mua nó. Bạn tưởng đó là đầu tư nước ngoài, nhưng thật ra không phải, chính người Việt bỏ tiền mua những ngôi nhà đó đấy chứ?
Cũng do nhu cầu của chính người Việt Nam, ai cũng muốn bước chân vào tầng lớp trung lưu, và họ nghĩ họ sẽ làm được điều đó bằng cách mua một căn nhà ở khu đô thị kiểu Ciputra chẳng hạn? Một nghịch lý là tất cả những người bạn của tôi có nhà ở Ciputra đều không muốn sống ở đó, họ mua nhà để đầu tư thôi, nên tạo ra bong bóng bất động sản, "chẳng ai muốn, nhưng lại có vẻ như ai cũng muốn mua chúng". Một điểm khác biệt nữa của Việt Nam là các bạn có thể xin tiền của bố mẹ, anh chị... để mua một căn nhà rất sang trọng. Bạn sử dụng những mối quan hệ gia đình truyền thống theo cách không thể có ở các nước phương Tây.
20 năm nữa, mọi thứ sẽ biến mất?
- Theo GS, để trở thành một thành phố sống tốt, Hà Nội nhất định phải giữ được những nét đặc trưng gì?
- Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu hóa của chúng tôi đã hỗ trợ tổ chức cuộc thi ảnh "Hà Nội - một không gian sống" vào năm ngoái. Đề tài của cuộc thi là người Hà Nội chụp ảnh thành phố của mình, chỉ có một quy định thôi: Không phải là ảnh cho khách du lịch, mà bức ảnh phải thật sự có ý nghĩa với người chụp.
Chúng tôi đã nhận được 1800 bức ảnh, và những bức đẹp nhất được tập hợp để xuất bản một cuốn sách. Khi tôi hỏi người bạn Hà Nội đã cùng chúng tôi tổ chức cuộc thi và làm cuốn sách này, rằng "ấn tượng sâu sắc nhất của cô với những bức ảnh là gì", cô ấy đã trả lời "trong 20 năm nữa, những thứ này sẽ biến mất". Bởi tất cả đều là những hình ảnh về đời sống văn hóa, đời sống xã hội rất đặc trưng của người Hà Nội, nhưng nếu không gian để diễn ra các hoạt động đó không còn thì chính các hoạt động cũng không thể còn.
Một trong những bức ảnh chụp Hà Nội của nhiếp ảnh gia người Canada Greg Girard trong cuốn sách ảnh "Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm" mới phát hành. Ảnh: VnExpress
Như câu chuyện phố cổ chẳng hạn. Cái hồn của phố cổ không phải chỉ là những cửa hàng nhỏ, mà là bản thân những con phố công cộng và cuộc sống trên những con phố đó. Nhưng dường như bây giờ người ta lại muốn biến những con phố đó thành vô hồn khi không cho mọi người dừng chân, không ăn uống, không cả trò chuyện bằng việc không cho buôn bán trên hè phố. Nếu thế chỉ còn dừng xe, mua đồ và đi, còn gì là phố cổ nữa?
- Nghĩa là không nên có những siêu thị hiện đại?
- Tất nhiên sẽ có những không gian được tổ chức theo kiểu siêu thị hiện đại, nhưng không thể đánh mất nét văn hóa rất riêng kia. Nét hấp dẫn của Hà Nội chính là đời sống xã hội, là sự sinh động của những con phố.
Tôi muốn bạn chú ý đến một điểm rất đặc biệt nữa của Hà Nội. Trong những công viên công cộng ở đây, có rất nhiều sinh hoạt cộng đồng hoàn toàn mang tính tự phát, tại những không gian hoàn toàn mở, bất kỳ ai cũng có thể tham gia, không có chuyện phải đóng phí, hay chuyện "chúng tôi đã kín chỗ". Nếu bạn muốn, bạn có thể tham gia một vài ngày, rồi lại đi khỏi Hà Nội, và khi quay lại thì những hoạt động vẫn còn ở đó. Mỗi hôm lại có những người đến và đi như thế. Bạn có thể đóng chút tiền nhỏ, vì có người mang âm nhạc đến cho mọi người cùng tập thể dục chẳng hạn.
Tôi đã làm một cuốn phim về những hoạt động xã hội hoàn toàn tự phát này. Và ở cuối cuốn phim là hình ảnh một cụ bà trên 80 tuổi với nụ cười thật tươi với lời chào "xin mời bạn". Đó là công viên của chung, của tất cả mọi người. Ở nước chúng tôi cũng có công viên dành cho các hoạt động ngoài trời, nhưng mỗi nhóm sẽ chơi riêng, nhóm của tôi đã đăng ký chỗ này, còn mời bạn ra chỗ khác.
Các bạn hãy quý những điều các bạn đang có.
Đừng để chỉ "thắng" trong một vài trường hợp
- Nhưng dường như những điều chúng ta đang nói ở đây thì chỉ người dân hay các chuyên gia biết với nhau. Làm sao để tiếng nói của cộng đồng đến được với chính quyền, với những người sẽ ra quyết định lớn, ảnh hưởng đến "vận mệnh" của thành phố?
Điều bạn cần biết là tại sao tất cả những công ty tư vấn đó lại nồng nhiệt đến Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế này. Ví dụ với các công ty Hàn Quốc, bạn phải biết là ở Hàn Quốc có hơn 500.000 ngôi nhà và căn hộ đang bỏ không, chẳng có người ở. Các công ty đó chẳng có việc gì để làm ở Hàn Quốc, nên phải tìm việc ở nơi khác. Tình trạng đó cũng diễn ra với nhiều công ty của các quốc gia khác. Ở Mỹ cũng có hàng trăm, hàng ngàn trung tâm thương mại đang bị để không. Các bạn phải tỉnh táo với xu thế này. Ở Việt Nam hiện tại có quá nhiều cơ hội cho các tập đoàn kinh tế kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Chỉ cần mua đất nông nghiệp, rồi xây dựng đô thị trên đó. Chẳng phải làm gì nhiều, chỉ xây vài ngôi nhà hiện đại và bảo bạn bỏ tiền mua nó. Bạn tưởng đó là đầu tư nước ngoài, nhưng thật ra không phải, chính người Việt bỏ tiền mua những ngôi nhà đó đấy chứ? |
- Bạn quan tâm đến vấn đề ở quy mô nào. Nếu bạn muốn tạo dựng một cuộc sống tốt ở quy mô nhỏ, một cộng đồng nhỏ, một ngõ nhỏ thì chắc chắn không ai phản đối, thậm chí chính quyền còn ủng hộ. Nhưng bạn càng muốn thay đổi ở quy mô càng lớn thì càng khó. Luôn có ba lực lượng là: Chính quyền - khu vực tư nhân - và cộng đồng. Như trường hợp dừng dự án khách sạn trong công viên Thống Nhất, cộng đồng đã lên tiếng về điều mà họ muốn, rằng họ muốn công viên là của họ, và chính quyền đã lắng nghe.
Tôi nghĩ, điều Hà Nội đang cần là những tổ chức xã hội xuất hiện để xây dựng một tầm nhìn thật sự đại diện cho cộng đồng của Hà Nội. Bởi vấn đề hiện này là tầm nhìn về thành phố không phải do cộng đồng quyết định, mà do ai đó đó ép bạn, hoặc là chính quyền, nhiều khi chính là khu vực tư nhân. Sẽ rất tốt nếu mỗi 6 tháng chúng ta có những diễn đàn mở, nơi tất cả cùng trao đổi để tạo ra một tầm nhìn chung.
Trung tâm của chúng tôi trong vài năm vừa qua đã cố gắng để thay đổi sự quan tâm, từ việc quá chú trọng về kinh tế thành mục tiêu xây dựng "thành phố sống tốt". Trong đó, đời sống xã hội cũng quan trọng như vấn đề môi trường hay vấn đề giáo dục... vậy.
- Với trường hợp của công viên Thống Nhất, GS có thể thấy đã có rất nhiều nỗ lực từ nhiều giới, với sự tham gia mạnh mẽ của truyền thông, để có một kết thúc đẹp. Nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều dự án lấn chiếm không gian công cộng, có thể ở quy mô nhỏ hơn...
- Các bạn có 3 lựa chọn: Có thể đồng ý, có thể không đồng ý, hoặc các bạn phải trình bày những điều các bạn muốn. Nếu bản thân cộng đồng chỉ giữ vai trò thụ động thì sẽ luôn là người phản đối, và các bạn sẽ cảm thấy kiệt sức. Bạn thắng trong một vài trường hợp, nhưng sẽ thua trong phần lớn trường hợp khác.
Nếu người Hà Nội không có cách để nói rõ các bạn muốn gì, mà chỉ phản đối cái người khác đưa ra, thì chắc chắn sẽ đến lúc mệt mỏi, và các bạn sẽ bỏ cuộc. Điều các bạn cần là phải có một thông điệp, một tầm nhìn thay thế. Sẽ phải có nhiều hơn những tổ chức xã hội quan tâm đến vấn đề này, để trình bày vấn đề mang tính xây dựng hơn với những người có trách nhiệm xây dựng chính sách.
- Xin cảm ơn GS.
KHÁNH LINH
Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-03-khong-the-giao-ha-noi-cho-nhung-con-cao-tu-van
8 nhận xét:
vậy tình hình là thế nào anh!
chìm đắm theo con tàu vinashin
chúng ta à
tôi và chúng ta ...
(mượn tên 1 vở kịch ) :-)
:)) bi kịch thật!!!
đời là bể khổ...(mượn tiếp) :-)
tình là dây oan
con là của nợ :)))))))))))))))
dây oan thì đúng
con là cục ku*ng :-)
Đăng nhận xét