Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

101110- Nguy cơ sức khỏe từ việc trang trí nhà cửa

Hãy nghĩ 2 lần trước khi bạn bắt đầu trang trí nhà cửa bởi hóa chất trong sơn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cho cả người thực hiện hay người sống trong ngôi nhà đó. Vậy đó là những nguy cơ nào và làm thế nào để tránh?

Sơn



 

Sơn được dùng trong nhà có chứa các hóa chất độ chại như các chất dung môi và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Khi sơn kho, những chất này sẽ bay vào không khí và cơ thể hít phải.

 

Sơn có 2 loại: sơn nước, thường có chứa thể sữa acrylic và thường được sơn tường; còn loại thứ 2 là sơn gốc dầu, thường là lớp sơn có tác dụng làm bóng.

 

Theo TS Keith Prowse, Quỹ Phổi Anh, hít phải mùi sơn có thể làm bệnh hen và xoang thêm trầm trọng làm trầm trọng thêm sơn hen suyễn và viêm xoang. Bởi vì các dung môi được hấp thụ vào phổi sẽ vào máu và có thể gây đau đầu, chóng mặt. Nếu ở quá lâu trong 1 căn phòng vừa sơn không có thông gió thì có thể gây mất trí nhớ trong giây lát.

 

Khi hít phải các VOCs, chúng có thể gây kích thích mắt, mũi, họng. Với số lượng lớn, nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự liên quan của những chất này với các dị tật bẩm sinh, ung thư và nguy cơ tổn thương hệ thần kinh trung ương.

 

Các thợ sơn chuyên nghiệp phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhất. Họ có 20% nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, theo tổ chức Y tế thế giới..

 

Trong khi đó, ở Đan Mạch, các chuyên gia đã xác định được 1 bệnh thần kinh do tiếp xúc lâu dài với dung môi có trong sơn – “bệnh mất trí nhớ của thợ sơn”.

 

Và những nam giới thường xuyên tiếp xúc với hóa chất sơn có nguy cơ gặp nhiều rối loạn sinh sản hơn, nghiên cứu từ Đại học Sheffield và Manchester.

 

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã bày tỏ sự lo ngại về những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của sự phát tán hơi sơn.

 

Sơn bám trên da cũng dẫn tới nguy cơ dị ứng, phát ban. Vì vậy, khi sơn dính vào da, hãy dùng rượu trắng để tẩy.

 

Giải pháp: Sơn nước ít nguy cơ hơn sơn gốc dầu vì chúng có có ít độc tố và ít phát tán mùi hơn. Một cách khác là dùng sơn tự nhiên như sơn sinh thái mà không có gốc dầu, VOCs và không mùi.

 

Tất nhiên, sơn tự nhiên không phải là hoàn toàn không tạo ra mùi độc hại. Và có thể rửa sạch bằng nước thông thường tahy vì rượu trắng hay dầu thông - một nguồn tiềm ẩn các dung môi khác.

 

Ngoài ra, mọi căn phòng dùng sơn đều cần thông thoáng tối đa. Và chỉ ở khi sơn đã khô hoàn toàn.

 

Vecni

 

Cũng như sơn, véc ni sử dụng trên đồ gỗ có thể chứa các hợp chất VOCs và khi hít vào, nó có thể gây đau đầu, kích thích mắt, mũi, cổ họng.

 

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Anh cho thấy trẻ em tiếp xúc với các hóa chất này có nguy cơ hen suyễn cao gấp 4 lần so với những trẻ không tiếp xúc.

 

Giải pháp: Thực hiện đánh vecni trong những căn phòng có nhiều cửa sổ mở và lý tưởng nhất là làm việc ngoài trời, đi găng tay bảo vệ da. Hạn chế thời gian tiếp xúc, thường xuyên nghỉ giải lao sau mỗi nửa tiếng đánh vecni.

 

Giấy dán tường

 

Giấy dán tường thường có chứa chất diệt và ngăn ngừa nấm mốc. Ở một số người, các chất này có thể gây dị ứng da và bệnh eczema.

 

Giải pháp: Mang bao tay dùng một lần để thực hiện dán giấy dán tường.

 

Đặt thảm

 

Thảm mới thường có chứa chất chống cháy brôm.

 

Brôm được dùng cho các sản phẩm chống cháy dùng ở sàn nhà. Những chất này đã bị cấm ở Thụy Điển vì những lo ngại về ảnh hưởng của chúng đối với con người và động vật. Nghiên cứu trên động vật cho thấy nó liên quan với nguy cơ ung thư vú và các nhà khoa học đã chứng minh rằng chúng gây ra vô sinh ở các loài nhuyễn thể (trai, ốc), gây sảy thai ở chuột.

 

Chất chống cháy brôm cũng có thể phát tán vào không khí, trộn lẫn với bụi nhà và bám vào thực phẩm. Nó thuộc nhóm hòa tan trong chất béo vì thế rất khó để phân giả và vì vậy có thể tích tụ trong cơ thể nhiều năm liền.

 

Giải pháp: Thường xuyên hút bụi. Sử dụng các loại thảm làm từ các sợi tự hiên như len, bông, đay.

 

Nhân Hà

Theo DM

nguồn:  http://dantri.com.vn/c7/s7-436021/nguy-co-suc-khoe-tu-viec-trang-tri-nha-cua.htm

Không có nhận xét nào: