Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

100726- Thăm thiên đường của “mọt sách”

Là nơi có hiệu sách cũ lớn nhất trên thế giới, Hay-on-Wye không chỉ một thị trấn nhỏ ở biên giới giữa Anh và xứ Wales. Nơi đây còn được mệnh danh là "Thiên đường sách" trên trái đất.

Quá trình trở thành “thị trấn sách” của Hay-on-Wye bắt đầu đúng ngày Cá tháng Tư năm 1977, khi người được mệnh danh là “mọt sách” Richard Booth tuyên bố rằng Hay-on-Wye là vương quốc của sách, còn ông sẽ là quốc vương ở đây. Kể từ đó, ông Booth đã cố gắng thiết lập một ngành du lịch vững mạnh nhờ vào những cuốn sách. Hàng nghìn du khách thăm đến với Hay-on-Wye mỗi năm để tìm kiếm bất kỳ cuốn sách nào họ cần.

Hay-on-Wye từng là một thị trấn đang chết dần với dân số chưa đầy 2.000 người. Không hề có một nền kinh tế thực sự hay doanh nghiệp nào đáng chú ý ở địa phương. Nhưng Hay-on-Wye đã "tỉnh giấc" sau khi ông Booth đưa ra kế hoạch táo bạo trên.
 
Ông Booth đã mở hiệu sách đầu tiên vào năm 1961. Sau đó, ông đã chất đầy sách các vào công trình xây dựng sẵn có như các trại tế bần cũ, nhà thờ và thậm chí cả lâu đài Hay.

Hay-on-Wye mỗi năm đều có thêm hơn 1 triệu cuốn sách Không giống với các nhà buôn sách khác, ông Booth không tập trung vào bất kì chủ đề nào. Ông mua bất cứ loại sách gì vì ông tin rằng mọi cuốn sách đều có giá trị và sẽ có người cần đến chúng. Những “con mọt sách” từ khắp nơi trên thế giới đổ về Hay-on-Wye bởi họ nhận thấy ở đây có một lượng sách khổng lồ và giá lại rẻ.

Thị trấn nhỏ Hay-on-Wye từng lâm vào thời kỳ khó khăn nhất nhưng đã và đang “lột xác” thành khu du lịch. 10% dân số của thị trấn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sách, còn các lĩnh vực khác cũng thu lợi nhuận từ khách du lịch đến đây tìm kiếm tư liệu đọc.
 
Ảnh các kho sách ở Hay-on-Wye:
 















Nguyễn Thúy
Theo OC

2 nhận xét:

Đàm Quỳnh Anh nói...

Quá đã.
Tha hồ tìm được những cuốn sách cũ mà hiếm mà quý.

Ty Le Vang nói...

a ngạc nhiên sao sách lại để ngoài trời nhỉ...họ không sợ hư?