Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Kinh-nghiem/2008/12/3BA09B53/
Mất chức vì bão tín dụng. Vào vòng lao lý vì bị nghị giao dịch nội gián, trốn thuế, biển thủ công quỹ. Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều CEO thế giới cũng rơi vào cảnh mất việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm vì để công ty làm ăn thua lỗ trong năm tài khóa khóa 2008.
Giám đốc điều hành và giám đốc tài chính của Lehman Brothers bị buộc thôi việc sau chưa đầy 3 ngày khi ngân hàng đầu tư hàng đầu Mỹ công bố khoản lỗ kỷ lục trong quý II, lên tới 2,8 tỷ USD.
Giám đốc điều hành (COO) Joseph M. Gregory từng là cánh tay phải đắc lực của Tổng giám đốc điều hành (CEO) Richard S. Fuld. Còn Giám đốc Tài chính (CFO) Erin Callan được ví như ngôi sao đang lên và là doanh nhân nữ được đánh giá cao ở phố Wall. Sau khi nhậm chức vào tháng 12 năm ngoái, Callan thường xuyên xuất hiện trước công chúng với tư cách là người đại diện của Lehman.
Tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu Lehman mất giá tới hơn 60%, mức giảm lớn nhất trong số các ngân hàng đầu tư đang niêm yết ở Wall Street. Riêng ngày 12/6, cổ phiếu này giảm hơn 4% xuống còn 22,70 USD.
Tập đoàn công nghệ hàng đầu châu Âu, Siemens vừa khởi kiện 11 quan chức trong hội đồng quản trị thời kỳ 2003 - 2006 vì đã bỏ qua những thủ tục chống tham nhũng nghiêm khắc của tập đoàn, làm Siemens thiệt hại hàng triệu đôla và bị hủy hoại tiếng tăm. Đây là lần đầu tiên một công ty Đức đâm đơn kiện các cựu giám đốc điều hành của chính công ty. Các quan chức bị kiện bao gồm cả cựu chủ tịch Klaus Kleinfeld, cựu chủ tịch hội đồng quản trị Heinrich Von Pierer và cựu giám đốc tài chính Heinz-Joachim Neuburger.
Cho đến nay, tập đoàn đã thừa nhận chi khoảng 1,3 tỷ euro (2,1 tỷ USD) vào nhiều quỹ đen dùng để hối lộ các chính phủ và doanh nghiệp đối tác để giành được các hợp đồng đấu thầu và đã đồng ý hồi tháng 10 rằng sẽ trả khoản phạt 201 tỷ euro để chấm dứt một số thủ tục tố tụng pháp lý ở Đức. Sau quá trình điều tra trong nội bộ chính tập đoàn, ban lãnh đạo đã kết luận các cựu quan chức phải chịu phần lớn trách nhiệm vì đã biết các dấu hiệu của quỹ đen này trong nhiều năm nhưng không có những biện pháp thích hợp. Các lãnh đạo cũ của tập đoàn đã không tiến hành điều tra, xem xét những khiếm khuyết của tập đoàn.
Cuộc chiến của 2 anh em tỷ phú
Quan hệ giữa cặp anh em tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani và Anil Ambani ngày càng trở nên căng thẳng. Hai năm trước, Mukesh Ambani và Anil Ambani, những người nắm quyền kiểm soát tập đoàn công nghiệp Reliance, đã cáo buộc nhau lừa dối cổ đông và gây cản trở cho quá trình phân chia hoạt động kinh doanh giữa hai bên.
Mâu thuẫn mới nhất nổ ra vào cuối tháng 9 vừa qua Anil Ambani và anh trai Mukesh liên quan đến thương vụ sáp nhập trị giá 70 tỷ USD giữa Reliance Communications với công ty điện thoại di động MTN của Nam Phi.
Giới quan sát phân tích rằng mấu chốt của mâu thuẫn mới nhất này là vấn đề tài sản và ganh đua vị thế. Theo danh sách tỷ phú thế giới của tạp chí Forbes (Mỹ), Mukesh Ambani hiện là người giàu thứ 6 thế giới và vị trí ngay dưới ông, thứ 7, là em trai Anil Ambani. Tổng giá trị tài sản của Anil là 42 tỷ USD, kém anh trai khoảng 1 tỷ USD. Nếu bán thành công cổ phần của mình trong Reliance Communications cho MTN, Anil sẽ vượt anh trai trong danh sách của Forbes.
Tròn một năm trước, ông già 75 tuổi Sheldon Adelson còn giữ vị trí giàu thứ ba nước Mỹ với gia tài trị giá 36 tỷ USD. Nhưng nay, số tài sản bằng cổ phiếu của tài phiệt casino đã bay hơi 95%. Những ngày này, ông chủ đế chế cờ bạc Las Vegas Sand (LVS) đang đôn đáo tìm nguồn hỗ trợ để giữ cho tập đoàn khỏi nguy cơ sụp đổ.
Mới đây, Las Vegas Sands công bố mạnh tay cắt giảm các hạng mục đầu tư phát triển, thắt chặt nhu cầu sử dụng vốn khoảng 1,8 tỷ USD so với dự kiến và trì hoãn kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng thêm 8 khách sạn ở Macau. Thay vào đó, hãng chỉ tập trung hoàn thành dự án khu nghỉ dưỡng 5 tỷ USD tại Singapore để có thể mở cửa vào cuối năm 2009, và một dự án casino khác ở Pennsylvania.
Giờ đây, tổng số nợ của Las Vegas Sands đã vượt quá con số 10 tỷ USD. Giá cổ phiếu của tập đoàn giảm tới 95% trong suốt năm qua, từ mức đỉnh 148 USD tháng 10 năm ngoái, xuống còn 8 USD. Số cổ phần của Adelson, chiếm 70% vốn của Las Vegas Sands, giờ teo top lại còn 1,5 tỷ USD. Hôm 6/11 vừa qua, công ty cho biết đang có nguy cơ bị ngân hàng siết nợ.
Tài phiệt Trung Quốc vướng vào vòng lao lý
Phất lên nhanh chóng, lọt vào top người giàu nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó nhiều tỷ phú lại nằm trong sổ đen của cảnh sát với tội danh tham nhũng, tội phạm kinh tế.
Người gần đây nhất vừa bị vướng vào vòng lao lý là Wong Kwong Yu, 39 tuổi, Chủ tịch tập đoàn bán lẻ đồ điện tử khổng lồ Gome. Theo vị trí xếp hạng của tạp chí Hurun Report hồi cuối tháng trước, Wong là người giàu nhất Trung Quốc với giá trị tài sản ước khoảng 6,3 tỷ USD. Ông được xem là nhân vật huyền thoại, điển hình của sự vượt khó vươn lên làm giàu.
Theo các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đưa tin, vị tỷ phú này đã bị tạm giam vào cuối tuần trước vì bị tình nghi là có những hành động gian dối trong kinh doanh. Năm 2006, Wong từng bị chính phủ đã sờ gáy vì những hành vi gian lận trong kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm ngoái, Gome thông báo rằng cuộc điều tra đã kết thúc và người sáng lập ra tập đoàn được xử trắng án. Rắc rối gần đây khiến ông trở thành vị tỷ phú tiếp theo bị dính dáng tới pháp luật.
Tỷ phú lắm chiêu bị nghi giao dịch nội gián
Theo lời buộc tội của Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC), tài phiệt Mark Cuban, chủ sở hữu đội bóng rổ lừng danh Dallas Maverricks, đã nắm được thông tin nội bộ và vội bán cổ phiếu nhằm tránh khoản lỗ 750.000 USD.
Vụ mua bán cổ phiếu của Mark Cuban có liên quan tới Mama.com, trang web tìm kiếm được ưa chuộng hàng đầu tại Canada. SEC cho biết, trụ sở của Mama.com đặt tại Quebec mời Cuban vào một ví trí quan trọng vào tháng 6/2004. Đại diện tập đoàn thỏa thuận trước với Cuban phải thật kín đáo trong chuyện này và anh đã chấp thuận. Nhưng Cuban phát hiện sau lời đề nghị đó là những nguy cơ đối với số cổ phiếu Mama mà anh đang nắm giữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét