Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2008
081130- Phong cảnh đẹp Việt nam
">Coastal town of Quy Nhon- Binh Dinh Province
">Ruined church, Dong Hoi, the regional capital was heavily bombed during the war, 90% of the town was destroyed">4
">Giang Dien waterfall is an urban marvel, located near the city of Bien Hoa, Dong Nai province
">Ghanh Da Dia is the Phu Yen province's tropical version of the Irish Giant's Causeway
">Ghanh Da Dia is the Phu Yen province's tropical version of the Irish Giant's Causeway
">Ghanh Da Dia is the Phu Yen province's tropical version of the Irish Giant's Causeway
">Ghanh Da Dia is the Phu Yen province's tropical version of the Irish Giant's Causeway
">Tram Ton pass, Ha Giang province
nguồn: http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=629023&page=3
Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008
081129- Số nhà, tên đường TP HCM vẫn bí
Có một thời gian, thành phố xuất hiện những cái tên dân dã, khá kỳ lạ như “Đường bên hông trường mầm non”, “Đường dọc kênh Nhiêu Lộc”, “Ven tường rào sân bay”, “Đường ấp chiến lược”…
Sau 10 năm thực hiện Quyết định 1958 của UBND TP HCM về việc cấp và chỉnh sửa số nhà, đến nay thành phố vẫn tồn tại tình trạng số nhà trùng nhau, nhảy số, nhà mặt đường lại mang số hẻm và ngược lại, nhà ở đường này địa chỉ đường khác…Thực trạng này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước và giao dịch của người dân.
Những tên đường… không giống ai
Giải thích về những tồn tại trên, ông Đỗ Phi Hùng, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho rằng, đó là hệ quả của một thời gian dài thành phố trải qua nhiều giai đoạn quản lý với nhiều mô hình khác nhau, đô thị hóa quá nhanh ở các quận, huyện vùng ven. Tại các quận ven, quận mới có những tuyến đường không có tên, người dân gọi theo địa danh cũ, hoặc đánh số nên không thể thực hiện việc cấp hoặc chỉnh sửa số nhà.
Hiện, quận Gò Vấp còn khoảng 26.000 căn nhà chưa được cấp số, chiếm tỷ lệ 26%. Đại diện huyện Bình Chánh cho rằng, do các xã, thị trấn chưa có phần mềm quản lý và cập nhật số nhà, dẫn đến đề xuất trùng số, sai sót.
Một số quận, huyện phản ánh, đội ngũ cán bộ làm công tác cấp số nhà thường xuyên thay đổi và kiêm nhiệm nhiều việc, không có thời gian xác minh để xác nhận hồ sơ, dẫn đến việc cập nhật đánh số nhà thiếu khoa học.
Ông Phan Trọng Hiền, Phó phòng Quản lý di sản văn hóa thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH- TT-DL) cho biết, hiện nay, các quận huyện tự đặt tên đường rất nhiều. Có một thời gian, thành phố xuất hiện những cái tên dân dã, khá kỳ lạ như “Bên hông trường mầm non”, “Đường dọc kênh Nhiêu Lộc”, “Ven tường rào sân bay”, “Đường ấp chiến lược”…
Vẫn chưa hết lộn xộn
So với năm 1999, hiện TP HCM tăng thêm gần 160.000 căn nhà, nâng tổng số nhà lên hơn 1,31 triệu căn, trong đó, tổng số căn nhà phải cấp và chỉnh sửa số là 859.568 căn. Từ năm 1998 đến nay, thành phố cấp và chỉnh sửa số nhà cho 667.516 căn trên tổng số 1.313.370 căn, đạt tỉ lệ 78,8%.
Ông Đỗ Phi Hùng đặt vấn đề: “Vì sao một thập niên thực hiện công tác cấp đổi số nhà theo Quyết định 1958 của UBND TP HCM mà tình trạng số nhà vẫn còn lộn xộn. Từ đây tới năm 2010, chúng ta phải làm gì để chấm dứt tình trạng lộn xộn, thiếu khoa học như hiện nay?”. Câu hỏi đã không được các đại diện địa phương thảo luận như mong muốn.
Việc cấp số nhà càng rắc rối hơn khi thành phố lúng túng không biết phải áp dụng theo quyết định trước đây của UBND TP HCM hay phải thi hành quyết định 05 của Bộ Xây dựng ban hành năm 2006. Vì vậy, Sở Xây dựng đề xuất chỉ thí điểm công tác cấp số nhà gắn với việc đặt, đổi tên đường cho các quận: 12, Bình Tân, Gò Vấp và huyện Bình Chánh.
Với thực trạng này, không biết đến bao giờ, việc cấp số nhà TP HCM mới hết lộn xộn.
Hồ Đăng
nguồn: http://www.baodatviet.vn/Home/So-nha-ten-duong-TP-HCM-van-bi/200811/22649.datviet
TLV: “Tây” quá hóa rối…
Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008
081128- chùa Phật tích (tiếp theo)...Chùa Phật Tích đã tạm ngừng thi công
Thông tin tạm ngừng việc trùng tu ngôi chùa cổ Phật Tích để có những bước xử lý khoa học tiếp theo đúng với các quy định của Luật Di sản đã được PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cố học Việt Nam trả lời chiều 27/11: Chiều 23/11, Đoàn chuyên gia quốc tế đến dự hội thảo "Nhận diện giá trị Hoàng thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh" xuống thăm chùa Phật Tích đã lên tiếng khi việc tu bổ chùa đã xâm hại đến di tích khảo cổ học trong lòng đất. PGS có biết việc này? - Tôi là người tham gia tổ chức hội thảo này, và có cử cán bộ của Viện dẫn đoàn đi tham quan một số di tích tiêu biểu của đất nước như Cổ Loa, Văn Miếu... Các nhà khoa học muốn được thăm những di tích có liên quan đến việc so sánh với HTTL thời Lý, Trần, Lê, nên chùa Phật tích được xây dựng dưới thời Lý thánh Tông 1057 cũng là điểm dừng chân. Khi đoàn khách trở về, một số nhà khoa học trong nước và ngoài nước có hỏi tôi rằng "Hiện nay ở chùa Phật Tích đang có tu sửa, và việc tu sửa đã làm xâm hại di tích khảo cổ học (KCH) dưới lòng đất. Ông có biết gì về việc đó không?". Tôi hoàn toàn không biết gì, nếu biết có tu sửa thì tôi sẽ yêu cầu BTC không đưa đoàn đến đó tham quan, mà sẽ tìm một địa điểm khác như chùa Bà Tấm ở Gia Lâm- Hà Nội hay tháp Long Đọi Sơn (Hà Nam) cũng là những di tích của thời Lý... Là Viện trưởng Viện Khảo cổ học VN, khi nghe tin này ông đã phản ứng như thế nào? Viện có đề xuất gì với các cơ quan có thẩm quyền? - Khi biết tin có một số việc xảy ra ở chùa Phật tích, thực sự tôi rất quan tâm cũng như rất sốt ruột. Chiều 26/11, đang đi dự hội nghị kỷ niệm 700 năm ngày mất của Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Quảng Ninh, tôi đã tranh thủ cùng TS Nguyễn Văn Sơn (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội) đã ghé vào thăm chùa. Tới hiện trường, tôi thấy lòng chùa đã được đào móng và xây dựng những móng nền mới, và đồng thời ở chính giữa lòng chùa thì nền móng của chùa Phật tích xây bằng gạch đã xuất lộ toàn bộ, rất chắc chắn và đẹp, bề dày của tường móng lên tới 2.4m. Điều đó làm tôi suy nghĩ, rằng đúng đây là một tháp rất kiên cố vào thời Lý, và đây có thể chính là dấu vết nền tháp mà KTS Louis Bezacier đã khai quật trước 1945. Tôi cũng liên tưởng tới ghi chép thời đó, rằng tháp cao đến mức đứng ở Thăng Long có thể thấy ngọn tháp. Tại hiện trường, không thấy tiếp tục hoạt động xây dựng. Hỏi thăm một vài cán bộ di tích Bắc Ninh đang có mặt ở đó, được biết cấp trên sau khi có phản hồi dư luận đã biết và kịp thời có những chỉ thị tạm dừng xây dựng. Tôi cũng có liên lạc tại chỗ với các vị có trách nhiệm quản lý ngành văn hóa ở Bắc Ninh, các vị cũng nói hiện nay đã nhận được những chỉ thị từ Bộ VH - TT - DL là sẽ tạm dừng để có những bước xử lý khoa học tiếp theo. Tôi chưa được biết nội dung chính thức của văn bản đó như thế nào, nhưng rõ ràng đó là một quyết định kịp thời và đúng đắn. Qua những người có trách nhiệm với ngành văn hóa ở Bắc Ninh mà tôi có dịp tiếp xúc, tôi nghĩ rằng công việc xử lý tiếp theo chắc chắn sẽ đảm bảo đúng luật Di sản văn hóa. Với những di tích quốc gia, công tác trùng tu bảo tồn phải theo quy trình gì để tránh những câu chuyện đáng tiếc như ở chùa Phật tích? - Theo tôi, tốt nhất là thực hiện thật nghiêm các quy định của Luật Di sản văn hóa của Bộ VH - TT - DL, của Cục Di sản. Viện KCH đang thực hiện các chương trình KCH phục vụ trùng tu ở Nam Định, Đông Triều, Yên Tử (Quảng Ninh), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)... Chi tiết chắc chắn Bộ sẽ có hướng dẫn cho các nơi, nhưng có thể nói nôm na là Bộ VH TT DL luôn yêu cầu trước khi trùng tu những di tích, đặc biệt di tích đã xếp hạng, phải có thám sát, khai quật KCH xem dưới lòng đất có gì không? Rồi quy trình thám sát khai quật cũng phải được tuân thủ: xin giấy phép khai quật, khai quật thám sát, khai quật mở rộng, chụp ảnh, làm hồ sơ khoa học... Nếu như có móng những công trình kiến trúc ở dưới, việc giữ, phát huy hay xây dựng tiếp theo như thế nào phải tính toán hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng, nhiều trường hợp phải có hội thảo nghiên cứu thì mới đề xuất được những bước hợp lý nhất, nhiều trường hợp phải giữ nguyên di tích dưới lòng đất, việc đào móng xây mới không được đụng vào tầng văn hóa. Một ví dụ gần đây nhất là ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), một ngôi chùa nổi tiếng thời Lý, Trần. Trước đây, nhân dân và cán bộ địa phương đã tự nguyện xây dựng ngôi chùa mới trên nền chùa này. Khi Sở VH - TT - DL tỉnh biết, họ đã tự đình chỉ công trình, sau đó Bộ cho phép Viện KCH và tỉnh phối hợp khai quật, hiện nay đã làm xuất lộ móng cũ của chùa, và đang tiến tới nghiên cứu đề xuất các bước tiếp theo. Quy trình đó đã làm rõ giá trị lâu đời của di tích, nhân dân và cán bộ rất hiểu và phấn khởi với công việc khảo cổ ở di tích này. Nhiều người cho rằng chùa Phật tích dù xây từ thời Lý, nhưng đã qua rất nhiều lần trùng tu, lần mới nhất vào những năm cuối thế kỷ trước, nên không còn giá trị nhiều. Với hơn 30 năm nghiên cứu các di tích, ông có thể cho biết về giá trị của chùa Phật tích? Theo chính sử, văn bia, ngôi chùa Phật tích được xây dưới thời Lý Thánh Tông, chính xác hơn theo những viên gạch xây chùa là "Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo" (tương ứng năm 1057), hay "Lý gia đệ tam đế Trương Thánh Gia Khánh thất niên tạo" (năm 1065). Theo sử sách mô tả, ngôi chùa thời Lý đó quy mô rát lớn, kiến trúc rất đẹp. Cho đến tận thế kỷ 18, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án còn mô tả Chùa Phật tích do vua Lý xây dựng cung son điện vẽ san sát ở trong núi. Tấm bia thời Lê ở chùa này cũng mô tả chùa rất hoành tráng. Tuy nhiên, trải qua thời gian cũng như các biến động khách quan, toàn bộ ngôi chùa thời Lý cũng như ngôi chùa trùng tu dưới thời Lê đã bị phá hủy. Rất may là qua thời gian, ngay tại khu di tích này còn giữ được rất nhiều dấu tích của nghệ thuật kiến trúc thời Lý. Đó là những tầng nền được san bạt vào núi rồi xếp đá kè bên ngoài, chứng minh cho quy mô to lớn của chùa xưa. Đặc biệt, pho tượng Phật bằng đá hiện nay còn có cả bệ bát giác trạm rồng và sóng nước là pho tượng đá lớn nhất và đẹp nhất, cổ nhất trong lịch sử tạo tượng Phật VN. Cùng đó còn cả dãy tượng 10 con thú đá cũng là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc rất đẹp và cũng rất hiếm còn lại của thời Lý. Hệ những tháp đá ở vườn tháp cũng là những chứng cứ phản ánh lịch sử tồn tại lâu dài của chùa Phật tích, qua thời Lê, thời Nguyễn. Đó là sơ lược những gì còn lại trên mặt đất. Còn dưới lòng đất, hiện nay KCH chưa có dịp thăm dò ở đây nên không biết rõ sẽ có gì, nhưng theo tài liệu của trường Viễn đông Bác cổ Pháp để lại thì khoảng trước năm 1945, KTS nổi tiếng của Pháp là Louis Bezacier đã tiến hành trùng tu ngôi chùa Phật tích. Trước khi trùng tu, theo yêu cầu của viện Viễn đông bác cổ, ông đã tiến hành khai quật nền chùa, đã phát hiện ra nền của ngôi tháp thời Lý còn nằm nguyên vẹn dưới lòng chùa, cùng rất nhiều di vật tiêu biểu cho nghệ thuật xây chùa Phật Tích, cũng là nghệ thuật xây dựng đặc sắc thời Lý. Theo các tài liệu chúng tôi đọc được, ông đã nghiên cứu, đo vẽ rất cẩn thận, rồi giữ nguyên trạng di tích và lấp đi. Mọi hoạt động trùng tu chỉ diễn ra trên mặt đất nên không đụng gì đến lòng chùa nữa. Giá trị nổi bật của chùa Phật Tích (trước khi phát lộ HTTL) là nguồn tư liệu phong phú, phản ánh nghệ thuật thời Lý giai đoạn giữa TK11, có thể gọi là thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật thời Lý. Do có niên đại chắc chắn nên các di tích, di vật của chùa Phật tích thường được dùng làm mẫu để so sánh với di tích, di vật thời Lý ở các nơi khác. Chẳng hạn ở HTTL, cũng có loại gạch tạo tác năm 1057, 1065, nhiều di vật như rồng uyên ương, cũng có những đặc điểm tương tự như ở chùa Phật tích. Cũng chính vì vậy, di tích được xếp hạng cấp quốc gia rất sớm, luôn là điểm đến tham quan nghiên cứu của giới khoa học và công chúng.
|
081127- Ôi giao thông
">thành 1 nếp văn hóa bao nhiêu năm nay không thay đổi được
">dần dần- thành 1 tập quán xấu
một số tiền không nhỏ dùng để mở rộng trục đường Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu dành đất cho thế này...
một đoạn đường 100m, có khoảng 20 xe thế này
những thói quen bạ đâu làm nấy góp phần không nhỏ làm ...rối tung xã hội.
Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008
081127- khám phá khách sạn 7sao- Dubai
">Hệ thống đài phun nước">Burj al-Arab nằm trên một hòn đảo nhân tạo ngoài biển, cách bờ 280m
">Vào buổi tối, Burj Al-Arab nổi bật giữa biển nhờ hệ thống chiếu sáng hiện đại, long lanh và ấn tượng.
">Hệ thống nhà hàng sang trọng dưới lòng đại dương
">Nhiều khu vực của khách sạn được dát vàng lá 22 carat và 24.000m2 đá cẩm thạch, gồm 30 loại khác nhau
Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008
081126- Hết hồn chùa Phật tích
">Chiếc đầu rồng và hình lá đề bằng đá cực kỳ tinh xảo
">Viên gạch chân tháp có chữ “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”
Đột nhiên nhận được mail của 1 người bạn, thông báo chùa Phật tích bị tang hoang đào bới...
Tan hoang chùa Phật Tích
Một đoàn chuyên gia nghiên cứu khảo cổ học quốc tế đến thăm quan chùa Phật Tích (Bắc Ninh), sững sờ thấy nền chùa cổ đã bị máy xúc san phẳng. Di tích được xếp hạng quốc gia này đang xây mới; hiện vật quý bị vứt ngổn ngang khắp nơi.
Chiều 23/11/2008, đoàn chuyên gia nghiên cứu khảo cổ học quốc tế về Hoàng thành Thăng Long do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức đã đến tham quan nghiên cứu chùa Phật Tích. Đoàn gồm các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Bỉ… có kinh nghiệm về khảo cổ học và bảo tồn bảo tàng quốc tế.
Khi đoàn đến nơi thì di tích được xếp hạng quốc gia này đang ở trong tình trạng tan hoang, khiến các chuyên gia quốc tế vô cùng ngỡ ngàng. Họ tìm hỏi xem có nhà khảo cổ hay bảo tàng nào ở đây không thì không gặp một ai. Chỉ được nghe nói lại là có người của Ban Quản lý di tích tỉnh xuống đào vài hố rồi... về! Nền chùa cổ bị đào phá bằng máy xúc, đang xây mới; hiện vật quý bị vứt ngổn ngang khắp nơi.
Chùa Phật Tích là 1 di tích quý giá của lịch sử kiến trúc Việt Nam, do vua Lý Thánh tông cho xây từ năm 1057. Đây là 1 chứng cứ cho sự phát triển cao của nghệ thuật thời Lý. Nhiều hiện vật phát hiện được ở đây rất giống với các di vật thời Lý ở Hoàng thành Thăng Long.
Các chuyên gia quốc tế đều kinh ngạc về cách ứng xử với 1 di tích lịch sử kiến trúc của quốc gia.
Việc đang tiến hành thi công chùa Phật Tích là vi phạm Luật Di sản (quy định phải có nghiên cứu khảo cổ học thật đầy đủ và kỹ lưỡng rồi mới trùng tu).
Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng UBND, sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh kiểm tra làm rõ. Quan trọng là cần ngăn chặn kịp thời những hành động tàn phá di tích, có biện pháp bảo vệ tức thời các di tích và di vật đã phát lộ.
Theo Vietnamnet
nguồn: http://www.vtc.vn/xahoi/tan-hoang-chua-phat-tich-/198848/index.htm
may mắn là sau đó biết được thực hư câu chuyện bên trong: (hết hồn)
Chùa Phật Tích - Phát lộ móng tháp cổ ngàn năm! “Từ hôm tìm ra chân móng tháp và bao nhiêu hiện vật, tôi cứ mê mẩn ở đó. Đêm nằm cứ chộn rộn không ngủ được…” - Đại đức Thích Đức Thiện, trụ trì chùa Phật Tích (Bắc Ninh) hoan hỉ nói với chúng tôi: “Tôi cũng là người thích nghiên cứu nên hiểu rất rõ giá trị của những phát hiện này, những hiện vật ở đây toàn bằng đá, có khi còn quý hơn cả những hiện vật từng tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long…". Ngọn tháp cổ có thể cao trên 42m… Cách đây hơn một tuần, khi đào móng để xây lại ngôi Tam bảo (thuộc Dự án trùng tu chùa Phật tích) thì Đại Đức Thích Đức Thiện phát hiện ra một dải sỏi, cào nhẹ thì thấy móng gạch, theo đó đào xuống khoảng 3,2m thì phần móng của ngôi tháp cổ thời Lý hoàn toàn lộ ra. Những viên gạch xây tháp được nung lõi cứng như sành, trên viên gạch nào cũng có chữ đề: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (Vua thứ ba đời Lý, năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 xây dựng). Có viên khác thì đề: Chương Thánh Gia Khánh. Đối chiếu với lịch sử thì được biết Long Thụy Thái Bình là niên hiệu của vua Lý Thánh Tông từ năm 1054 đến năm 1058. Đến năm 1059, ngài đổi sang niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh cho đến năm 1065. Long Thụy Thái Bình năm thứ tư tức là năm 1058… Trong cuốn Nghệ thuật Đông Dương của nhà nghiên cứu người Pháp L. Bezacier có một chương về chùa Phật Tích, trong đó có miêu tả cuộc khảo cổ thám sát của ngôi tháp thì đo được chiều ngang phần móng là 8,5m. Căn cứ vào đó Bezacier cho rằng ngọn tháp cao tới 42m. Nhưng phát lộ hiện nay với phần móng của tháp hoàn toàn lộ ra thì nó dài tới 9,1m, chiều dầy 2,4m. Vậy chắc chắn ngọn tháp này có thể còn cao hơn nữa. Trước khi ngọn tháp này đổ vào thời cuối nhà Trần đầu nhà Hồ, thì đó là nơi đặt tượng Phật A Di Đà, pho tượng Phật vào loại đẹp nhất, cổ nhất nước ta hiện còn lưu giữ qua nghìn năm cho đến giờ. Chiếc đầu rồng tinh xảo và những hiện vật quý giá… Phải trải qua vài phút thận trọng trò chuyện, thì Đại đức Thích Đức Thiện mới hoàn toàn cởi mở và mời chúng tôi vào kho để xem những “báu vật” nghìn tuổi vừa đào được. Đó là 2 phù điêu lá đề bằng đá nặng mỗi phiến 40kg có chạm trổ hình rồng chầu (kích cỡ khoảng 40 x40cm) nguyên vẹn 100% và một chiếc đầu rồng đá cực kỳ tinh xảo (khoảng 30x50cm). Đại đức tự hào rằng tất cả hiện vật khai quật ở Hoàng Thành hiếm có chiếc đầu rồng đẹp bằng hiện vật này (ảnh). Khi đào ở xung quanh chân tháp, thì những người đào đã phát hiện ra một mảnh 1/4 đài sen bệ tượng. Theo những nghiên cứu trước đây, thì đó chính là phần úp ngược của đài sen bệ tượng A Di Đà. Điều đó rất quý cho việc khôi phục lại dáng vẻ ban đầu của bệ tượng gồm 5 phần: Đế bát giác, đài sen úp ngược, đầu con sấu đá, đài sen hướng xuôi. Cuối cùng là tượng đặt trên tòa sen. Đại đức Thích Đức Thiện cho biết ông cũng đã làm công văn gửi Sở Văn hóa và Viện bảo tồn để nhân dịp này tu bổ phần bệ pho tượng quý này. Hiện nay đã phát hiện tới gần 200 hiện vật là các phù điêu đá, mảnh vỡ có chạm khắc hoa văn, mà do mới phát hiện, nên chưa tiến hành lau rửa kỹ. Đại đức Thích Đức Thiện đành để tạm vào một cái kho cạnh nhà tổ. Hai phù điêu lá đề và chiếc đầu rồng đá mới chỉ là một phần rất nhỏ của những hiện vật đào được. Đa phần hiện vật của ngôi tháp tìm thấy ở hướng Đông Bắc, đúng với phỏng đoán của các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng tháp bị đổ về phía Đông Bắc. Khi chúng tôi vừa đến, thì cán bộ quản lý di tích trên tỉnh cũng vừa khảo sát ra về, có lẽ là để kiểm tra để lên phương án khai thác và bảo vệ những phát lộ mới trên. Đại đức Thích Đức Thiện cho biết sau khi xây chùa xong sẽ tiến hành lập một bảo tàng để trưng bày những hiện vật nghìn tuổi vừa đào được. |
Vũ Lâm (Theo Thể thao Văn hóa) |
nguồn: http://www.phattuvietnam.net/index.php?nv=News&at=article&sid=4643
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008
081125- Vệ sinh trong nhà phố (công trình của TLV)
thông thóang ở vách vệ sinh
vách vệ sinh nhìn từ cầu thang: kín đáo thông thoáng.
vách kính ngăn 2 không gian- không gian mở
buồng xông khô
ánh sáng từ giếng trời
góc nhìn từ trong ra
với không gian thế này- sao lại phỉa đến resort nhỉ?
diện tích nhỏ gọn nhưng đầy đủ, tiện dụng.