Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

‎111029- nhiều người sáng mắt sau vụ này...

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/45905/duong-sat-cao-toc-tq--nua-duong-dut-ganh--.html

111029- 'Ở Việt Nam thì đi bộ cũng tắc'

Vấn đề giao thông hiện tại ở Việt Nam là quản lý, ghi nhận (Registering), chứ không được điều hành (Management). Bảng STOP là dấu hiệu giao thông quan trọng nhất nhưng hầu như không được sử dụng.

Bộ trưởng Giao thông tuyên bố tướng ra trận rất cần sự toàn quyền để quyết định tiến hay lùi. Tôi thấy có niềm hy vọng để giải quyết vấn đề giao thông và giảm sự ô nhiễm môi trường từ giao thông cũng như tăng an toàn giao thông.

Nhưng khi Bộ trưởng tuyên bố cấm xe gắn máy để giải quyết vấn đề giao thông thì tôi lại lo nghĩ về nhiều điều. Mật độ ôtô và xe gắn máy ở Việt Nam, ngay cả ở những thành phố như Sài Gòn và Hà Nội, không phải là quá cao mà chỉ là nhiều hơn những thành phố khác.

Nhiều quốc gia trên thế giới có diện tích mặt bằng dành cho giao thông khoảng 21% (gấp 3 lần) ở Việt Nam là 7%, nhưng số lượng xe cơ giới của họ gấp 20-30 lần. Có nghĩa là diện tích cho mỗi đơn vị xe cơ giới ở Việt Nam cao hơn ở những quốc gia khác. Vấn đề nằm ở chỗ nếu xe gắn máy ở Việt Nam được người Nhật, người Đức, người Mỹ, hay người Singapore cầm lái cộng với phương pháp điều hành giao thông thông minh, logic thì có bị ùn tắc như hiện tại?

Ở ta đi bộ cũng kẹt chứ không phải cần đi xe. Như vậy thì cấm đi bộ? Điển hình là những lần hội hoa xuân, bắn pháo hoa, lễ hội lớn, các sân vận động bóng đá... Vì thế, có thể nhận ra căn nguyên nằm ở yếu kém trong tổ chức và con người.

Thực trạng giao thông hiện tại

Cảnh xe tải cán chết người đi xe gắn máy thường thấy trên báo chí hàng ngày là chuyện thường. Theo luật giao thông hiện tại mà không xảy ra điều này mới là chuyện lạ. Kính chiếu hậu có một góc mù khoảng 52 độ, người lái xe tải khó thấy người đi xe gắn máy ở dưới thấp. Khi người đi xe gắn máy ngã vào xe tải thì xe tải không thấy, và nếu thấy thì thắng cũng không kịp. Kính chiếu hậu không cho ta biết khoảng cách thực, không cho ta biết vận tốc thực. Nhưng ở Việt Nam chỉ nhìn kính chiếu hậu là đủ. Khi thi lấy bằng lấy xe thì người lái xe không cần quay đầu lại để nhìn. Chương trình đào tạo lái xe lạc hậu không theo kịp giao thông hiện đại về vận tốc và số lượng.

Quy định rẽ trái kiểu cổ điển mà Việt Nam đang áp dụng.
Quy định rẽ trái kiểu cổ điển mà Việt Nam đang áp dụng.

Quy luật vật lý là nếu xe ôtô chạy 80-100 km/h thì khi thắng gấp cần một đoạn đường là 45-70 m. Nếu là xe tải thì cần 120-150 m tùy theo tình trạng bánh xe và tình trạng khô ướt của con đường và hệ thống thắng. Những thông tin này không hề có trong chương trình đào tạo và nhiều hơn nữa.

Nhiều tai nạn liên hoàn xảy ra ở Việt Nam là vì nhiều tài xế xe cho rằng mình phản ứng nhanh, tay lái lụa? Nhưng họ không thể nào vượt qua được quy luật của vật lý học. Vì tài xế không biết và cũng không ai dạy họ. Về kỹ thuật không khó để đo khoảng cách an toàn và xử phạt bằng như vượt vận tốc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cứ mỗi năm lại có một tháng an toàn giao thông, ra quân kiểm soát, còn 11 tháng còn lại thì sao? Về kỹ thuật không khó để kiểm soát liên tục 365 ngày mà không cần ra quân.

Xe cứ vượt ra cướp đường, ai tông tới từ sau sẽ bị lỗi? Quy định kiểu này là quy định khuyến khích vượt ẩu, cướp đường. Điều này phải được sửa lại để tạo một phong cách giao thông an toàn và đúng luật.

Rẽ trái kiểu Mỹ.
Rẽ trái kiểu Mỹ.

Cướp đường, nhưng không gây tai nạn vẫn bị phạt nặng theo phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đó là quy định giao thông trên thế giới. Những quy định được phép quẹo phải hay chạy thẳng khi đèn đỏ không được định nghĩa rõ ràng. Trên thế giới, được phép quẹo phải khi đèn đỏ chỉ được sử dụng khi 100% không gây nguy hiểm cho người đang có đèn xanh ưu tiên. Chỉ sử dụng cho những đoạn đường ít giao thông, nếu có xảy ra tai nạn thì người đi đèn đỏ lỗi 100%.

Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì được phép chạy là cứ chạy, không an toàn cho người có đèn xanh, và giảm lưu lượng xe trong một đơn vị thời gian. Tưởng là giảm thiểu ùn tắc nhưng lại là "gậy ông đập lưng ông".

Đi đâu cũng thấy những phân luồng sai, quy định phản logic, đèn quẹo trái thì được gắn ở bên phải ở những con đường thật rộng, cứ lo tìm nhìn đèn giao thông là có thể gây tai nạn (như ở đường Điện Biên Phủ, Cộng Hòa...).

Muốn tạo một thói quen chạy xe an toàn, trật tự thì phải có những quy định logic. Ở Việt Nam hiện tại ai mà chạy đúng luật thì chỉ đứng một chỗ thôi. Ai liều thì được.

Giải pháp cho các vấn đề trên

Giải quyết vấn đề giao thông ở Việt Nam không phải là khó, chỉ cần một chiến lược tổng thể, những ý tưởng thông minh: bảo hiểm, quy định giao thông thông minh, logic và giáo dục giao thông đúng tâm lý và theo kịp điều kiện giao thông nhiều với vận tốc nhanh.

Tôi đã làm việc với Sở Giao Thông Công Chánh TP HCM, một số ý tưởng đã được thực hiện như cầu Sài Gòn, hướng đi đường Nguyễn Văn Trỗi nhưng chỉ là sự chắp vá. Cầu Thủ Thiêm (Sài Gòn) sau 5-6 lần sửa đổi hướng đi, nhưng đến nay vẫn chưa an toàn. Từ trong hầm chạy ra, từ trên cầu vượt chạy xuống, không ai thấy ai. Không an toàn!

Mô phỏng quá trình taxi bắt khách theo luật Việt Nam.
Mô phỏng quá trình taxi bắt khách theo luật Việt Nam.

Cứ chờ có tai nạn rồi sửa cũng không muộn? Việt Nam cần một phương án tổng thể, một giải pháp thông minh để điều hành giải quyết vấn đề giao thông mà không cần cấm gì cả! (thời gian chuẩn bị 3-6 tháng)

Ví dụ: Cấm qua mặt nếu xe đi trước đã báo hiệu đèn quẹo phải hay trái, có như thế mới an toàn và tạo điều kiện để xe quẹo giải phóng mặt bằng nhanh, đặc biệt cho xe buýt dễ chạy an toàn hơn cho xe gắn máy và cho những người khách đi xe buýt và nhiều quy định khác.

Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì không. Tại TP HCM, mỗi sáng cùng giờ 1,2 triệu trẻ em được đưa đến trường. Đây là trách nhiệm của xã hội chứ không phải của riêng mỗi gia đình. Biện pháp nào để trẻ em được đi học và về nhà an toàn là trách nhiệm của Bộ trưởng giáo dục và Bộ giao thông.

Gia đình sẵn sàng chịu trả tiền đưa đón nếu an toàn cho trẻ em, để khỏi phải chầu chực trước cổng trường, khoảng 10 tỷ giờ lao động, để có nhiều thời giờ cho sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải trí để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn minh hơn, tiến bộ hơn. Đó là khơi nguồn sáng tạo.

Ôtô thường xuyên đổi hướng gây ùn tắc.
Ôtô thường xuyên đổi hướng gây ùn tắc.

1,2 triệu học sinh ở TP HCM làm sao đi học lệch giờ? Nếu không tổ chức đón đưa chung của trường? Một gia đình có hai con học khác trường làm sao đưa đón lệch giờ? Rồi phải chạy ngược chạy xuôi tăng thêm giao thông. Bố mẹ làm sao đi làm lệch giờ?

Đi làm lệch giờ đã được thử nghiệm ở châu Âu cách đây 35 năm, nhưng cũng không đem lại kết quả khả quan nào. Làm sao một nhà máy chạy được khi nhân viên đi làm lệch giờ? Kỹ sư đi làm lệch giờ? Không phải cấm cái này cấm cái khác, mở rộng đường là phương pháp giải quyết vấn đề giao thông. Ở châu Âu, Nhật và những nước khác không có biện pháp mở rộng đường, đền bù một số tiền lớn. Họ dùng tiền để giải quyết thông minh hơn.

Vận tốc trung bình hiện tại trong giờ cao điểm là 5-7 km/h. Nếu ta đạt được vận tốc trung bình 20 km/h là đã giải quyết được vấn đề. Cấm xe gắn máy hay ôtô thì làm sao nâng cao sản xuất để phát triển ngành công nghiệp?

Cấm là biện pháp đưa đến giảm thu ngân sách, giảm công ăn việc làm không những cho những người đang lao động sản xuất mà ngay cả cho những cơ quan kiểm định, những dịch vụ sửa chữa v.v, không thu nhập thì không có tiền chi, thì không có kinh tế

"Cấm, giới hạn" không phải là biện pháp thông minh, mà chỉ đưa nền kinh tế đi xuống. Nạn tắc đường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có thể giải quyết được 80% trong vòng 12-18 tháng, Vận tốc giao thông sẽ chậm lại (Stop and Go) trong giờ cao điểm nhưng sẽ không bế tắc (Stop No Go), trừ những trường hợp do tai nạn.

Xem những hình tiêu biểu cho giao thông Việt Nam. Không ùn tắc mới là chuyện lạ.

Nguyễn Minh Đồng
Giám đốc công ty DEVITEC-Consult

nguồn: http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2011/10/7902-viet-nam-thi-di-bo-cung-tac/

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

‎111028- TLV và những con số

1- vừa đuợc tặng MỘT tập thơ- có chữ ý của 1 tác giả nổi tiếng
2- vừa được chụp hình ké với HAI cao thủ lừng danh.
3- theo đà này, có khả năng mình tăng thêm BA kg :-(
4- cuối tuần này có BỐN sô chậu- phải phân thân thề nào đây trời...
5- liên tục NĂM ngày nay, ngày nào cũng nhậu- phấn đấu thêm 2 ngày cho chẵn 1 tuần
:-)

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

111027- sướng nhe...vô top 4 của thế giới rồi nhe...đã đã thiệt

http://dantri.com.vn/c76/s76-531613/viet-nam-se-nam-trong-top-4-nuoc-lam-phat-cao-cua-the-gioi.htm

hưởng ứng 31/10 sớm nhe pà kon hí hí

111026- Lấn chiếm lề đường - thủ phạm chính gây kẹt xe

Nếu bạn mới nghe qua thì có thể thấy vô lý. Tại sao lấn chiếm lề đường là thủ phạm chính gây kẹt xe và làm mất mỹ quan đô thị? Vâng! Ai cũng nghĩ rằng kẹt xe là do các loại xe, lo cốt, mật độ, chiếm hết lòng đường gây kẹt xe. Nhưng thực ra thủ phạm chính lại là cái lề đường của các nhà mặt tiền đường phố, cơ quan, trường học.

Đơn giản thôi những của hàng mua bán mặt tiền lấn chiếm mặt tiền trên vỉa hè để bán hàng hóa, để xe máy, bảng hiệu, tủ bàn ghế,… đủ kiểu. Vì văn hóa thích phô ra mặt tiền của chúng ta! Người này lấn ra một chút, thì người bên cạnh phải lấn ra hơn để tranh mua tranh bán. Chính cái văn hóa thích phô ra mặt tiền và ý thức chiếm hữu hè phố để làm nơi kinh doanh đã làm mất đi nét văn hóa đi bộ, vì còn hè phố đâu mà đi?

Đồng thời tạo thói quen thích xài xe máy, vì cứ tấp vào là giao dịch được, làm cho cư dân thấy quá thuận tiện khi dùng xe máy. Trong khi nhà nước cấp quyền sử dụng nhà thì đâu có cấp quyền chiếm hữu vỉa hè đằng trước nhà đẻ chủ nhà tùy nghi sử dụng? Ai cũng hiểu rằng vỉa hè là của toàn thành phố chứ không của riêng ai, nếu ai có ý đồ chiếm hữu để sử dụng riêng là vi phạm pháp luật. Vậy thì nên trả lại lề đường, hè phố cho cư dân thành phố.

Nhưng hiện nay điều đó là phổ thông vì rất nhiều người chiếm hữu.

Và như vậy thì ý tưởng của tôi cũng thật là đơn giản. Buộc tất cả các hộ dân ở hai bên đường phố, kể cả các cơ quan, trường học không được để bất cứ một vật gì cản trở lưu thông. Không được dừng và để xe máy trên vỉa hè. Muốn kinh doanh trong nhà mặt tiền thì đề nghị lùi sâu vào bên trong nhà để chừa chỗ cho khách giao dịch bằng xe máy ngay diện tích ở bên trong nhà. Cấm tiệt để xe máy của khách trên vỉa hè. Vì vỉa hè là của chung thành phố. Phạt thật nặng những xe máy dừng, đỗ trên vỉa hè để giao dịch. Muốn giao dịch đem xe vào trong nhà.

Như vậy thì đã rõ, cửa hàng, đơn vị giao dịch, muốn có khách đến giao dịch thì buộc phải chừa ra một phần diện tích ở trong nhà dùng vào việc để xe khách. Và như vậy thì vô tình khách và chủ đều thấy rằng chiếc xe máy là cục nợ trong giao dịch.

Chúng ta thử đi dạo một vòng quanh các đường phố thì sẽ thấy cái văn hóa chiếm giữ hè phố của dân ta thật ghê gớm! Họ chiếm dụng bất cứ khoảng không gian nào có thể, họ buôn bán bày ra gần hết lề đường. Đồng thời cũng nhận thấy cái văn hóa ngồi trên xe máy của dân ta để giao dịch cũng kiên cường không kém! Họ tạt vào tạt ra để giao dịch, mua bán ngồi trên xe máy, đi vài muơi thước cũng đi bằng xe máy, kiên cường trên xe máy vô tội vạ. Chính hai cái văn hóa chiếm giữ và kiên cường này gây nên ách tắt giao thông và lâu dần người ta cảm thấy rất thuận tiện trên xe máy.

Để giải phóng hè phố, lề đường thì phải làm đồng bộ, mạnh tay không khoan nhượng. Và có thể gắn camera quan sát để phạt nguội các chủ nhà nếu không chịu nhắc nhở khách đến giao dịch đem xe máy vào trong nhà. Đồng thời đây là điều quan trọng nhất. Lập đội trật tự lề đường, đội này được quyền phạt và thu giữ bất cứ vật dụng gì để ở trên lề đường.

Phải mạnh tay để bỏ thói quen chiếm giữ và khi hè phố thông thoáng sẽ kích thích sự đi bộ. Vì đi bộ không phiền hà ai trong giao dịch và không còn chuyện đi vài mươi mét cũng xách xe máy. Họ sẽ tập trung gửi xe vào bãi để đi giao dịch, Xong việc lại lấy xe ra về. Và nếu những nhà mặt tiền bị hạn chế diện tích nơi để xe máy thì sẽ xuất hiện những câu chào dán ngoài cửa, đại loại như: “Xin quý khách gửi xe ở bãi để giao dịch” hoặc là “ Không tiếp khách giao dịch đi xe máy”.

Tôi tin rằng đây là thủ phạm chính của vấn nạn kẹt xe và làm mất mỹ quan đô thị. Có làm được hay không còn tùy thuộc vào sự đồng thuận của cư dân thành phố và sự mạnh tay của chính quyền các cấp để bỏ thói quen của người dân. Hãy ấn định thời gian để thành phố ra quân đồng loạt như việc đội mũ bảo hiểm mà thôi! Vậy thì có gì đâu mà khó? Chúng ta còn chần chờ gì nữa hãy cố gắng làm ngay thôi!

Nguyễn Văn Nhuận

nguồn: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/10/lan-chiem-le-duong-thu-pham-chinh-gay-ket-xe/

111026- "KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN LÀ QUYỀN ĐƯỢC SỐNG "

KHÔNG CÔNG BỐ DỊCH TAY CHÂN MIỆNG
Không biết Bộ trưởng phải chờ khi nào và có bao nhiêu trẻ em vô tội phải từ giã cõi đời nữa thì mới gọi là DỊCH ??? . Xin bà Bộ trưởng hãy nghĩ đến những đứa trẻ vô tội. KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN LÀ QUYỀN ĐƯỢC SỐNG "- ( Trần văn Huynh )

http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2011/10/bo-truong-y-te-chua-den-muc-cong-bo-dich-tay-chan-mieng/?p=1#aComment

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

1110- Tây Ninh 20 năm ....




1991, lần đầu tiên tôi đến vùng đất TN nổi tiếng này.
hành trình lúc đó là chiếc cup 78 xịt khói mù mịt quải theo 2 người, xách theo máy chụp hình pratica ống kính xoay- khởi hành từ 6g sáng đến 10h đêm mới lết về đến nhà người bạn ( trong khi đám bạn đã phi mã với xe phượng hoàng, cup 81-84 về từ 7h ak ak).
sau đó, cũng vài lần tôi quay lại nơi này- nhưng lần này dường như cảm xúc nhiều hơn hẳn- có thể sau 20 năm tròn...
tôi up vài hình ảnh chụp máy phim 20 năm trước và hình ảnh hiện nay- không vì mục đích so sánh mà đơn giản chỉ là 1 góc nhìn khác, 1 cảm nhận "già" hơn sau 20 năm...
TLV

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Masterpiece- Photo Contest 2011-"Tuyệt tác Nhiếp Ảnh về kiến trúc VN"

http://photo2011.masterpiece.vn/the-le.html

111022- Văn hóa giao thông: Văn hóa... tiền sử?

Nếu nói giao thông đô thị là bộ mặt của xã hội, thì chúng ta đang có một bộ mặt thật đáng xấu hổ.

Giao thông có lẽ là điểm nhấn đặc trưng nhất của cuộc sống Việt Nam đương đại. Với những du khách nước ngoài, việc những dòng xe cộ bất tận vẫn có thể lưu thông được trên những con phố chật như nêm mỗi ngày là một bí ẩn không có lời giải đáp thích đáng.

Thậm chí một bài viết trên tờ Guardian của Anh còn cho rằng, ngắm phố xá Hà Nội lúc tan tầm là một thú vui không thể bỏ qua cho những ai tới đây.

Nhưng với người Việt Nam chúng ta, ngày ngày phải lăn lộn trên đường phố, giao thông giống như một cơn ác mộng kinh hoàng hơn là một trò giải trí.

Nhiều người than vãn, không cường điệu một chút nào, là việc đi lại trên đường phố bây giờ chẳng khác gì đi ra mặt trận: Tử thần có thể tìm đến bạn ở bất cứ nơi đâu và trong bất kì thời điểm nào.

Ở Việt Nam, chẳng thiếu gì những chuyện kiểu như xe tải húc đổ nhà dân, hay xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn cho người đi bộ. Điều này có nghĩa là đi đúng luật cũng không đảm bảo cho bạn được an toàn.

Giao thông của những người... tiền sử

Gốc rễ của trật tự và ổn định nằm ở môi trường pháp luật và ý thức chấp hành của người dân. Khi một trong hai thứ này, hoặc cả hai, có vấn đề, nó sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là sự hỗn loạn và vô tổ chức. Giao thông ở nước ta là một ví dụ xác đáng nhất cho nhận định đó.

Có người than rằng thế hệ người Việt hiện nay tham gia giao thông mà không có văn hóa giao thông. Nhưng thực ra thì chúng ta có đấy chứ. Đáng buồn rằng đó là thứ văn hóa... tiền sử, chấp hành giao thông theo kiểu luật rừng, mạnh ai người ấy đi, thay vì làm theo những quy tắc được Nhà nước và xã hội thiết lập.

Nếu nói giao thông đô thị là bộ mặt của xã hội, thì chúng ta đang có một bộ mặt thật đáng xấu hổ. Ở đâu đó trên thế giới, người ta đánh đập, chém giết lẫn nhau vì miếng ăn, tự do, hay tôn giáo. Còn ở Việt Nam, đó nhiều khi chỉ đơn giản là một va quệt nhẹ trên đường phố.

Cha ông ta đã từng nói "đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại". Thế nhưng với người Việt, trong khi những cái đẹp phải mất rất nhiều thời gian để cảm nhận được, thì cái xấu bao giờ cũng hiện hữu sờ sờ ngay trước mắt, ngay trên con đường mặt phố.

Đó là sự thiếu tôn trọng con người: Tay chỉ chực bấm còi ầm ĩ, người thì luôn nhấp nhổm tư thế để luồn lách chen ngang nhau, rồi thì ngay cả những người ăn mặc lịch sự nhất cũng có thể dừng xe ngay giữa lòng đường để cãi vã, chửi bới nhau vì những mâu thuẫn không đâu.

Giao thông giống như một cơn ác mộng kinh hoàng

Những biến cố đó được tiếp đuôi bởi văn hóa "nhìn ngó, tò mò, và không làm gì cả": Người đi đường sẽ tụ tập rất đông để đứng theo dõi xem chuyện gì xẩy ra, tai nạn hoặc cãi vã nhau, rồi lại...lên xe đi tiếp, chứ không hề có ý định can thiệp.  Những vụ tắc đường chỉ vì các đám đông hiếu kì diễn ra như cơm bữa ở Việt Nam.

Cái xấu tiếp theo là sự thiếu tôn trọng luật pháp, xét trên góc độ chấp hành các quy định về giao thông và cả người thực thi pháp luật. Không quá oan khi nói rằng chưa từng có người Việt Nam nào mà chưa từng vi phạm luật giao thông.

Phân làn đường cho các phương tiện trở thành luật...giấy khi ai cũng làm ngơ mỗi khi đường xá quá đông đúc. Người đi bộ tự cho mình cái quyền băng qua đường ở đâu cũng được, người đi xe đạp, xe máy nghĩ rằng vượt đèn đỏ vài giây hay đi ngược chiều một đoạn thì không có vấn đề gì, còn ô tô thì tư duy chẳng khác gì lái một chiếc xe máy bốn bánh cồng kềnh.

Chỉ đến khi cảnh sát giao thông xuất hiện ở những "điểm nóng" thì trật tự mới được cải thiện thêm đôi chút. Tuy nhiên, rồi thì người ta cũng phát hiện ra rằng cảnh sát giao thông cũng chẳng có ba đầu sáu tay để giám sát hết tất cả, và chỉ cần một thoáng được "lơ là", sẽ có một vài chiếc xe vụt lên phía trước trong tiếng còi bất lực của anh cảnh sát.

Tấn hài kịch thường lên đến cao trào khi người vi phạm giao thông bị những người thi hành pháp luật, ở đây là công an giao thông và cảnh sát cơ động, bắt giữ. Hàng loạt những "phép thần thông" được hô biến ra để hòng tránh bị phạt: Xin xỏ, "gọi điện thoại cho người thân", và thậm chí là cả dọa nạt và hành hung lực lượng chức năng.

Quy tắc và luật lệ, như luật giao thông, là điểm cốt lõi để phân biệt xã hội loài người với một quần thể động vật. Một khi những quy tắc và luật lệ đó bị chối bỏ, chẳng khác nào họ chối bỏ tư cách sống trong một xã hội loài người.

Đi xe kiểu Lào

Cách đây tầm non nửa thập kỉ trước, cái mốt so sánh kiểu "đi xe kiểu Lào, ăn Tết Công-gô", trở nên rất thịnh hành trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Cách so sánh này, dù không có ý coi thường quốc gia khác, là nhằm để chê bai một hành động kì quặc, khác thường, trái với quy tắc luật lệ của ai đó trong cuộc sống thường nhật.

Cách so sánh kiểu này tỏ ra vô hiệu khi xét về mặt giao thông. Tìm được một quốc gia có hệ thống và văn hóa giao thông kém hơn Việt Nam quả là một điều không hề đơn giản.

Dù đứng sau Việt Nam khá nhiều về phát triển kinh tế - xã hội, người Lào hơn hẳn người Việt về ý thức chấp hành luật giao thông.

Trên những con đường xuyên qua các bản làng hẻo lánh trên núi cao, trẻ con Lào chỉ cần nghe thấy tiếng động cơ xe máy, ô tô thôi là đã vội vã nép vào lề đường.

Ở những thành phố lớn của Lào như Luông Pha Băng và Viêng Chăn, hệ thống đèn tín hiệu giao thông không có nhiều, thay vào đó là các biển báo. Những người Việt Nam lần đầu tiên đến đây sẽ thấy rất ngạc nhiên rằng khi đi ra những đoạn giao nhau, người Lào bao giờ cũng chờ cho phương tiện ở đường ưu tiên đi qua hết mới bắt đầu qua đường.

Trên đường phố Viêng Chăn ngày nay. Ảnh: skydoor.net

Điều này thật khó xảy ra ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, khi đến cả cảnh sát giao thông cũng không thể ngăn được những người sẵn sàng liều mạng vượt đèn đỏ hay một mình len giữa dòng phương tiện đang di chuyển ngược chiều để "mở đường máu" qua đường.

Chúng ta không thể cứ đổ lỗi cho sự yếu kém của cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật mãi được. Những vấn đề thuộc về ý thức thì chỉ có thể giải quyết tận gốc được bằng ý thức. Và khi chúng ta không sẵn lòng thay đổi, dù có xây thêm hàng chục cái cầu vượt, mở rộng thêm hàng trăm mét đường, thì tắc nghẽn giao thông vẫn cứ xảy ra.

Gieo nhân nào, gặt quả nấy

Có một câu nói có lẽ là ai cũng đã từng được nghe: "Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận." Giao thông có thể chỉ là một phạm vi quá nhỏ để bao quát được hết những hành vi, thói quen ứng xử của người Việt Nam, nhưng thực sự, nó đã nói lên được rất nhiều điều.

Có một câu nói có lẽ là ai cũng đã từng được nghe: "Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận." Giao thông có thể chỉ là một phạm vi quá nhỏ để bao quát được hết những hành vi, thói quen ứng xử của người Việt Nam, nhưng thực sự, nó đã nói lên được rất nhiều điều.

Và khi cứ mãi gắn mình với các tật xấu tủn mủn, bon chen, coi thường luật pháp như thế, chẳng biết đến bao giờ nước ta mới hóa thành một cường quốc năm châu như người xưa vẫn mong mỏi chờ đợi.

Cũng đừng có ngạc nhiên nếu sau 30 năm nữa, những nước mà chúng ta coi là kém phát triển hơn như Lào và Campuchia sẽ vượt xa chúng ta. Con người là tài sản quý giá nhất của mọi quốc gia, là ngọn nguồn của mọi của cải và sự phát triển. Và khi họ có thể xây dựng được một nguồn nhân lực có ý thức, có tri thức, biết hi sinh vì lợi ích chung, thì mọi thứ đều có thể xảy ra.

Nên nhớ rằng 60 năm về trước, nước ta và Hàn Quốc đã cùng chia nhau vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới đấy thôi. Hiện tại như thế nào, ai cũng đã rõ.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

111021- Những tác phẩm điêu khắc tạo nên từ trò ghép hình Lego

Từ những miếng ghép của trò chơi Lego nổi tiếng, một nghệ sĩ người Mỹ đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt và ấn tượng.
 
Nathan Sawaya đã bỏ việc tại một công ty luật vào năm 2001 để trở về với sở thích thời thơ ấu của mình: lắp ráp mọi thứ bằng Lego. Hiện Nathan đang có một phòng trưng bày tại New York để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật do anh tạo ra từ các mảnh ghép Lego.

“Tôi đã từng trải qua cả ngày để ngồi trong phòng họp, đàm phán hợp đồng và vào cuối ngày, tôi tìm đến niềm vui của mình là lắp ráp Lego” - Sawaya cho biết - “Cuối cùng, tôi đã quyết định bỏ việc tại công ty luật để trở thành một nghệ sĩ lắp ráp Lego toàn thời gian”.

Nathan Sawata bên cạnh các tác phẩm của mình

Nathan dành toàn bộ thời gian làm việc trong ngày với những mảnh ghép Lego trong phòng trưng bày của mình, nơi có chứa hàng triệu mảnh ghép khác nhau. 

“Các tác phẩm của tôi bán được hơn 15.000 USD. Hiện tôi đang hoàn thành một dự án với hy vọng thu về số tiền lên đến 6 con số” - Nathan hồ hởi nói.

Nathan đang hoàn thành một tác phẩm, sau lưng là hộp đựng những mảnh ghép Lego

Theo người nghệ sĩ 37 tuổi này thì mỗi tác phẩm của anh phải dùng đến từ 5 đến 6.000 mảnh ghép Lego, đôi khi lên đến hàng trăm ngàn mảnh ghép và phải mất trung bình từ 2 đến 3 ngày để hoàn thiện. Hiện phòng trưng bày triển lãm của Nathan có 30 tác phẩm nghệ thuật khác nhau tạo ra bởi Lego và  tổng số mảnh ghép sử dụng lên đến hơn 1.500.000 mảnh. 

Được biết, để giữ cho tác phẩm của mình được chắc chắn, sau khi hoàn thành, Nathan sẽ dán các phần lại với nhau bằng keo dán để các tác phẩm không bị vỡ vụn ra khi có người mua và mang về nhà.

Nathan khá khiêm tốn khi nhận xét về những thành tựu mình tạo ra: “Hiện có 400 triệu nghệ sĩ lắp ráp Lego trên toàn thế giới. Bất kỳ một trẻ em nào chơi Lego và lắp ráp nên những tác phẩm của riêng mình đều là người nghệ sĩ”.

Xem thêm một vài tác phẩm khác của Nathan:

Chiếc đầu gấu, tượng trưng cho “chiến lợi phẩm”  mùa săn bắn

Tác phẩm có kích cỡ tương đương một người thật này phải sử dụng đến 150.000 mảnh ghép Lego

Bức tượng sư tử mô phỏng tượng sư tử nổi tiếng tại Thư viện công cộng thành phố New York

Lột mặt nạ

Bức tượng một người phụ nữ

Rạn nứt

Mắc bẫy

Sức mạnh của tinh thần

Trái tim bị giam cầm

Nụ hôn

Tình yêu vĩnh cửu

Bay lên cao

Chào tạm biệt

Nathan bên loạt tác phẩm về chủ đề động vật của mình

Nathan vẫn đang tiếp tục sáng tạo những tác phẩm mới bằng Lego

Huy Phạm
Theo Telegraph

111020- Vì cớ gì Bộ trưởng cấm quan chức GTVT chơi golf?

Việc Bộ trưởng Đinh La Thăng ra lệnh cấm các quan chức trong văn phòng bộ GTVT chơi golf trong ngày làm việc cũng như ngày nghỉ đang đốt nóng dư luận với những dự cảm tích cực và những hoài nghi đầy tiêu cực… mặc dù trước đó ông đã “trảm tướng" ngay tại sân bay Đà Nẵng được đông đảo dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ .

Quyền riêng tư của mọi công dân được thỏa sức chơi các loại hình thể thao trong thời gian tự do cá nhân theo luật định, song việc cấm quan chức và nhân viên văn phòng Bộ GTVT có lẽ cũng có căn nguyên của nó. Theo tôi, không phải Bộ trưởng muốn để cán bộ thuộc quyền tập trung thời gian, trí tuệ cho việc giải quyết khó khăn của Bộ GTVT trong thời kỳ “chuyển mùa “ mà vì một lý do khác mang tầm quốc gia.

Khi sân bay quốc tế, quốc nội thành sân golf

Đánh golf một loại hình thể thao có xuất xứ từ nước ngoài dành cho siêu quý tộc đang thịnh hành ở nước ta tới mức mà hàng chục triệu ha đất nông nghiệp “bờ xôi ruộng mật” cũng biến thành sân golf. Nguồn lợi mang về là thu hút khách du lịch trên thế giới, làm lợi cho các chủ đầu tư, các địa phương có thêm nguồn lợi từ thuế kinh doanh.

Thế nhưng cách đây không lâu, dư luận cả nước bị “choáng" trong một loạt bài trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về chuyện biến sân bay quốc tế thành sân golf, điều chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới.

Không chỉ ở Tân Sơn Nhất ở TP Hồ Chí Minh mà Gia Lâm ở Hà Nội, một trong những sân bay có bề dày lịch sử, là sân bay quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam mới … cũng đang biến thành sân golf . Trả lời phỏng vấn báo giới, cục phó hàng không trả lời rằng “xây dựng sân golf trong sân bay là chuyện bình thường“ , còn cục trưởng hàng không thì nói rằng “tôi không hề hay biết“ càng gây sốc dư luận. Vậy thì Cục Hàng không đang làm cái gì…!?

Trên thế giới, các đô thị trên 5 triệu dân đã có 2 và thậm chí có nhiều sân bay, vậy mà cho đến nay TP Hồ Chí Minh đã có 8 triệu dân trở thành một trong top 10 siêu đô thị đông dân nhất thế giới mà chỉ có duy nhất một sân bay Tân Sơn Nhất làm chức năng của một sân bay quốc tế và quốc nội. Nó không chỉ phục vụ cho 8 triệu dân TP mà cả một vùng xung quanh gồm các tỉnh Đông Nam bộ, Tây nam bộ, nam Tây nguyên … với dân số lên đến 40 triệu dân. Còn Hà Nội, duy nhất chỉ có một sân bay Nội Bài vừa làm chức năng quốc tế, quốc nội cho 6 triệu dân Thủ đô, lại còn gánh thêm 20 triệu dân của các vùng đồng bằng bắc bộ … Như vậy các quan chức bộ GTVT đã đặt sự quan trọng của sân golf cao hơn sân bay!

Khi các quan chức bộ GTVT nghiện chơi golf

Thật đớn đau, giữa bối cảnh quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM chưa có lối thoát thì ý tưởng loại bỏ sân bay quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, biến sân bay Gia Lâm để trở thành một sân golf là một sự vô cảm, vô trách nhiệm của những quan chức ngành hàng không và bộ GTVT mê chơi golf hơn coi trọng tính mạng con người và nhiệm vụ chính trị được giao !

Giữa lúc bài toán giao thông nước ta chưa có lối thoát do thiếu vốn, Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không có đủ phương tiện giao thông công cộng cho nhân dân đi lại hàng ngày thì Cục Hàng không Việt Nam và Viện quy hoạch bộ GTVT và các quan chức bộ GTVT làm tham mưu Chính phủ về dự án sân bay quốc tế Long Thành. Sau khi hoàn thành sân bay này sẽ trở thành sân bay quốc tế trung chuyển lớn nhất thế giới với công suất 100 triệu hàng khách / năm với vốn vay ODA lên tới 20 tỷ USD.

Như vậy, dự án sân bay Long Thành tạo điều kiện cho Cục Hàng không Việt Nam có cớ để sớm “ bức tử ” sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để biến đó thành một sân golf đặc biệt nhất thế giới với những tòa nhà chọc trời bên cạnh đường cất hạ cánh của máy bay.

Luồng gió báo trước một cuộc cách mạng

Có rất nhiều người ủng hộ tác phong làm việc của tân bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng và cũng có những người hoài nghi, điều đó cũng là lẽ thường tình.

Đã có những tiến sĩ làm việc “ hai mang “ cho bộ GTVT và cho cả tư vấn người nước ngoài, mới hôm qua thì “ hoan hô đường sắt cao tốc 56 tỷ USD để đi tắt đón đầu“, hôm nay lại cho rằng Bộ trưởng duy ý chí , là cực đoan … Vẫn còn có những quan chức giao thông thì tâm đắc với ý tưởng “ VN có chỉ số IQ cao” phải có một sân bay quốc tế lớn nhất thế giới với vốn vay 20 tỷ USD để đón đầu …và “xây sân golf trong sân bay là một sáng tạo không ngờ “ !

Nghĩ lại ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới đau lòng làm sao . Giá như ,!!! giá như bới đi chút bốc đồng “ nhất thế giới ! “ để chỉ cần một tỷ USD thôi chúng ta sẽ có 20 000 chiếc xe buýt 2 tầng, chạy trên các tuyến phố để cho “ các bà mẹ đi chợ , các em đi học …” cũng đã hạnh phúc lắm rồi , huống hồ là tham vọng hão huyền vay 20 tỷ USD bằng vốn ODA cho một sân bay trung chuyển cho thế giới . Đó là một tham vọng “ốc chưa lo nổi mình ốc lại đòi đi tha cọc cho ai“ để biến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Gia Lâm thành sân golf phục vụ, thỏa mãn thú chơi thể thao quý tộc .

Đó là thú chơi hoang vô cảm trước nỗi đau của nhân dân đang hàng ngày diễn ra trên từng tuyến đường.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng trở thành “ nỗi nhục quốc thể “ khiến Bộ trưởng phải ra tay “ trảm tướng “ và dọa kỷ luật cả Cục trưởng Hàng không …

Và nay, Bộ trưởng “cấm chỉ “ các quan chức Bộ GTVT chơi golf âu cũng có lý do của nó. Xâu chuỗi các sự kiện “tướng tư lệnh toàn quyền “ “trảm tướng ngay tại Sân bay “ “ sân bay quốc tế thành sân golf “ và “cấm chơi golf đối với quan chức GTVT …” cho thấy Bộ trưởng đã thực sự vào cuộc .

Đó chính là hình thức cảnh báo để bộ GTVT họ nhìn thẳng vào sự thật sự tụt hậu của ngành hàng không giữa lúc Việt Nam đang lãng phí tới 50 sân bay - trong đó có 9 sân bay quốc tế , thành quả xương máu, mồ hôi của biết bao thế hệ đổ xuống, không thể là sân golf cho những thú chơi hoang .

Là tướng tư lệnh chiến trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ nhiều hướng và áp lực đòi hỏi của dư luận xã hội trước bức tranh hỗn loạn giao thông . Việc làm của ông lúc này là chấn chỉnh lại đội ngũ cấp dưới thuộc quyền vốn đã có trên chục năm quan liêu trì trệ bỏ bê nhiệm vụ chính trị để đắm mình trong những sân golf, để diễn ra những phi vụ tầy đình như PMU18, Vinashin, vụ án quốc tế CPI, thảm họa sập đường dẫn cầu Cần Thơ , thảm họa tàu S1, E1 … để lại một hậu quả nặng nề về hỗn loạn giao thông và thảm họa quốc gia về tai nạn giao thông trả giá đắt hơn cả một cuộc chiến tranh.

Tướng mạnh phải có binh hùng, xiết chặt kỷ cương cho bộ máy quản lý nhà nước của bộ trưởng GTVT là việc làm nội bộ, là “ rèn binh “ xứng đáng được toàn xã hội cổ súy. Đó cũng là tín hiệu tích cực báo trước của một cuộc cách mạng về Giao thông vận tải mà toàn dân đang kỳ vọng!

Tiến sĩ Trần Đình Bá

nguồn: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/10/vi-co-gi-bo-truong-cam-quan-chuc-gtvt-choi-golf/

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

111020- Giải bài toán ùn tắc giao thông - lấy tĩnh chế động

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng giao thông hỗn loạn ở các đô thị Việt Nam hiện giờ đã được xác định là do cơ sở hạ tầng và quy hoạch, tuy nhiên nguyên nhân này không thể khắc phục trong ngày một ngày hai mà cần một thời gian rất dài.

Giải pháp hiệu quả trước mắt, theo tôi không phải là điều chỉnh dòng phương tiện ngoài đường, mà là chấn chỉnh và quy hoạch lại giao thông tĩnh. Tôi nghĩ bộ trưởng Đinh La Thăng đã rất đúng đắn khi yêu cầu chấm dứt trông giữ xe dưới lòng đường.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển quá nhanh các phương tiện giao thông cá nhân chính là sự dễ dãi trong việc quản lý giao thông tĩnh. Xe máy có thể dừng, đỗ trên bất kỳ vỉa hè nào và rất nhiều lòng đường được đỗ ôtô khiến cho người dân mất ý thức cân nhắc giữa phương tiện cá nhân và phương tiện công cộng.

Việc cho để xe trên vỉa hè từ giải pháp tình thế trở thành quyền lợi chính thức trong tâm trí người dân, dẫn đến việc sử dụng phương tiện cá nhân một cách tràn lan, không cần cân nhắc.

Bài toán giao thông hiện tại có thể giải quyết rất dễ dàng bằng một quy định đơn giản: Cấm để tất cả các phương tiện giao thông trên vỉa hè và dưới lòng đường ở tất cả các tuyến phố, song song với việc phát triển thêm số lượng xe buýt. Các cơ quan, công ty, cửa hàng, gia đình phải tự bố trí chỗ để xe hợp pháp (tầng 1, tầng hầm, bãi để xe…) cho nhân viên, khách hàng của mình.

Nếu như quy định này được ban hành và thực hiện triệt để, sẽ có rất nhiều ưu điểm và giải quyết cùng 1 lúc nhiều bài toán so với các giải pháp can thiệp trực tiếp vào dòng phương tiện:

1. Không có bất kỳ thay đổi lớn nào về luật: Luật giao thông đường bộ đã mặc định cấm đỗ xe dưới vỉa hè, lòng đường.

2. Thực hiện được ngay lập tức, nhưng có thể có lộ trình linh động và không ảnh hưởng ngay đến sinh hoạt người dân: Thay vì ngay lập tức cấm hẳn xe máy hay ô tô đi 1 người từ các cửa ngõ, quy định mới có thể bắt đầu với những tuyến phố nhất định và mở rộng theo lộ trình để người dân chuẩn bị. Trong lúc số lượng xe buýt được phát triển và người dân quen dần với thói quen đi xe buýt, họ vẫn có thể gửi xe cá nhân ở những nơi gần các tuyến phố cấm và đi bộ sang.

3. Hạn chế hiệu quả số lượng phương tiện lưu thông vào nội đô: Số lượng hạn chế những nơi gửi xe ở các khu trung tâm sẽ khiến người dân tìm đến các phương tiện giao thông công cộng. Số lượng phương tiện hạn chế được sẽ rất lớn vì hiện nay đa số diện tích cho giao thông tĩnh chính là vỉa hè, lòng đường.

4. Công bằng với tất cả các phương tiện giao thông: không cấm hẳn 1 loại phương tiện nào.

5. Làm đẹp mỹ quan đô thị, trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Khuyến khích thói quen đi bộ của người dân, gián tiếp làm giảm số lượng phương tiện cá nhân.

6. Giải quyết bài toán giãn dân: Các công sở, cửa hàng ở các khu có mật độ lớn không bố trí được chỗ để xe cho nhân viên, khách hàng sẽ tự phải di dời ra những khu vực có mật độ thấp hơn.

Nguyễn Chinh

nguồn: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/10/giai-bai-toan-un-tac-giao-thong-lay-tinh-che-dong/?p=2#aComment

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Chuẩn hóa ẩm thực Việt Nam

http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/10/chuan-hoa-am-thuc-viet-nam/

111011- Ghép tranh về phụ nữ suốt 500 năm trong một clip




Rất nhiều những khuôn mặt phụ nữ phương Tây trên các bức tranh trong 500 năm đã được xử lý chuyển hình ảnh vô cùng khéo léo và sống động chỉ trong một clip có độ dài chưa đến 3 phút.
Thanh Phong (tổng hợp)

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

111009- Kiến trúc là gì?

Khái niệm về Kiến trúc và Kiến trúc sư:

Định nghĩa Kiến trúc và Kiến trúc sư:

Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Kiến trúc sư với kiến thức chuyên ngành kiến trúc, ngoài công tác thiết kế công trình có thể tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực thiết kế, quản lý khác, như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa hay thiết kế tạo dáng công nghiệp.

Từ những vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu thực tế, quan niệm về ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các công trình kiến trúc có chung những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử.

Kiến trúc và những Kiến trúc sư bậc thầy:

Xem thêm:

Lịch sử Kiến trúc

Quy hoạch Đô thị 

Vật liệu – Materials

nguồn: http://trelangkienviet.com/2010/05/12/kie%cc%81n-tru%cc%81c-la%cc%80-gi%cc%80/

3 thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: Doric – Ionic – Corinth «

http://trelangkienviet.com/2010/12/19/3-th%e1%bb%a9c-c%e1%bb%99t-c%c6%a1-b%e1%ba%a3n-trong-ki%e1%ba%bfn-truc-hy-l%e1%ba%a1p-doric-ionic-corinth/

111009- “Kiến trúc xanh” ở Côn Đảo

“Kiến trúc xanh” đang ngày càng được đề cập đến nhiều ở Việt Nam. Nhưng có một thực tế là vẫn còn rất nhiều người nhìn các công trình kiến trúc xanh như một món hàng xa xỉ, vì chi phí đầu tư ban đầu cho một công trình kiến trúc xanh có thể cao hơn một công trình bình thường hai đến ba lần, do những yêu cầu về mặt vật liệu và thiết bị để có thể xây dựng và khai thác công trình một cách hiệu quả nhất.

Trong khi đó, hiệu quả chỉ có thể nhận thấy sau một thời gian dài sử dụng, chứ không phải là một cái gì đó có thể thấy ngay trước mắt. Vậy nhận định đó đúng hay sai? Kiến trúc xanh có phải chỉ dành riêng cho những người lắm tiền nhiều của?


Khu sinh hoạt cộng đồng tổ chức theo mô hình khu chợ nông thôn Việt Nam với những gian hàng có vách ngăn bằng các cửa sổ cũ. Vật liệu hoàn thiện gỗ, tre, đá… được mang về từ các miền đất nước.

Nghiên cứu một cách cụ thể những mục tiêu của “kiến trúc xanh” cho thấy nếu bỏ qua những yếu tố về công nghệ khoa học mà đi kèm là những vật liệu xây dựng tiên tiến, thì về cơ bản, những mục tiêu mà “kiến trúc xanh” hướng tới rất gần với những giá trị của kiến trúc truyền thống Việt Nam: sự hoà hợp với môi trường xung quanh, sự thoải mái cho người sử dụng, sử dụng vật liệu địa phương...

Một trong những ví dụ tiêu biểu cho nhận định này là khu villa nghỉ dưỡng Six Senses Hideaway ở Côn Đảo. Công trình này được xây dựng hướng tới những mục tiêu của “kiến trúc xanh” như đã nêu ở trên, nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với mội trường khí hậu của Việt Nam. Ngôi nhà truyền thống của Việt Nam thường quay về “hướng nam” (lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam). Trên cùng quan điểm đó, toàn bộ các villa tại khu nghỉ dưỡng Six Senses đều quay ra biển, vừa để đón gió, vừa để khai thác tầm nhìn ra đại dương bao la.

Thực chất thì khi quay ra biển để đón gió, các villa này đã quay về hướng đông bắc, do đó mặt trước của các villa (vốn là những mảng kính rộng để tạo tầm nhìn tối đa ra biển) chịu tác động trực tiếp của mặt trời trước 12 giờ. Các kiến trúc sư đã xử lý bằng cách đưa phần mái nhà vươn rất dài ra phía trước, giúp cho toàn bộ mặt kính phía trước nằm trong vùng bóng mát che phủ, qua đó giúp cho không gian bên trong nhà không bị tích tụ hơi nóng từ bức xạ của mặt trời, đồng thời vẫn đảm bảo được cường độ ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong này. Do đó, nhu cầu sử dụng máy điều hoà trong các villa chỉ thực sự cần thiết vào khoảng giữa trưa, khi nhiệt độ ngoài trời vào khoảng 35 – 36 độ.

Phía trước của các villa, những hàng dừa với thân cao vút, giúp cho gió không bị cản lại, trong khi vẫn tạo bóng mát cho khoảng sân phía trước khi mặt trời đứng bóng. Phía sau là một khoảng vườn nhỏ trồng rất nhiều chuối, loại cây thân thấp và có lá to để hạn chế tác động của nắng phía tây vào buổi chiều. Hình ảnh này gợi lại hình ảnh của ngôi nhà truyền thống “phía trước trồng cau, phía sau trồng chuối” vẫn gặp trong ca dao tục ngữ Việt Nam.

 
Những mái hiên dài, tạo bóng mát cho công trình.

Phía trước của ngôi nhà truyền thống thường có cái ao rất rộng để khi gió thổi qua khu vực này sẽ lấy hơi ẩm của mặt nước và đem vào nhà. Tương tự như vậy, phía trước các villa của Six Senses cũng là các mặt nước để tạo độ ẩm cho gió. Khác biệt là ở chỗ nếu như trong ngôi nhà truyền thống, mặt nước là ao để nuôi cá, thì ở các villa này, mặt nước là các hồ bơi để du khách thả mình thư giãn trong nắng và gió của Biển Đông.

Toàn bộ các villa ở Six Senses đều có vật liệu hoàn thiện là gỗ, đá tự nhiên được đưa về từ các miền trong cả nước. Một điểm độc đáo là các kiến trúc sư đã sử dụng các cánh cửa và cửa sổ lấy từ các ngôi nhà truyền thống ở miền Trung để ghép lại thành các vách ngăn cho các gian hàng xung quanh khu vực sinh hoạt cộng đồng của khu nghỉ dưỡng, được xây dựng theo mô hình của khu chợ truyền thống của nông thôn Việt Nam.

  • Ảnh bên: Hàng chuối sau nhà tạo bóng mát trong nắng chiều.

Hệ thống mái dốc của các villa cũng tạo điều kiện cho việc thu nước mưa từ mái và sử dụng làm nước tưới tiêu cho các khu vườn trong khu nghỉ dưỡng. Các phương tiện đi lại trong khu nghỉ dưỡng là xe đạp hoặc xe điện, hoàn toàn không có các phương tiện sử dụng xăng dầu.

Điều nuối tiếc ở đây là tại nơi có nguồn nắng và gió gần như vô tận này, không thấy sự hiện diện của các tấm pin năng lượng mặt trời, của các quạt gió có thể chuyển năng lượng của gió thành điện năng, của một hệ thống lọc và xử lý nước để lượng nước mưa thu được có thể sử dụng làm nước sinh hoạt…

Điều đó thực chất là một trở ngại chung cho việc xây dựng các công trình “kiến trúc xanh” ở Việt Nam khi đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn. Nhưng những phân tích ở trên đã cho thấy rằng, vẫn có thể xây dựng “kiến trúc xanh” ở Việt Nam, dù rằng vẫn chưa thể đạt đến mức độ “xanh” tuyệt đối, bởi vì những yếu tố cơ bản nhất để tạo ra một công trình “kiến trúc xanh” trong bối cảnh Việt Nam thực chất đã nằm ngay trong tiềm thức của mỗi con người chúng ta.

Làm sao để có thể xác định một cách cụ thể như thế nào là “kiến trúc xanh”?

Năm 2004, sau một thời gian dài nghiên cứu và tổng hợp, chính phủ Pháp đưa ra cho công chúng 14 mục tiêu của công trình “kiến trúc xanh” - HQE (Haute qualité environnementale). Các mục tiêu này được chia ra thành bốn nhóm:

Nhóm 1: xây dựng công trình

– Sự hoà hợp của công trình với bối cảnh xung quanh, cả về mặt tự nhiên và xã hội.
– Sự lựa chọn hợp lý về phương thức và vật liệu xây dựng đối với từng vùng, từng địa điểm, ưu tiên sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương, vật liệu có khả năng tái sử dụng, vật liệu không tiêu tốn nhiều năng lượng trong quá trình sản xuất.
– Công trường xây dựng sạch, không gây ảnh hưởng đến đời sống người dân lân cận.

Nhóm 2: khai thác công trình

– Giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng: hạn chế lượng nhiệt thất thoát ra bên ngoài, hạn chế sự trao đổi nhiệt trong và ngoài công trình, sử dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo...
– Giảm thiểu việc tiêu thụ nước: sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước, có hệ thống thu, lọc và tái sử dụng nước mưa, hệ thống lọc nước thải.
– Giảm thiểu lượng rác thải trong quá trình sinh hoạt, có sự phân loại rác thải ngay từ đầu để tạo thuận lợi cho quá trình tái chế và tái sử dụng.
– Giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa công trình bằng cách tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho việc bảo trì và sữa chữa ngay từ khâu thiết kế.



Nhóm 3: sự thoải mái cho người sử dụng

– Kiểm soát nhiệt độ bên trong công trình để duy trì nhiệt độ cân bằng cho cả mùa hè và mùa đông.
– Kiểm soát độ ồn trong công trình.
– Đảm bảo ánh sáng tự nhiên trong công trình, cùng với việc sử dụng hệ thống chiếu sáng nhân tạo một cách hiệu quả nhất.
– Kiểm soát và xử lý mùi trong công trình: đảm bảo sự thông gió một cách hiệu quả cho công trình, có biện pháp ngăn chặn các nguồn khí ô nhiễm.

Nhóm 4: sức khoẻ của người sử dụng

– Sự thông thoáng và sạch sẽ của không gian trong công trình: có ánh sáng tự nhiên, có luồng khí vào và ra...
– Chất lượng nước sử dụng trong công trình.
– Chất lượng không khí trong công trình.

Những mục tiêu trên có thể giúp định ra một khái niệm sơ bộ về một công trình “kiến trúc xanh”: giảm thiểu tác động của công trình đến môi trường xung quanh trong cả quá trình xây dựng cũng như sử dụng, sử dụng năng lượng và nguồn nước một cách hiệu quả, đem đến cho người sử dụng cảm giác thoải mái, có biện pháp đảm bảo các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người sử dụng.

ThS.KTS Đỗ Đăng Khoa

nguồn: http://mag.ashui.com/index.php/chuyenmuc/kientruc/67-kientruc/5298-kien-truc-xanh-o-con-dao.html

111009- Nhà ống: Mối liên hệ không gian theo mặt bằng “một vế”

“Hành lang giao thông đặt về một phía. Thang và phòng tắm ở giữa để lại các phòng ở hai đầu”. Đây là kiểu mặt bằng của nhà ống Việt Nam từ thời kỳ mở cửa đến nay. Cộng với hệ kết cấu chịu lực bêtông cốt thép và tường bằng gạch, tất cả đã trở thành một định đề bất biến của loại hình nhà ở này gần 20 năm nay.

Nhiều người dân nhận mình là tự thiết kế ngôi nhà, nhưng chỉ có mặt tiền là được “trang trí” khác nhau chứ bản chất của không gian vẫn là một sự rập khuôn nhàm chán. Vậy chưa cần phải thay đổi sang cấu hình khác, vẫn theo cách bố trí mặt bằng cơ bản như thế, những ngôi nhà giới thiệu sau đây chỉ rõ vai trò của người kiến trúc sư trong lĩnh vực sáng tác của họ.

Khi nói đến “vế” tức là thường nói tới hai phần, có quan hệ đăng đối với nhau từng cặp, cấu tạo nên một thể hoàn chỉnh. Kiểu bố trí mặt bằng của nhà ống như chúng ta đang ở có hai vế, một vế là hành lang giao thông xuyên suốt chiều dọc căn nhà, vế còn lại là các công năng phục vụ. Ở phần giữa nhà nơi có cầu thang và phòng tắm thì hành lang giao thông được định hình một cách rõ ràng, nhưng ở phòng ngủ hay phòng khách thì nó được hoà đồng cùng với không gian của những công năng này. Tại đây tuy không được phân định rõ ràng nhưng sự di chuyển rất tự nhiên trong không gian đã tạo ra hành lang giao thông vô hình. Rõ ràng nhất là khi kê đồ đạc bao giờ chúng ta cũng phải để một phần cho lối đi. Vậy có thể coi ngôi nhà có một vế động và một vế tĩnh.

  • Ảnh bên: Hình vẽ nghiên cứu cuộc “hành trình kiến trúc” trong ngôi nhà Kanamori, KTS Tadao Ando

Khi thiết kế kiến trúc nhiều khi hình dạng của mảnh đất đã tạo ra tiền đề cho hình thái của ngôi nhà, và cũng từ đó dẫn đến hệ quả của cấu trúc không gian cũng như tổ chức mặt bằng cho công trình. Hơn nữa ngày nay với sự phát triển với tốc độ chóng mặt của đô thị thì người kiến trúc sư nhìn nhận kiến trúc công trình với một góc độ có tỷ lệ lớn hơn. Những công trình xây mới phải phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc không gian khu vực. Chúng có thể mang đến những cơ hội trở thành phần tử kết nối để tổ hợp lại cấu hình không gian tổng thể.

Nhìn về một khía cạnh nào đó thì thiết kế kiến trúc cũng rất giống những ngành sáng tạo khác. Lấy ví dụ như thiết kế thời trang, một nhà tạo mẫu giỏi khi nhìn một khách hàng có thể tạo ra những bộ quần áo phù hợp với hình dáng của anh ta, che đi những điểm xấu và tăng lên những giá trị mà nhiều khi chính anh ta cũng không nhận thấy. Đến khi trang điểm cũng vậy, những cô gái khi khéo trang điểm có thể biến cái mình tưởng như yếu thế trở thành một cá tính có sự hấp dẫn lớn.

Trở lại với nhà ống, ngôi nhà thường dài và hẹp, hình dáng của ngôi nhà đã quyết định tổ chức của các không gian bên trong. Các công năng nối liền nhau theo chiều dài ngôi nhà. Hai bức tường bên là những phần tử kiến trúc chính nối liền những công năng này. Hơn nữa, về mặt duy tâm mà nói chúng có một vai trò đặc biệt khi liền kề với những nhà hàng xóm.

Những kiến trúc sư giới thiệu sau đây đã lấy chiều dài của nhà ống là điểm mạnh để phát triển đồ án. Những ngôi nhà này được chia làm hai vế theo chiều dọc của thửa đất. Trong đó, một vế là hạt nhân chính, cái được coi như linh hồn của ngôi nhà. Nó được ví như chiếc môtơ để làm chuyển động bộ máy. Có thể nói rằng nếu không có vế này, ngôi nhà không hoạt động được nữa hay chỉ là một cái xác không hồn.

 

Hai ngôi nhà của Tadao Ando 

Nhà ống là một đề tài hấp dẫn của nhiều kiến trúc sư nổi tiếng thế giới. Tadao Ando, kiến trúc sư hàng đầu Nhật Bản, được thế giới biết đến khi thực hiện ngôi nhà ống đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của mình năm 1976. Hai ngôi nhà Kanamori và Nakayama ở nước Nhật được thực hiện khi ông đã có nhiều tên tuổi. Điều đó đã chứng minh rằng kiến trúc có thâm thuý hay không sẽ không hề phụ thuộc vào kích cỡ hay thể loại công trình.

  • Ảnh bên: Ngôi nhà Kanamori nằm trong khu vực rất dày đặc và ồn ào của thành phố Osaka. Chỉ có tầng một được mở cho cửa hàng, ba tầng phía trên được đóng kín bởi kính mờ.

Ngôi nhà Kanamori được KTS Tadao Ando thực hiện năm 1994, nó nằm trong một khu vực sầm uất với những cửa hàng buôn bán ở thành phố Osaka. Ngôi nhà rất hẹp với 2,9m chiều rộng và 15m chiều dài nên đã tạo ra một cảm giác rất sâu. Nhưng có lẽ cũng chính vì thế mà ông đã biến cái cảm giác này trở thành điểm mạnh của đồ án. Ngôi nhà có hai vế, một bên là các công năng thông thường, bên kia là hệ giao thông nối liền không gian các tầng lại với nhau. Chính hệ giao thông này là phần tử quyết định sự thành công của công trình. Nó vừa chạy theo cả chiều dọc lẫn chiều cao của ngôi nhà. Đó là sự bố trí của một tổ hợp cầu thang mà tại những điểm dừng luôn gây ra những cảm xúc bất ngờ. Ví như ở phòng khách tại tầng hai, nó được đặt trong một không gian với chiều cao thông suốt ba tầng. Hay như điểm kết thúc ở tầng bốn, nó thoát ra khoảng sân mở thông lên trời tràn ngập ánh sáng.

Việc di chuyển trong không gian luôn được KTS Tadao Ando quan tâm lưu ý trong những tác phẩm của mình. Nhất là cầu thang luôn là phần tử then chốt trong tổ chức không gian của công trình. Nó là phần tử chính trong cuộc “hành trình kiến trúc” mà ông luôn tìm kiếm. Chúng ta phải biết rằng người “thầy” quan trọng nhất của Tadao Ando chính là Le Corbusier, cha đẻ của nền kiến trúc hiện đại. Chính phạm trù “hành trình kiến trúc” đã được Le Corbusier tìm tòi ngay từ những tác phẩm đầu tiên của mình. (Ngôi biệt thự “Villa Savoye” xây năm 1929 tại Pháp thể hiện rất rõ nguyên lý này). Điều đáng nói ở đây là Le Corbusier ảnh hưởng tư tưởng này từ kiến trúc Arập (các nước Bắc Phi). Ông đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm trong những chuyến du lịch của mình. Ông nói:“Kiến trúc Ả rập mang lại cho chúng ta một bài học quý báu. Đó là việc coi trọng sự tản bộ bằng chân. Chỉ trong khi đi bộ, khi dịch chuyển chúng ta mới thấy được cách bố cục của kiến trúc phát triển như thế nào. Đó là nguyên lý ngược hẳn với kiến trúc Baroc, cái được diễn đạt xung quanh một điểm lý thuyết cố định. Tôi thích bài học của kiến trúc Arập hơn”.

  • Ảnh bên: Phòng khách ở tầng hai được lấy hết chiều cao của ba tầng nên đã đánh mất đi cảm giác chật hẹp của ngôi nhà.

Kiến trúc được thành lập phụ thuộc vào sự di chuyển trong không gian thực ra cũng là một trong những tính cách đặc thù của kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Khác với Trung Quốc hay ở nước ta, ngôi nhà truyền thống Nhật Bản được thành lập dựa trên một mặt bằng “bất” đối xứng. Khi đi từ lối vào nhà đến khu vườn “bí mật” bên trong đã tạo ra một sự di chuyển như một cuộc hành trình rất lôi cuốn thông qua những không gian đặt lệch, những nơi được thu nhỏ hay mở rộng bởi những tấm cửa trượt. Điều mà Tadao Ando học ở Le Corbusier chính là sự ứng dụng nguyên lý này trong kiến trúc hiện đại.

Ngoài ra ngôi nhà có bốn tầng, toàn bộ tầng một được dành cho cửa hàng, ba tầng trên để ở. Cũng giống như một số nhà ở tư nhân khác mà KTS Tadao Ando thiết kế, mặt tiền ngôi nhà này cũng được bịt kín để tránh đi sự ồn ào từ ngoài phố. Nhưng do vật liệu bằng kính mờ nên ánh sáng vẫn có thể truyền qua được. Và tất nhiên khoảng sân trong mở thông lên trời đưa con người gần gũi với thiên nhiên là phần tử không thể thiếu được trong những ngôi nhà mà ông thiết kế. Ở đây nó thông liền tầng ba với tầng bốn và nằm ở giữa các phòng ngủ.

Ngôi nhà Nakayama ở thành phố Nara được xây năm 1985, nó có chiều rộng 7m và chiều dài 19m. Nó được chia làm hai vế đều nhau một cách rõ rệt theo chiều dọc nhà. Một bên dành cho ở còn bên kia là khoảng sân mang lại bầu không khí để thở cho ngôi nhà. Toàn bộ cấu trúc không gian của công trình hướng ra phía sân để lấy ánh sáng. Tầng một là các không gian sinh hoạt chung, tầng hai có phòng ngủ và phòng uống trà.

Đối với KTS Tadao Ando thì thiên nhiên không bao giờ có thể tách rời khỏi kiến trúc, đó cũng là một điều dễ hiểu khi là người châu Á. Thiên nhiên luôn là linh hồn trong những tác phẩm mà ông thiết kế. Ở nơi đó con người phải được sống gần gũi với nó nhiều nhất. Có thể sờ được không khí, ngửi được những hạt mưa và nhìn thấy được chiều thứ tư của không gian thông qua ánh sáng.

  • Ảnh bên: Sân trời được mở ở tầng ba và tầng bốn (điểm kết của cuộc “hành trình kiến trúc”). Khi đi từ phòng nọ sang phòng kia ta có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên.

Thiên nhiên luôn được ông chớp lấy và gói lại trong những bức tường bêtông của mình, một sự hoà đồng giữa một thể xác cứng rắn với một tâm hồn tĩnh lặng và thanh thản. Thiên nhiên được nhìn nhận như một phần tử kiến trúc riêng biệt và cùng những công năng khác tổ hợp lên ngôi nhà. Một tổ hợp luôn hướng nội thúc đẩy cho con người có khả năng suy nghĩ để tìm lại được chính mình.

Nước Nhật mở cửa từ những năm 60 của thế kỷ trước, đó cũng đánh dấu bước khởi đầu trong tiến trình phát triển đô thị rất ồ ạt tại nhiều thành phố. Sự phát triển rất dày đặc và không đồng bộ tạo ra bộ mặt của đô thị một sự hỗn loạn. Để tránh đi cái sự ồn ào của phố thị và cũng như muốn tìm lại một âm hưởng của kiến trúc truyền thống, những ngôi nhà mà ông thiết kế luôn được bao bọc bởi những bức tường kín. Những bức tường bằng bêtông tuy về mặt thể chất tạo ra một sự ranh giới rất rõ ràng giữa trong và ngoài, nhưng có một điều kỳ diệu nào đó mà chúng như gây ra một sự lôi cuốn hướng sang phía bên kia. Ông cũng đã từng giải thích vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn“Đối với tôi con người luôn cảm nhận được điều gì đó như linh tính hay linh cảm. Ví dụ như trường hợp bức tường, cần phải làm cho mọi người cảm thấy có cái gì đằng sau nó. Đó là cái mà chúng tôi gọi là “kehai” theo tiếng Nhật, sự linh cảm. Điều đó rất quan trọng. Trong những tác phẩm của tôi, tôi muốn mọi người phải cảm nhận được đằng sau cái mà họ nhìn thấy. Có rất nhiều công trình kiến trúc đương đại dừng lại tại vị trí bức tường, phía sau nó các kiến trúc sư không để ý tới nữa. Điều quan trọng đối với tôi là tất cả những thứ mà chúng ta không nhìn thấy, không thể nhìn thấy. Cần phải đưa ra một kiểu phương tiện để gợi ý sự tồn tại ở phía đằng sau đó. Tôi nghĩ rằng cái ý tưởng cho kiến trúc dựa theo bản năng và trực cảm chưa được biết đến nhiều trên thế giới”.

  
Ảnh trái: Sân trong ngôi nhà Nakayama. Cầu thang luôn là phần tử chính trong cuộc “hành trình kiến trúc”  / Ảnh phải: Giới hạn giữa trong và ngoài hầu như bị xoá bỏ. Thiên nhiên không chỉ là cây cối, nó là không khí, ánh sáng và cả những hạt mưa nữa 

Ngoài ra cũng như ngôi nhà Kanamori kể trên, ta lại thấy một lần nữa cuộc “hành trình kiến trúc” ở ngôi nhà này. Muốn đi từ phòng khách ở tầng một lên phòng ngủ ở tầng hai, ta có thể đi ra ngoài sân, bước theo cầu thang rồi tới sân thượng, sau đó mới đi vào trong phòng ngủ. Việc bố trí cuộc hành trình từ trong ra ngoài rồi lại từ ngoài vào trong có mục đích làm cho con người có thể tiếp xúc với thiên nhiên nhiều nhất. Cuộc hành trình được dàn dựng một cách khéo léo bởi sự tổ hợp của các phần tử kiến trúc riêng biệt tạo ra những cảm xúc khác nhau như cầu thang được treo lơ lửng trong không gian, sân thượng là không gian trung chuyển giữa trong và ngoài.


Phòng uống trà cũng là không gian thiền trong kiến trúc Nhật bản. Sự sử dụng vật liệu bêtông hoàn toàn hiện đại nhưng cái “hồn” của không gian truyền thống vẫn luôn được bảo tồn. Để có được sự tồn tại của ánh sáng, KTS Tadao Ando luôn đi tìm bóng tối. Đối với ông chính bóng tối sẽ mang tới chiều sâu của không gian. 


Sân thượng nhìn từ phòng ngủ. Tất cả các không gian trong nhà đều có sự liên hệ rất gần gũi với thiên nhiên. Sự bố trí khéo léo của dầm dọc nhà để xác định rõ nét không gian sân thượng.


Một nửa diện tích ngôi nhà được dành cho thiên nhiên.

Hai công trình mà KTS Tadao Ando thực hiện kể trên, về “hình thức” chúng hoàn toàn khác nhau nhưng chung quy lại vẫn cùng những tư tưởng trùng hợp. Đó là sự tìm tòi sáng tạo của người kiến trúc sư để có được con đường đi riêng của chính mình.

 

Ngôi nhà ở khu Showa – Cho, 2008, Osaka, Nhật Bản 

Văn phòng kiến trúc Fujiwaramuro Architects. Ảnh: Toshiyuki Yano

Cũng như ngôi nhà Nihonbashi được thiết kế bởi KTS Tadao Ando, ngôi nhà này cũng có chiều rộng lòng nhà chỉ xấp xỉ 3m. Để tránh đi sự chật hẹp chỉ còn cách nới rộng không gian theo chiều cao cũng như chiều dài. Khác với ngôi nhà Nihonbashi có cầu thang là phần tử then chốt của đồ án, ở đây bức tường bên là phần tử được dùng để kéo dài không gian.

Ngôi nhà nằm trong một phố nhỏ khá yên tĩnh nên các kiến trúc sư đưa ý tưởng mở rộng mặt tiền để tạo sự liên hệ nhiều nhất giữa trong và ngoài. Các không gian không những thông liền với nhau trong nhà mà còn vươn dài ra cả ngoài đường tạo ra một cảm giác rất thoáng. Đứng từ ngoài đường ta có thể nhìn thấy được cả đáy nhà.

  
Ảnh trái: Nhìn vào mặt tiền ta có thể nhận thấy rõ sự tổ hợp theo hai vế của các phần tử kiến trúc. Khoảng sân nửa thuộc về ngôi nhà nửa thuộc về đô thị, nó là phần tử nối liền trong và ngoài. / Ảnh phải: Khi độ rộng bị hạn chế chỉ còn cách khai thác không gian theo chiều cao và chiều dài để tăng độ thoáng trong nhà. Bức tường dọc nhà được sơn màu riêng biệt để làm rõ nét mối liên hệ giữa các không gian.

Ngôi nhà được cấu tạo bởi hai vế hình thành từ sự tổ hợp của các phần tử kiến trúc khá rõ nét. Một bên là bức tường dọc nhà nối liền các không gian theo chiều dài cũng như chiều cao, bên kia là tổ hợp các bản sàn, cầu thang và bức tường bên đối diện. Cách liên kết các phần tử tại các khớp nối được các kiến trúc sư xử lý một cách tinh tế để minh hoạ ý tưởng một cách rõ nét. Như một khe sáng được mở giữa mái và bức tường dọc nhà, vừa để phân định giữa hai phần tử vừa để làm tăng thêm chiều cao của bức tường khi ánh sáng hắt xuống. Ngoài ra, ngôi nhà được dùng hai màu trắng và đen để thể hiện hai vế riêng rẽ. Cầu thang được làm bởi những bản thép mỏng tránh làm vật trở ngại cho sự thông suốt của không gian.

Không gian phòng khách có chiều cao thông suốt ba tầng, đây là không gian nối liền các tầng và cũng là không gian đệm giữa trong nhà và ngoài phố. Các tường ngăn được làm bằng kính nên tầm nhìn trong các không gian không bị hạn chế, điều đó dẫn tới các công năng có chiều dài như nhau theo hết chiều dọc nhà mặc dù diện tích sàn hoàn toàn khác nhau.

Sự nối liền giữa trong và ngoài cũng được thể hiện ở khoảng sân phía trước. Nó được nối liền với nhà để xe ở tầng một. Việc trồng một cây nơi đây như tạo ra một mảnh vườn tư hữu trước nhà, mảnh vườn này hoàn toàn mở ra không gian đô thị nên tạo cho chúng ta hai cảm giác đồng thời trong và ngoài rất thú vị.

  
Ảnh trái: Phòng khách là không gian nối liền các tầng, nó cũng là không gian đệm giữa các không gian bên trong với khu vực. / Ảnh phải: Các điểm nhìn xuyên suốt trong nhà tạo ra sự thông thoáng và đánh mất đi cảm giác hẹp của lòng nhà.

  
Ảnh trái: Cầu thang được làm bằng các bản thép mỏng để tránh chướng ngại vật trong không gian. / Ảnh phải: Phòng tắm rất hẹp nhưng vì tầm nhìn được giải phóng nên nó cũng có chiều dài như các công năng khác.

  
Phòng của con trên tầng bốn. Mối liên hệ không gian theo chiều dọc cũng như chiều cao ở trong tất cả các công năng của ngôi nhà


Mặt cắt chỉ rõ mối liên hệ không gian theo chiều cao cũng như chiều dọc của ngôi nhà.


Mặt bằng từ tầng nửa âm tới tầng bốn. Ngoài phòng khách còn có giếng trời và khoảng sân nhỏ ở đáy nhà là các phần tử nối liền không gian các tầng theo chiều cao.

 

Ngôi nhà ở khu Taman Kebon Jeruk, 2010, Jakarta, Indonesia 

Văn phòng kiến trúc Indra Tata Adilaras. Ảnh: Sjahrial Iqbal, Griya Asri.

Jakarta cũng như Hà Nội và Sài Gòn là thành phố có nhiều sự ồn ào và ô nhiễm. Vậy tư tưởng thiết kế nào sẽ phù hợp với những ngôi nhà mặt phố hiện tại? Cái tư duy thiết kế kiến trúc thiên về hình thức có còn là trọng tâm của đồ án nữa hay không? Đó là những câu hỏi cốt yếu cho những kiến trúc sư ở thế kỷ 21 này. Sự lạm dụng quá tải điều hoà và ánh sáng nhân tạo đang làm cho người dân thành thị sống trong một thời kỳ bị phụ thuộc nhất từ trước tới nay. Thiên nhiên chỉ còn là hình ảnh trong những giấc mơ của trẻ em thành phố.

  • Ảnh bên: Hồ bơi và sân trời tạo ra một vùng vi khí hậu riêng rẽ trong nhà. 

Với sự thay đổi khí hậu của trái đất như hiện nay, những kiến trúc sư phải mang trong hành trang của mình thêm rất nhiều kiến thức. Họ là những người phải nắm rất vững sự hiểu biết khoa học kỹ thuật. Không còn đầu óc bay bổng nữa, họ trở thành những kỹ sư thực thụ. Chưa bao giờ môn vật lý kiến trúc lại trở nên quan trọng trong các trường kiến trúc châu Âu đến thế. Những cua học ngắn hạn thường xuyên cho các nhà chuyên môn để luôn cập nhật những thông tin mới nhất, những giải pháp mới nhất của ngành xây dựng là rất cần thiết. Hơn mười năm trước đây, những cụm từ như “nhà đẹp” và “nhà xinh” rất hấp dẫn chúng ta. Nhưng ngày nay để có được một kiến trúc bền vững thì những cụm từ đó nên đổi thành “nhà không điều hoà” hay “nhà thông minh” thì chắc sẽ phù hợp hơn.

Những giải pháp mới nhiều khi cũng không có gì là phức tạp cả. Ngôi nhà ở khu Taman Kebon Jeruk tại thành phố Jakarta nhìn ra một con đường ồn ào. Nó có ba tầng, với tổng diện tích 478m2, toàn bộ tầng một dùng cho garage để xe và khu kỹ thuật, không gian sinh hoạt và ở chỉ bắt đầu từ tầng hai. Các kiến trúc sư của văn phòng kiến trúc Indra Tata Adilaras đã đưa ra một ý tưởng rất sáng tạo khi thiết kế một hồ bơi ở tầng hai theo chiều dọc nhà. Nó được đặt về một vế để lại vế kia là các công năng phục vụ. Mặt tiền của ngôi nhà ở tầng hai và tầng ba được bịt kín nên gió chỉ có thể thổi qua phía của hồ bơi khi vào nhà. Tại đây gió được làm mát trước khi tràn vào các không gian bên trong. Hơn nữa một khoảng sân được mở thêm ở giữa nhà, cùng với hồ bơi chúng tạo ra một vùng vi khí hậu riêng trong nhà. Hồ bơi và sân trời trở thành trọng tâm của công trình, toàn bộ cấu trúc không gian sinh hoạt trong nhà hướng vào đây.

  
Ảnh trái: Mặt tiền đã xoá bỏ đi những phào chỉ rườm rà. / Ảnh phải: Một khe sáng được mở ở sân trời để ánh sáng có thể truyền xuống được cả tầng một.

Tất nhiên trong kiến trúc khi nói tới kỹ thuật không thể không nhắc tới nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật ở đây đến từ hệ quả của kỹ thuật. Đầu tiên phải kể tới mặt tiền, vì không muốn gió thổi trực tiếp vào nhà cũng như tránh đi sự ồn ào từ ngoài phố nên nó được bịt kín. Sự bố trí của bancông nơi đây tạo ra cho mặt tiền như một bức tranh trừu tượng, hay nói đúng hơn là một bức tranh theo trường phái “minimalism”. Cái hình thức biểu hiện này không chỉ dành riêng cho mặt tiền mà lại được lặp lại ở cấu trúc khối bên trong để tạo nên một thể thống nhất toàn nhà. Ngôi nhà đã loại bỏ đi những phào chỉ rườm rà chỉ là sự “copy” của kiến trúc cổ điển mà ta có thể nhận thấy từ những ngôi nhà hàng xóm.

Ngoài ra, các kiến trúc sư còn có nhiều sự tìm tòi những cảm xúc mới trong không gian như việc đặt hồ bơi ở tầng hai, nó như được treo trong không gian đô thị. Cầu thang một vế đặt ở giữa nhà hướng ra sân trời, khi lên xuống ta có cảm giác như đang lơ lửng trong không trung. Không gian sinh hoạt chung ở tầng hai mở thông ra phía hồ bơi và sân trời nên giới hạn giữa trong và ngoài hầu như bị xoá bỏ. Còn khi ngồi trong khoảng sân trời ta có cảm giác như đang ở khu nghỉ an dưỡng chứ không nghĩ trong ngôi nhà ống ở một đô thị ồn ào.




Khi ở khoảng sân trời ta có cảm giác như đang ở một nơi nghỉ dưỡng chứ không nghĩ trong ngôi nhà ống ở một đô thị ồn ào.


Bếp, phòng ăn và phòng khách được mở thông ra phía sân trời và hồ bơi.


Màu trắng hiện diện khắp nơi trong nhà đã tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng và thoáng mát.


Phòng tắm cũng quan trọng như các công năng khác với sự hiện diện của ánh sáng ban ngày. 

  
Ảnh trái: Sự tìm tòi cách biểu hiện mới cho hành lang giao thông dọc nhà. / Ảnh phải: Mái tre bằng vải bạt được căng phía trên sân trời để tránh bớt đi ánh sáng trực tiếp chiếu vào nhà.


Mặt bên trong nhà và mặt cắt chỉ rõ mối liên hệ không gian theo chiều cao cũng như chiều dọc của ngôi nhà.


Điểm nhìn từ phòng ăn sang phòng khách xuyên qua sân trời ở giữa đã đánh mất đi giới hạn giữa trong và ngoài, giữa con người và thiên nhiên.


Điểm nhìn từ sân thượng tầng ba xuống khoảng sân trời và hồ bơi. Tất cả các không gian trong nhà hướng vào nơi đây.


Các chi tiết kiến trúc hợp lý cũng mang đến sự thành công cho công trình.


Cầu thang treo lơ lửng trong không trung. Sự tìm tòi những cảm xúc mới trong ngôi nhà


Mặt bằng ngôi nhà từ tầng một đến tầng mái. Hồ bơi nằm ở một vế, nó là phần tử nối liền các không gian theo chiều dọc nhà.

 

Nhà ở khu Bintaro, 2009, Tangerang, Indonesia 

Văn phòng kiến trúc Atelier Riri. Ảnh: Fernando Gomulya.

Cũng như thiên nhiên, kiến trúc đẹp cũng có thể tạo được từ những điều giản dị nhất. Và chỉ từ vẻ đẹp giản dị mới có thể hình thành sự thuần khiết và sâu lắng. “Đẹp” là một phạm trù rất trừu tượng và vẻ đẹp của một công trình kiến trúc nhiều khi không thể nhìn thấy được bằng thị giác, không dễ tả được thành lời mà chỉ có thể cảm nhận được thôi.

Cũng như ngôi nhà ở thành phố Jakarta kể trên, ngôi nhà ở thành phố Tangerang này cũng được thiết kế với mục đích chính là tìm sự thoáng mát và tránh đi sự ồn ào của đô thị. Ta cũng thấy ở đây sự tổ chức mặt bằng tương tự của hai nhà. Ngôi nhà không xây hết thửa đất mà để lại khoảng sân nhỏ dọc theo chiều dài và một phần đáy nhà. Chính nơi đây trở thành lá phổi cũng như linh hồn của ngôi nhà.


Khoảng sân để xe phía trước không rào kín mà mở thông ra đô thị. Hiện nay với sự xây dựng dày đặc trong thành phố nếu khoảng không này không bị bịt kín bởi các nhà tư nhân thì sẽ tạo ra không gian mở rộng thêm cho đô thị. Hơn nữa đây sẽ là nơi tạo ra cơ hội cho mọi người gặp gỡ nhau nới rộng tình làng nghĩa xóm.

Mặt tiền hầu như được bịt kín nên toàn bộ ánh sáng được lấy từ sân. Vì độ rộng của sân không lớn nên ánh sáng không chiếu trực tiếp vào trong nhà được. Khi tránh được ánh nắng rồi thì không gian trong nhà được mở rộng hết để tạo sự thông thoáng. Khi gió thổi vào sân cạnh nhà sẽ chạy qua không gian trong nhà và thoát ra khỏi sân đáy nhà. Vì vậy đã tạo nên một sự lưu thông liên tục của gió.

Từ việc xử lý kỹ thuật là tiền đề đã dẫn tới hệ quả mỹ thuật có cá tính rất riêng cho ngôi nhà. Thứ nhất, với sự bố trí này đã quyết định toàn bộ cấu trúc của các không gian bên trong. Các công năng được đặt ở một vế và hướng sang phía sân ở vế bên kia. Sự mở thông giữa các công năng với các khoảng sân đã tạo ra sự gần gũi với thiên nhiên, đánh mất đi giới hạn giữa trong và ngoài. Thứ hai, toàn bộ ánh sáng trong nhà là ánh sáng “gián tiếp” nên đã tạo ra một âm hưởng rất châu Á trong không gian. Thứ ba, phải kể đến sự nhạy cảm của các kiến trúc sư khi chớp lấy cái vẻ đẹp của khu vực. Một vẻ đẹp rất giản dị mà nhiều khi chúng ta không để ý tới. Toàn bộ tầm nhìn ngôi nhà hướng vào bức tường cũ cạnh nhà hàng xóm và những mái ngói lô xô trong khu vực. Sự giản dị bên ngoài cũng được lặp lại ở cách bài trí bên trong. Những đồ vật trong nhà không cầu kỳ phô trương nhưng cũng không vì thế mà thiếu đi sự hấp dẫn. Ví dụ như chiếc riđô được đóng vào hoặc mở ra khi cần thiết để che đi không gian làm việc dưới gầm cầu thang. Cái vẻ đẹp giản dị dung hoà giữa trong và ngoài tạo nên một âm hưởng rất nhẹ nhàng và thanh thoát cho ngôi nhà.


Khoảng sân hẹp đã làm cho ánh nắng không truyền trực tiếp vào nhà nhưng cũng vừa đủ để cho con người tiếp xúc được với thiên nhiên.


Bức tường cũ là linh hồn của ngôi nhà. Nó là tấm gương phản chiếu của thiên nhiên và thổi một chất “thơ” vào trong không gian kiến trúc.

Linh hồn chính của ngôi nhà là bức tường cũ, nó được coi như bức tranh duy nhất trong nhà. Vì khoảng cách rất gần nên nó có sự hiện diện rất đặc biệt trong gia đình. Nó như một đồ vật chung sống vui buồn theo năm tháng với những con người ở nơi đây. Nó thể hiện tình cảm thay thiên nhiên, vui khi những tia nắng lung linh chiếu vào và buồn khi những hạt mưa chảy dọc. Nó đã thổi một chất “thơ” vào trong không gian kiến trúc mà chỉ những người châu Á mới cảm nhận được hết giá trị này.


Ngôi nhà tìm đến vẻ đẹp đơn giản nhưng rất trữ tình của khu vực, những bức tường rêu và những mái ngói lô nhô. Cũng như cấu trúc không gian tầng một, phòng ngủ thông liền với phòng tắm ở tầng hai. 


Phòng ngủ ở tầng hai được xây lùi vào để tạo một bancông ngoài trời. Giới hạn giữa trong và ngoài hầu như được xoá bỏ


Phòng làm việc khi được sử dụng, tấm riđô mở ra. Sự bài trí trong nhà rất đơn giản, không gian đẹp mới quyết định kiến trúc đẹp.

  
Ảnh trái: Bancông ở phòng ngủ, nó là không gian bên ngoài nhưng cũng rất kín đáo. Tuy nó không lớn nhưng cũng vừa đủ để cho con người tiếp xúc được với thiên nhiên. / Ảnh phải: Tông màu đỏ được chọn dùng chủ yếu trong nhà.


Phòng làm việc khi không sử dụng, tấm riđô khép lại.


Hình giữa Mặt bằng tầng một. Tuy mảnh đất có chiều rộng 6m và chiều dài 15m nhưng ngôi nhà chỉ xây có 98m2 cho cả hai tầng


Mặt bằng tầng hai. 

Ngày nay ở nước ta có rất nhiều người, cả những nghệ sĩ sáng tác luôn hô hào yêu truyền thống và cứ gồng lên chạy đua sưu tầm những bình cổ hay lọ cổ để bày la liệt trong nhà, rồi tự xưng nhà mình có không gian truyền thống. Đó chỉ đơn thuần là sự trang trí đơn giản chứ kiến trúc hoàn toàn không phải thế. Cái khó trong kiến trúc là phải tìm được cái “hồn” truyền thống của không gian, một thứ rất sâu lắng mà không dễ gì có thể đạt được.

Hai ngôi nhà xây ở đất nước láng giềng Indonesia mang tới cho chúng ta nhiều điều thú vị và bổ ích. Sự thành công trên cả hai lĩnh vực kỹ thuật và nghệ thuật đã mang tới sự nổi tiếng cho hai ngôi nhà vượt qua cả giới hạn quốc gia. Chủ nhân của những tác phẩm này là những kiến trúc sư còn trẻ, nhưng có người đã làm giảng viên tại các trường đại học kiến trúc. Họ là thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết mong muốn đóng góp hơi thở mới cho nền kiến trúc hiện đại nước nhà.

KTS Vũ Hoàng Sơn 

nguồn: KT&ĐS