Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Tham khảo: Ảnh lịch sử VN giá trị- Huế xưa

Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù – bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt – Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây…

Dưới đây là bộ sưu tập những hình ảnh tư liệu về Huế xưa…

Huế nhìn từ trên cao
-
Bản đồ xứ Huế
-
Ngọ Môn
-
Văn Miếu
-
Lăng Khải Định
-
Vua Khải Định
-
Quan trong triều
-
Vua Khải Định đi săn
-
Một số kiến giải về địa danh “Huế”:

Hiện nguồn gốc tên gọi này được một số nhà “Nghiên cứu Huế” kiến giải như sau:

  • Học giả Thái Văn Kiểm kiến giải:
    - Căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và từ điển thì có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa.
    - Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, theo ông, có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc – công thần của nhà Đinh – tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị- vì Hoa và Hóa đọc na ná – nên Hóa phải đổi thành Huế.
  • Kiến giải của Cadière: Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hóa. Huế đã bắt đầu có từ thời Huế-Kim Long với cái tên là Hóa.
  • BS. Nguyễn Hy Vọng sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả của Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa…
  • Nghiêm Đức Thảo, đã có một kiến giải về nguồn gốc của Huế dựa trên bài văn “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” của Lê Thánh Tông. Ông kết luận: phải nói địa danh Huế có trước khi vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497.
  • Nhà nghiên cứu Võ Hương An cho rằng: Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên “chữ” (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn. Quốc ngữ thời A. de Rhodes là loại quốc ngữ chưa định hình… Sự hiện hữu của hai âm “hóa”, “huế” về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (tùy theo cách gọi của dân chúng). Những cái tên Kehue hay Kehǒá ban đầu đó tiếp tục xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (Tây phương), cho đến khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ 18, theo cách của Pháp là Hué

-

Đàn Nam Giao triều Nguyễn,
nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm
-
Từ sáng sớm, lễ đại triều được tổ chức tại điện Thái Hòa
-
Với nghi trượng, cờ quạt trang nghiêm, đoàn Ngự đạo rước Nhà Vua đi qua Ngọ Môn trong tiếng nhạc, tiếng chiêng, tiếng trống vang trời. Về đến Phu văn Lâu, chỉ có đoàn Trung đạo có Ngự liễn tiến vào Nghênh Lương Đình. Vua được rước đến tận bến thuyền, các nghi vệ được thiết tại đây để thực hiện lễ tiễn nhà vua lên Ngự thuyền đi lên đàn tế. Đây cũng chính là con đường đi tế Nam Giao của các vua Nguyễn đầu triều.
-
-
Đoàn nhạc công và vũ
-
Cầu Clémenceau (Trường Tiền) – 1930
-
Chợ Đông Ba – 1927
-
Diễn hành Nam Giao trước Grand Hotel de Hue – 1939
-
Đường đi đến chùa Thiên Mụ – 1929
-
Chùa Thiên Mụ
-
Điện Hòn Chén
-
Đò chiều Điện Hòn Chén
-
Lễ Hội Chầu Văn tại Điện Hòn Chén
-
Nhà ga xe lửa Huế – 1938
-
Thuyền hoa với Hoàng hậu xem đua thuyền trên sông Hương – 1924
-
Xe kéo chờ đón khách du lịch về khách sạn Morin
-
Hoàng Đế Bảo Đại – 1949
-
Vua Bảo Đại bước lên thuyền
-
Vua Bảo Đại tại phòng làm việc
-
Tiền kim loại nhà Nguyễn
-
Hoàng Đế Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương
-
Đức Từ Cung, Hoàng Đế Bảo Đại, Hoàng Hậu Nam Phương, Hoàng Tử Bảo Long
-
Hoàng Hậu Nam Phương, Hoàng Tử Bảo Long, Công Chúa Phương Mai
-
Le Cercle
-
Thuyền trên sông
-
Trường Đồng Khánh ngày xưa
-
Nữ sinh áo tím
-
Nét đẹp hoàng cung
-
Đồ điêu khắc ngày xưa
-
Đại Học Sư Phạm – 1965
-
Bến đò – 1966
-
Huế – 1966
-
Mậu Thân 1968
-
Huế – 1970
-
Phi trường Phú Bài
-
Hồ Sen
-
Đèo Hải Vân
-
Lê Thánh Tôn là vị vua đầu tiên đặt chân đến Đèo Hải Vân năm Canh Dần (1741). Từ trên đỉnh cao nhìn xuôi về phương Nam với đồng ruộng phì nhiêu, non sông ngời sáng, vị minh quân này lúc đó đã tiên liệu được tương lai nên xúc cảm phong cho nơi này là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Đời Nguyễn – vua Minh Mạng đã cho khắc 6 chữ vàng đó lên đá trên Hải Vân quan.
.
(Source: Internet)